An ninh lương thực - cuộc khủng hoảng nối dài - Bài 3: Tạo giá trị từ liên kết chuỗi
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang giữ vai trò chủ đạo trong sản xuất đảm bảo an ninh lương và xuất khẩu gạo cho cả nước. Khu vực này cũng đang từng bước hoàn thiện chuỗi giá trị để giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị hạt gạo, mang đến lợi nhuận ngày càng lớn cho người nông dân.
Hoàn thiện chuỗi giá trịCông ty CP Tập đoàn Lộc Trời vừa qua đã thành lập 2 công ty thành viên ký kết mua bán - tài trợ sản xuất 2 triệu tấn lúa trị giá hơn 12.000 tỷ đồng trong năm 2022 với các công ty, đại lý nông sản, các ngân hàng. Theo đó, các đối tác tham gia tổ chức sản xuất quy mô lớn trên nền tảng ứng dụng quy trình sản xuất khoa học, giảm lượng giống sử dụng, giảm phân bón - thuốc, quản lý tốt tài nguyên nước. Từ đó giảm giá thành, tăng chất lượng, tăng lợi nhuận cho cả nông dân và doanh nghiệp. Trong khi đó, Công ty CP Tập đoàn Tân Long và 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang ký liên kết tạo vùng nguyên liệu lúa với diện tích 60.000 ha.Ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Tân Long cho biết, theo bản thỏa thuận, các bên thống nhất xây dựng vùng nguyên liệu lúa theo mô hình hợp tác xã kiểu mới, xây dựng thương hiệu gạo quốc gia và tham gia thị trường lúa gạo thế giới.
Cụ thể, công ty xây dựng vùng nguyên liệu lúa theo hướng liên kết chuỗi giá trị, vừa giúp nông dân gia tăng lợi nhuận nhờ giảm chi phí đầu vào khi canh tác trên cánh đồng lớn, có giống tốt, tăng năng suất, vừa giúp doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.Tập đoàn Tân Long đã đầu tư Nhà máy gạo Hạnh Phúc có quy mô lớn nhất châu Á và ứng dụng công nghệ 4.0 vào canh tác lúa nhằm tạo ra cánh đồng thông minh.
Theo ông Trương Sỹ Bá, kế hoạch này được đánh giá là cơ hội thuận lợi giúp người trồng lúa đảm bảo được đầu ra nhờ cơ chế nông dân canh tác theo đơn đặt hàng và định hướng thị trường từ doanh nghiệp; giảm chi phí vật tư nông nghiệp đầu vào qua ứng dụng đồng bộ công nghệ - khoa học kỹ thuật. Đặc biệt mô hình này tạo nên những cánh đồng thông minh và sản phẩm lúa gạo đạt chất lượng tốt nhất nhờ hệ thống xử lý sau thu hoạch hiện đại.
Nhưng quan trọng hơn cả là đảm bảo đầu ra cho người trồng lúa bằng chính sách bao tiêu theo cơ chế “đặt hàng” và định hướng thị trường của doanh nghiệp. Trong đó, ưu tiên sản xuất theo hướng an toàn với các giống chất lượng cao trong nước để xây dựng, thực hiện truy suất nguồn gốc và số hoá cơ sở dữ liệu đồng ruộng. Chính những hoạch định cụ thể này đã tạo cho nhiều người kỳ vọng về sự phát triển bền vững cho ngành hàng lúa Việt trong tương lai không xa. Nâng cao quy trình sản xuấtGần 3 năm nay, gia đình anh Dương Văn Tuyên, xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang tham gia vào Hợp tác xã Nông nghiệp Sơn Hòa, xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang để liên kết sản xuất với Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời theo tiêu chuẩn xuất khẩu và đã được cấp mã số vùng trồng. Phía doanh nghiệp cam kết bao lợi nhuận cho nông dân. Anh Tuyên cho biết, vụ lúa Đông Xuân 2021-2022, gia đình anh trồng 9 ha giống lúa Lộc Trời 28, năng xuất đạt gần 6,8 tấn/ha và được Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời thu mua với giá 7.000 đồng/kg. So với năm ngoái, mỗi ha lúa năm nay thu lãi khoảng 10 triệu đồng, giảm 50% so với năm ngoái do chi phí sản xuất tăng.Theo anh Tuyên, gia đình làm theo mô hình lúa xuất khẩu sang châu Âu được 5 vụ, nên đã quen và không đến nỗi khó, chủ yếu là tuân thủ quy chuẩn và tránh sử dụng những chất cấm khi trồng. Đặc biệt, nông dân khi làm theo mô hình này sẽ được các doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu nên yên tâm sản xuất, không lo đầu ra bị ế ẩm, mất giá.
