Ấn Độ tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng tài khóa
Trong đó đáng chú ý nhất là thông báo về việc mua chứng khoán chính phủ (G-SECS) lần thứ hai với giá 350 tỷ rupee (4,74 tỷ USD), so với 250 tỷ rupee (3,39 tỷ USD) được mua tại phiên đấu giá đầu tiên - trong khuôn khổ Chương trình Mua lại Chứng khoán Chính phủ (G-SAP) - sẽ được tiến hành vào ngày 20/5/2021.
Điều này đã có tác động ngay lập tức đến thị trường trái phiếu. Trái phiếu chính phủ tăng điểm; giá trái phiếu tăng lên 98,96 rupee và lợi suất trên trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm hai điểm cơ bản xuống 6%.
* Tài trợ trái phiếu
Theo chương trình G-SAP, RBI in tiền và mua chứng khoán chính phủ để giảm sự biến động trên thị trường trái phiếu. Trong quý đầu tiên của năm tài khóa 2021-22 (kết thúc vào cuối tháng 3/2022), RBI cam kết mua chứng khoán chính phủ trị giá 1.000 tỷ rupee.
Với tư cách là cơ quan quản lý nợ cho chính phủ trung ương, RBI quản lý chương trình vay của chính phủ. Sau khi vay 12.800 tỷ rupee trong giai đoạn 2020-21, Chính phủ Ấn Độ dự kiến sẽ vay thêm 12.050 tỷ rupee vào năm 2021-22.
Do đại dịch COVID-19 và nguồn thu thuế chậm lại trong những năm qua, Chính phủ Ấn Độ đã phải đi vay nhiều hơn để trang trải chi tiêu và bù đắp thâm hụt tài khóa. Vấn đề của việc vay nặng lãi này là hệ thống tài chính chỉ có thể cho vay tiền với một giới hạn nhất định.
Khi nhu cầu tiền tệ trên thị trường tăng lên, các nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu bắt đầu yêu cầu một tỷ suất sinh lời cao hơn (thường được gọi là lợi tức đến ngày đáo hạn - YTM) đối với khoản cho vay của họ.
Khi lợi nhuận từ các chứng khoán chính phủ hiện có tăng lên, RBI phải đưa ra mức lãi suất cao hơn đối với các chứng khoán tài chính mới mà ngân hàng này dự định phát hành thay mặt chính phủ để tài trợ cho thâm hụt tài chính.
Chính sách này đẩy hối phiếu có lãi của chính phủ lên cao, điều mà chính phủ đang cố gắng giảm thiểu vì việc trả nợ hiện đang chiếm một phần lớn chi tiêu công. Do đó, thông qua chương trình G-SAP, RBI sẽ in tiền và mua trái phiếu chính phủ để bơm thêm tiền vào hệ thống tài chính và trong quá trình này nhằm đảm bảo rằng lợi suất trên chứng khoán chính phủ sẽ giảm xuống.
Mặc dù thông báo mua trái phiếu chính phủ của RBI đã làm giảm lợi suất, nhưng tác động này có thể chỉ là thoáng qua. Lợi tức trái phiếu doanh nghiệp phản ánh triển vọng lãi suất và rủi ro tiềm ẩn của tổ chức phát hành.
Đường cong lợi suất này có thể đi lên nhờ hiệu ứng của hai đường cong khác; đó là tỷ lệ lây nhiễm dịch COVID-19 và tỷ lệ lạm phát. Thứ nhất, sự bùng phát trở lại của đại dịch COVID-19 đã dẫn đến hàng loạt các đợt đóng cửa và điều này sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp. Thứ hai, áp lực lạm phát gia tăng và điều này có nghĩa là khả năng tỷ lệ lợi tức trái phiếu giảm trở lại là thấp.
