An Giang thúc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư công
Từ nay đến cuối tháng 1/2021 phải họp giao ban hằng tuần, kiểm tra, bám sát nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công của từng đơn vị, địa phương; quy trách nhiệm nếu chậm trễ trong giải ngân; xử lý kịp thời hành vi, cơ quan tổ chức, cá nhân gây cản trở, chậm trễ giải ngân đầu tư công; gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả giải ngân.
Cùng với việc đôn đốc các nhà thầu bố trí đầy đủ nhân công, vật tư, máy móc thiết bị, khuyến khích làm thêm giờ để đẩy nhanh tiến độ thi công, tại các dự án có khả năng hoàn thành trong năm 2020 phải tập trung hoàn thành hạng mục công trình, nghiệm thu và thanh quyết toán, không để dồn lại cuối năm.Đối với các dự án chuyển tiếp hoàn thành sau năm 2020, đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, tập trung hoàn thiện thủ tục pháp lý, nghiệm thu khối lượng để đủ điều kiện thanh toán cho nhà thầu. Với dự án khởi công mới, khẩn trương lập hồ sơ thiết kế và dự toán, phê duyệt, lựa chọn nhà thầu để sớm triển khai thi công.
Năm 2020 là năm cuối kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020, áp lực giải ngân vốn rất lớn, nếu giải ngân đạt kết hoạch được giao thì sẽ tạo tiền đề để tiếp tục thực hiện hoàn thành kế hoạch đầu tư công giai đoạn tiếp theo 2021 – 2025.
Ngay từ đầu năm, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp quyết liệt, đồng bộ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy và tạo chuyển biến tích cực trong giải ngân vốn đầu tư năm 2020 trên địa bàn.
Đại dịch COVID-19 khiến các chỉ tiêu kinh tế của địa phương sụt giảm ở tất cả các khu vực. Tuy nhiên, nếu đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công sẽ góp phần kích cầu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, thu nhập cho người lao động.
Tính đến cuối tháng 11/2020, kết quả giải ngân vốn đầu tư công của An Giang vẫn thấp so với kỳ vọng, chỉ đạt khoảng 3.750 tỷ đồng, bằng 77,66% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và 66,35% kế hoạch HÐND tỉnh giao; trong đó, vốn ngân sách địa phương giải ngân được hơn 2.710 tỷ đồng, đạt 67,63% kế hoạch và vốn ngân sách Trung ương giải ngân trên 1.000 tỷ đồng, tương đương 63,22% kế hoạch.
Trong tổng số 58 chủ đầu tư có sử dụng kế hoạch vốn năm 2020 bao gồm kế hoạch vốn năm 2018, 2019 kéo dài sang năm 2020 có 34 chủ đầu tư giải ngân cao hơn bình quân chung của tỉnh 66,68% gồm: 26 sở, ban, ngành cấp tỉnh và 8 huyện, thị, thành; 24 chủ đầu tư giải ngân thấp hơn bình quân chung của tỉnh gồm 21 sở, ban, ngành cấp tỉnh và 3 huyện.
Theo UBND tỉnh An Giang, giá trị giải ngân chậm do một số tồn tại, hạn chế trong việc khai thực hiện các dự án chưa được khắc phục triệt để, kéo dài.
Cụ thể, về thủ tục đầu tư, lựa chọn nhà thầu, thi công, hồ sơ thanh toán vốn chậm; giải phóng mặt bằng chưa phối hợp chặt chẽ và hiệu quả; lập kế hoạch vốn chưa sát với nhu cầu thực tế. Đặc biệt, các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi phải kéo dài thời gian thực hiện, số vốn chưa giải ngân lớn, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chung của toàn tỉnh.
Ước tính, năm 2020, giá trị giải ngân của An Giang đạt khoảng 4.200 tỷ đồng, bằng 87,04% theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và 74,36% kế hoạch HĐND tỉnh giao. Phải đến cuối tháng 1/2021, giá trị giải ngân mới tăng lên thành hơn 5.000 tỷ đồng, đạt 105,36% kế hoạch Chính phủ giao và 90,01% kế hoạch HĐND tỉnh giao.
Hiện thời điểm niên độ giải ngân các kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 đã gần kết thúc, trong khi số kế hoạch vốn chưa được giải ngân của An Giang còn lại vẫn tương đối lớn, khoảng 2.200 tỷ đồng.
Ông Võ Chí Trung - Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cho biết, Sở đang đề nghị các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, nhà thầu thi công và các đơn vị có liên quan nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, chủ động theo dõi, tập trung đôn đốc việc thực hiện, giải ngân dự án.
