Anh đề xuất dự luật chống tiền “bẩn”
Ước tính của Cơ quan Tội phạm quốc gia Anh (NCA) cho thấy mỗi năm có khoảng 100 tỷ bảng được chuyển qua Vương quốc Anh bất hợp pháp.
Dự luật đưa ra quy định bắt buộc đăng ký đối với các thực thể ở nước ngoài, tập trung vào những chủ sở hữu cuối cùng của các công ty nước ngoài kiểm soát tài sản và đất đai ở Anh.
Theo dự luật, người nước ngoài sở hữu bất động sản ở Anh ẩn danh sẽ phải khai báo danh tính nhằm đảm bảo tội phạm không thể lẩn trốn sau chuỗi các công ty vỏ bọc. Những người nắm giữ tài sản ở Anh thông qua quỹ tín thác sẽ nằm trong đối tượng điều chỉnh của dự luật.
Chính phủ cho biết những người không khai báo chủ sở hữu sẽ bị hạn chế bán tài sản ở Anh và có thể chịu hình phạt đến 5 năm tù.
Dự luật cũng bao gồm các biện pháp nhằm tăng cường hệ thống “lệnh đối với tài sản không được giải trình nguồn gốc” (UWO), theo đó nhà chức trách có thể yêu cầu chủ sở hữu khai báo nguồn gốc tài sản của mình. Tài sản này có thể bị tịch thu nếu chủ sở hữu không chứng minh được nguồn gốc hợp pháp.
Dự luật cũng bao gồm các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tài chính đối với các cơ quan thực thi pháp luật khi theo đuổi các vụ việc UWO bằng cách áp mức trần chi phí cho các vụ việc không thành công của các cơ quan chức năng, vốn là một nguyên nhân khiến các cơ quan chức năng không nhiệt tình theo đuổi các vụ UWO kể khi hệ thống này được áp dụng vào năm 2018. Dự luật cũng cho phép các cơ quan chức năng có thêm thời gian để đánh giá tài liệu được cung cấp trong một vụ UWO.
Chính phủ cũng dự kiến sẽ công bố sách trắng, đưa ra các đề xuất trung hạn để cải cách thủ tục của Cơ quan đăng ký doanh nghiệp, theo đó người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải cung cấp thông tin chi tiết hơn về danh tính. Các cải cách về thủ tục sẽ bao gồm quy trình nộp hồ sơ số hóa cho các công ty nhỏ.
Điều này sẽ cho phép chính phủ có quyền lực lớn hơn trong việc thu giữ tài sản tiền điện tử để ứng phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ việc sử dụng tiền trực tuyến để rửa tiền.
Về phần mình, Bộ Tài chính Anh sẽ đẩy mạnh việc thực thi các hình phạt bằng cách áp dụng trên phạm vi rộng biện pháp "kiểm tra trách nhiệm dân sự nghiêm ngặt" đối với các hình phạt bằng tiền.
Hiện tại, các công ty chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu biết hoặc có "lý do hợp lý để nghi ngờ" rằng các hình phạt đang bị vi phạm.
Động thái này sẽ giúp Văn phòng Thực thi hình phạt tài chính (OFSI) dễ dàng áp đặt các khoản tiền phạt lớn. Kể từ khi được thành lập vào năm 2016, OFSI mới chỉ ban hành 6 khoản tiền phạt.
Dự luật nhằm kiểm soát tiền bẩn được đề xuất lần đầu tiên ở Anh vào năm 2018, nhưng sau đó đã bị đình lại trước sự thất vọng của các nhà vận động chống tham nhũng./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Các ngân hàng Anh đặt cuộc chiến chống "tiền bẩn" lên ưu tiên hàng đầu
18:42' - 22/09/2020
Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) Sam Woods cho biết các ngân hàng của Anh phải đặt cuộc chiến chống "tiền bẩn" lên ưu tiên hàng đầu hoặc có nguy cơ đối mặt với các khoản phạt nặng hơn.
-
Ngân hàng
Chính phủ Anh triển khai các biện pháp mạnh mẽ chống "tiền bẩn"
18:52' - 21/09/2020
Ngày 21/9, Chính phủ Anh tuyên bố đã triển khai những biện pháp mạnh mẽ chống lại nạn giao dịch "tiền bẩn" trong những năm gần đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Hà Nội triệt phá đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn "khí cười"
21:54'
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
-
Kinh tế và pháp luật
Xử phạt 3 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện tử
21:03'
Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia vừa ban hành các Quyết định xử lý vụ việc vi phạm pháp luật về cạnh tranh với 3 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực điện tử.
-
Kinh tế và pháp luật
Số vụ lừa đảo ở Australia cao kỷ lục
07:00'
Phóng viên TTXVN tại Sydney dẫn báo cáo thường niên mới nhất của Cơ quan Khiếu nại Tài chính Australia (AFCA) cho biết số vụ lừa đảo ở quốc gia châu Đại Dương này đã lên mức cao kỷ lục.
-
Kinh tế và pháp luật
"Gã khổng lồ" dược phẩm gặp rắc rối tại châu Âu
07:00' - 22/11/2024
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn thông cáo từ EC cho biết, Teva đã "phát tán thông tin sai lệch một cách có hệ thống" về các sản phẩm cạnh tranh nhằm cản trở sự xuất hiện của chúng trên thị trường.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử sơ thẩm vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội bị truy tố
20:55' - 21/11/2024
Ngày 21/11, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil).
-
Kinh tế và pháp luật
Kỷ luật nhiều cán bộ Sở Nội vụ Gia Lai
10:57' - 21/11/2024
Tỉnh ủy Gia Lai ban hành quyết định kỷ luật ông Nguyễn Đình Tiến (Giám đốc Sở Nội vụ) bằng hình thức khiển trách.
-
Kinh tế và pháp luật
18 năm tù cho nhà sáng lập quỹ đầu tư Archegos vì gian lận tài chính
09:53' - 21/11/2024
Ngày 20/11, tòa án New York, Mỹ đã kết án 18 năm tù cho nhà sáng lập quỹ đầu tư Archegos, Bill Hwang vì gian lận tài chính liên quan đến vụ sụp đổ quỹ này vào năm 2021, gây thiệt hại hàng tỷ USD.
-
Kinh tế và pháp luật
Dự án trường học có cần giấy phép môi trường?
07:00' - 21/11/2024
Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường phải bảo đảm đáp ứng đồng thời quy định tại Khoản 8 Điều 3 và Khoản 1 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường.
-
Kinh tế và pháp luật
Xét xử vụ án Xuyên Việt Oil: Mai Thị Hồng Hạnh được xác định là chủ mưu
21:12' - 20/11/2024
Trong vụ án này, bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil) được xác định có vai trò cầm đầu, chủ mưu.