* Tài trợ tiền tệ
Xem xét tình hình kinh tế hiện nay ở Ấn Độ, chính phủ nước này cần phải loại bỏ mọi trở ngại trong việc thực hiện một chính sách tài khóa mở rộng. Do đó, Ấn Độ cần phải tìm ra những giải pháp thay thế đối với vấn đề thâm hụt chi tiêu do tài trợ trái phiếu. Một trong những giải pháp là tài trợ tiền tệ.
Điều này liên quan đến việc in tiền thường xuyên của ngân hàng trung ương để tài trợ cho thâm hụt của chính phủ hoặc cung cấp nguồn vốn cho người dân. Đôi khi, vấn đề này cũng có thể liên quan đến việc yêu cầu các ngân hàng tư nhân mua và nắm giữ nợ của chính phủ hoặc cho chính phủ vay trực tiếp.
Theo bài viết, nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh John Maynard Keynes cũng đã từng ủng hộ việc các chính phủ thúc đẩy nhu cầu thông qua in tiền trực tiếp. Ngay cả đối với các nhà kinh tế có tư tưởng ủng hộ tự do thị trường, có rất nhiều người chấp nhận rằng các cơ quan quản lý tiền tệ có hai giải pháp rõ ràng để giải quyết vấn đề tài trợ cho thâm hụt tài khóa: Đó là tài trợ trái phiếu và tài trợ tiền tệ thông qua việc ngân hàng trung ương hay ngân hàng tư nhân mua nợ của chính phủ (tiền tệ hóa).
Một số nhà kinh tế học đầu tiên của Trường phái Chicago bao gồm Irving Fisher, Milton Friedman và Henry Simons lập luận rằng tài trợ tiền tệ cho thâm hụt của chính phủ sẽ tạo ra sự ổn định hơn so với tài trợ trái phiếu.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều người cho rằng việc ngân hàng trung ương tài trợ cho thâm hụt của chính phủ sẽ làm tăng cơ sở tiền tệ, dẫn đến việc nguồn cung tiền có thể gây ra lạm phát và làm suy yếu vị thế độc lập cũng như uy tín của ngân hàng trung ương. Điều này chỉ đúng với nền kinh tế hoạt động hết công suất và toàn dụng.
Trong một nền kinh tế có nguồn lực nhàn rỗi, tài trợ tiền tệ sẽ không dẫn đến lạm phát. Thay vào đó, thâm hụt tài khóa mở rộng - được hỗ trợ bởi tiền của ngân hàng trung ương - sẽ giúp tạo ra nhu cầu bổ sung, từ đó thúc đẩy năng lực sản xuất.
Bài viết cho rằng Chính phủ Ấn Độ cần rút lại Đạo luật Quản lý Ngân sách và Trách nhiệm Tài khóa (FRBMA) năm 2003 - ngoài việc cam kết giảm tỷ lệ thâm hụt tài khóa/GDP xuống 3% hoặc thấp hơn vào năm 2008 - khiến chính phủ bắt buộc phải tài trợ cho thâm hụt tài khóa bằng cách sử dụng các khoản vay công trên thị trường vốn thay vì từ RBI, như thông lệ trước đây.
Nếu FRMBA bị loại bỏ, những khó khăn trong việc quản lý đại dịch ở các bang khác nhau sẽ giảm đáng kể do nguồn tiền được giải phóng để ngăn chặn đại dịch và cứu trợ. Lãi suất trên thị trường đấu giá trái phiếu nhà nước đã tăng đột biến trong thời gian gần đây, tạo áp lực lớn đối với các bang vốn đang gặp khó khăn về tài chính.
Thay vì dựa vào con đường này, RBI nên mua trái phiếu nhà nước với tỷ giá chiết khấu hiện hành. Điều này đang được thực hiện theo nhiều cách khác nhau bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng trung ương Anh (BoE) cũng như một số ngân hàng trung ương ở các nước đang phát triển. Ấn Độ cũng cần phải đi theo con đường tương tự./.