Trường hợp không hoàn thành kế hoạch giải ngân thì kiểm điểm trách nhiệm tập thể, người đứng đầu, cá nhân liên quan; không xét thi đua khen thưởng, hoàn thành tốt nhiệm vụ đối với người đứng đầu, chủ đầu tư và cá nhân liên quan nếu không có lý do chính đáng, thuyết phục - ông Trung chia sẻ.
UBND tỉnh đã yêu cầu lãnh đạo của 24 chủ đầu tư giải ngân thấp hơn bình quân chung của địa phương chấn chỉnh, rà soát, có giải pháp cụ thể để khắc phục, xử lý ngay những vướng mắc, nhằm đẩy nhanh tốc độ trong thời gian còn lại; đặc biệt là các chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 60%.
Đối với các chủ đầu tư xây dựng, UBND tỉnh cũng yêu cầu rà soát, xác định rõ những tồn tại, yếu kém từng khâu từ quản lý, điều hành đến tổ chức thực hiện của từng dự án, công trình để xây dựng tiến độ chi tiết từ nay đến hết tháng 1/2021, không để chậm những việc thuộc thẩm quyền được giao./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thái Nguyên phân bổ hơn 4.800 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2021
16:24' - 14/12/2020
Trong thực hiện đầu tư công năm 2021, tỉnh Thái Nguyên yêu cầu các địa phương, các chủ đầu tư thực hiện đúng nguyên tắc, mục tiêu, định hướng phát triển chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm.
-
Tài chính
Giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài tại địa phương đã tăng
19:24' - 07/12/2020
Tính đến hết ngày 30/11, tình hình giải ngân nguồn đầu tư công của ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương đạt tỷ lệ 41% so với dự toán (điều chỉnh).
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công: Kinh nghiệm sử dụng vốn ở Hưng Yên
15:39' - 04/12/2020
Phân bổ nguồn vốn đúng mục tiêu, kịp thời bố trí vốn đẩy nhanh tiến độ các dự án, hoàn thành dứt điểm nợ xây dựng cơ bản...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Thuận tìm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ thanh long
20:32'
Sở Công Thương Bình Thuận sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long tham gia Hội chợ triển lãm chuyên ngành trái cây trong và ngoài nước để tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị Australia mở cửa thị trường hơn nữa cho nông sản Việt Nam
19:29'
Ngày 21/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã điện đàm với Thủ tướng Australia Scott Morrison để trao đổi về quan hệ song phương và các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Báo Nhật Bản: Việt Nam nắm bắt được cơ hội kinh tế lớn nhất trong nhiều thập kỷ
18:24'
Báo điện tử Nikkei của Nhật Bản ngày 20/1 có bài đánh giá về câu chuyện bứt phá ngoạn mục của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 hoành hành trên toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu hút 550 triệu USD đầu tư vào khu công nghiệp
17:01'
Năm 2021, Tp. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút 550 triệu USD vốn đầu tư vào các khu chế xuất và công nghiệp thành phố, tập trung ở 4 ngành công nghiệp trọng yếu và công nghiệp hỗ trợ.
-
Kinh tế Việt Nam
Cải tiến chất lượng hàng hóa để thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng
16:58'
Tăng trưởng xuất khẩu cao còn tạo hiệu ứng “lan tỏa”, thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm, tiêu thụ hàng hóa cho nông dân và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII: Sớm hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông
16:39'
Trong điều kiện nguồn vốn có hạn, Bộ Giao thông Vận tải sẽ ưu tiên chọn ra một số dự án trọng điểm cấp bách triển khai trong nhiệm kỳ 2021 - 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Sàn thương mại điện tử hàng Việt Nam chất lượng cao sẽ là địa chỉ mua sắm online uy tín
16:09'
Ngày 21/1, tại Tp. Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp cùng Liên minh chuyển đổi số DTS đã công bố ra mắt sàn thương mại điện tử hàng Việt Nam chất lượng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh nghiệm về giải phóng mặt bằng và chuyển đổi đất rừng các dự án truyền tải
15:37'
Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung cho biết, việc bồi thường giải phóng mặt bằng và các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải rất phức tạp.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiềm năng lớn để phát triển quan hệ thương mại-đầu tư giữa Việt Nam và Canada
15:36'
Việt Nam và Canada đã xây dựng nền tảng vững chắc cho mối quan hệ đối tác kinh tế, trong bối cảnh cả hai nước đều là thành viên của CPTPP.