“Nhiều hộ nông dân khác trong vùng không tham gia liên kết và được doanh nghiệp bao tiêu nên vụ lúa Đông Xuân này chỉ hòa vốn hoặc lỗ vì giá vật tư nông nghiệp tăng cao, cộng thêm lúa trổ đúng đợt rầy nâu bùng phát nên năng suất giảm sâu”, anh Tuyên cho biết. Ông Phan Thành Bắc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã Nông nghiệp Sơn Hòa, xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang cho biết, hợp tác xã có hơn 600 ha lúa liên kết với Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời được cấp mã số vùng trồng; trong đó có 60% diện tích trồng giống lúa Lộc Trời 28, diện tích còn lại là giống lúa OM18, Đài Thơm 8. Tất cả giống lúa này đều được Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời bao tiêu, để xuất đi châu Âu và Mỹ. Năm nay, năng suất vụ lúa Đông Xuân đạt hơn 6 tấn/ha với giá bán 7.000 đồng/kg, tính ra nông dân cũng có lời nhưng không được nhiều do giá vật tư nông nghiệp, công thu hoạch tăng… Ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời, cho biết: Hiện nay, nông dân chưa thể tuân thủ đủ yêu cầu và những nông dân có thể sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu lại chưa đạt được sản lượng để bán, nên không phải tập đoàn hoặc Việt Nam không bán được gạo vào châu Âu mà do nông dân chưa đủ năng lực để sản xuất. Để mở rộng diện tích, đầu tiên nông dân phải quen với quy trình và phải tuân thủ quy trình. Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời cũng đã thu mua lúa đạt chuẩn châu Âu cao hơn lúa thường để làm động lực cho nông dân. Tuy nhiên, không phải nông dân nào cũng đủ tay nghề để làm việc này. Cũng theo ông Nguyễn Duy Thuận, khi có mã số vùng trồng, mô hình, đơn hàng thì lúc đó sẽ thuyết phục nông dân sản xuất theo từng khu vực để xuất khẩu sang các thị trường khác nhau như châu Âu, Mỹ hay Nhật Bản… Mỗi thị trường có một quy chuẩn và ruộng đó phải tuân thủ quy chuẩn đó liên tục thì mới càng ngày càng tăng điểm. Khi đạt thang điểm ở một mức nào đó, ruộng lúa ở khu vực đó, mã số đó sẽ đương nhiên vào châu Âu mà không phải kiểm định. Tuy nhiên, để trồng lúa thu được hiệu quả cao phải xét đến yếu tố năng suất lao động. Ông Thuận phân tích, hiện nay, tại Đồng bằng sông Cửu Long đạt gần 100% cơ giới hóa. Đó là điều kiện cần để có thể sản xuất lớn. Tuy nhiên, điều kiện đủ để có thể phát huy hiệu quả đầu tư và cơ giới hóa đó là cơ giới hóa đồng bộ sẽ giúp tăng năng suất của lao động nông nghiệp tại khu vực này. “Theo tính toán của chúng tôi, nếu như cơ giới hóa đồng bộ thì năng suất lao động nông nghiệp sẽ tăng lên từ 7-10 lần, là cơ sở để giảm giá thành, không ảnh hưởng đến lợi nhuận của bà con”, ông Thuận cho biết thêm. Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, cho biết, doanh nghiệp muốn liên kết với nông dân để xây dựng, phát triển mô hình cánh đồng lớn cần có vốn để xây nhà máy sấy lúa, sấy lúa rồi phải có nơi chứa, đặc biệt doanh nghiệp khi bao tiêu toàn bộ lúa cho nông dân phải thanh toán tiền cho nông dân ngay sau thu hoạch, cần số vốn rất lớn. Do đó, Chính phủ và các cấp thẩm quyền Trung ương, địa phương cần quan tâm và có giải pháp gỡ khó về vốn để doanh nghiệp kịp thời vay được vốn khi làm dự án cánh đồng lớn./. Xem thêm:An ninh lương thực - cuộc khủng hoảng nối dài - Bài 1: Cú "knock-out" địa chính trị
An ninh lương thực - cuộc khủng hoảng nối dài - Bài 2: “Liều thuốc đặc trị” qua góc nhìn chuyên gia
An ninh lương thực - cuộc khủng hoảng nối dài - Bài cuối: Để "quả cầu tuyết" ngừng lăn
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
An ninh lương thực - cuộc khủng hoảng nối dài - Bài cuối: Để "quả cầu tuyết" ngừng lăn
09:17' - 01/05/2022
"Quả cầu tuyết" là một khái niệm được dùng để chỉ cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
An ninh lương thực - cuộc khủng hoảng nối dài - Bài 3: Tạo giá trị từ liên kết chuỗi
08:52' - 01/05/2022
Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang từng bước hoàn thiện chuỗi giá trị để giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá trị hạt gạo, mang đến lợi nhuận ngày càng lớn cho người nông dân.