- Từ khóa :
- covid 19
- ấn độ
- khủng hoảng tài khoá ấn độ
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Foxconn giảm hơn 50% công suất sản xuất iPhone 12 tại Ấn Độ
15:47' - 11/05/2021
Theo các nguồn thạo tin, hoạt động sản xuất iPhone 12 tại nhà máy của Foxconn ở Ấn Độ đã sụt giảm tới hơn 50% do nhiều nhân viên bị nhiễm COVID-19 và phải nghỉ làm.
-
Thị trường
Thị trường bán lẻ, tiêu dùng Ấn Độ ảm đạm trong làn sóng dịch COVID-19 mới
07:06' - 11/05/2021
Các tổ hợp thương mại và trung tâm mua sắm trên khắp Ấn Độ đang phải thực hiện một đợt cắt giảm việc làm nữa do bị đóng cửa thường xuyên, trong bối cảnh làn sóng dịch COVID-19 thứ hai bùng phát dữ dội
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đang đối mặt với sức ép ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc vì dịch COVID-19
18:23' - 09/05/2021
Ấn Độ đang đối mặt với sức ép ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc từng được áp dụng trong làn sóng dịch COVID-19 đầu tiên vào năm ngoái, để ứng phó với làn sóng dịch bệnh đang ngày càng xấu đi hiện nay.
-
Doanh nghiệp
Hàng không Ấn Độ đối mặt thách thức lớn do dịch COVID-19
08:16' - 08/05/2021
Các hãng hàng không của Ấn Độ đang chịu sức ép huy động vốn hoặc đối mặt với nguy cơ cắt giảm quy mô hoạt động, hợp nhất hoặc những máy bay bị thu mua lại trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tăng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59'
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump yêu cầu miễn phí lưu thông qua kênh đào Panama, Suez cho tàu Mỹ
13:58'
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi miễn phí lưu thông cho các tàu quân sự và thương mại của Mỹ qua kênh đào Panama và Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang “giảm tốc” trước áp lực thuế quan
13:58'
Tăng trưởng kinh tế Mỹ đang giảm tốc rõ rệt trong những tháng đầu năm 2025, do người tiêu dùng thận trọng và thâm hụt thương mại mở rộng từ làn sóng nhập khẩu trước thuế quan.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
10:43'
Tuần qua có nhiều sự kiện kinh tế nổi bật như: Mỹ áp thuế 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời nhập khẩu; Giám đốc IEA cảnh báo áp lực địa chính trị gia tăng là thách thức với an ninh năng lượng…
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn vẫn bao trùm thương mại toàn cầu
10:13'
Chiến lược thuế quan của ông Trump có thể gây ra những tác động lâu dài, bao gồm xu hướng gia tăng chi phí sinh hoạt và những rủi ro suy thoái kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC và Tổng thống Mỹ nhất trí về kế hoạch hội đàm chính thức
08:48'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí tổ chức cuộc họp chính thức trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
EY: Thuế nhập khẩu 25% có thể khiến chi phí dược phẩm tại Mỹ tăng hơn 50 tỷ USD/năm
19:56' - 26/04/2025
Từ trước đến nay, dược phẩm thường được miễn trừ khỏi các cuộc chiến thương mại vì lo ngại tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông Trump nhiều lần đe dọa áp thuế 25% với thuốc nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore không đạt thoả thuận giảm thuế với Mỹ
19:34' - 26/04/2025
Mỹ sẽ không giảm 10% thuế quan cho hàng nhập khẩu từ Singapore nhưng hai nước nhất trí sẽ tăng cường quan hệ kinh tế một cách tích cực và tiếp tục thảo luận về các cách thức hợp tác.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump bảo vệ chính sách thuế quan và trục xuất người nhập cư trái phép
19:19' - 26/04/2025
Về vấn đề nhập cư và an ninh nội địa, ông Trump khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, đặc biệt là tội phạm.