-
Kinh tế Thế giới
An ninh lương thực - cuộc khủng hoảng nối dài - Bài 2: “Liều thuốc đặc trị” qua góc nhìn chuyên gia
07:01' - 01/05/2022
Theo tính toán của FAO, giá lương thực có thể tăng thêm 20% trên toàn thế giới và người dân ở Tây Phi - vốn đang trong tình trạng khan hiếm lương thực - khó có thể kham nổi sự leo giá này.
-
Kinh tế Thế giới
An ninh lương thực - cuộc khủng hoảng nối dài - Bài 1: Cú "knock-out" địa chính trị
07:00' - 01/05/2022
Số liệu do FAO công bố cho thấy giá lương thực thế giới trong tháng 3/2022 đã tăng gần 13%, lên mức cao kỷ lục mới, do xung đột Nga-Ukraine làm xáo trộn thị trường ngũ cốc và dầu ăn.
-
Phân tích - Dự báo
Liệu khủng hoảng lương thực thế giới có tác động đến Nga?
06:30' - 01/05/2022
Xung đột ở Ukraine làm giảm tiềm năng xuất khẩu của Nga trong niên vụ 2021-2022 và tiềm năng thu hoạch trong niên vụ 2022-2023.
-
Phân tích - Dự báo
Thiếu dầu ăn làm trầm trọng cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu
05:30' - 29/04/2022
Nguồn cung dầu ăn của thế giới, vốn đã bị thắt chặt bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine, đang ngày càng đối mặt với nguy cơ suy giảm lớn hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kênh đầu tư nào đang hút dòng tiền những tháng cuối năm?
20:05'
Nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh lãi suất tiền gửi tại các kỳ hạn, tạo sức hút lớn cho kênh tiết kiệm. Vậy vàng và chứng khoán có phải là kênh thu hút đầu tư những tháng cuối năm?
-
Kinh tế Việt Nam
Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La
19:48'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2021 – 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng kinh tế xanh để bước nhanh vào kỷ nguyên mới
19:47'
Các tỉnh Đông Nam bộ đang tích cực điều chỉnh chiến lược phát triển công nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài để hướng đến tăng trưởng xanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất xây dựng giải pháp cụ thể khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ
17:16'
Ngày 17/11, tại Vĩnh Long, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức hội thảo “Vai trò của phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp xanh bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Không thể nhìn nhận cơ học “tăng thuế là tăng giá" khi áp thuế VAT với phân bón
16:02'
Việc làm rõ các tác động của việc áp thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) với phân bón tiếp tục thu hút nhiều ý kiến khác nhau của các đại biểu quốc hội và các chuyên gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Thụy Sỹ tài trợ trên 3,3 triệu USD thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
15:53'
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa tiếp nhận 3.346.009 USD do Thụy Sỹ tài trợ nhằm thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong các khu công nghiệp tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo xuất khẩu cá tra năm 2024 đạt 2 tỷ USD
15:51'
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 720 tỷ đồng xây dựng nhà ga hàng hóa sân bay Cát Bi
15:50'
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa khởi công dự án xây dựng nhà ga hàng hóa tại cảng hàng không này và dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác vào tháng 1/2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Cần Thơ không làm nhiệm vụ sân bay dự bị trong thời gian kiểm định
15:26'
Cục Hàng không Việt Nam chấp thuận không làm sân bay dự bị tại Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ trong thời gian kiểm định, đánh giá và lập quy trình bảo trì đường cất hạ cánh, đường lăn của cảng.