Ảnh hưởng từ xu hướng giảm giá của đồng yen Nhật Bản
Theo báo Asahi của Nhật Bản, xu hướng giảm giá của đồng yen vẫn chưa dừng lại khi Mỹ liên tục nâng lãi suất trong khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng.
Ngày 6/9, tỷ giá đồng yen đã rơi xuống mức kỷ lục trong vòng 24 năm qua là 142 yen đổi 1 USD. Đến sáng ngày 7/9, đồng nội tệ "xứ hoa anh đào" tiếp tục giảm xuống mức 143,65 yen đổi lấy 1 USD.
Các chuyên gia đã lên tiếng quan ngại về sự sụt giảm của kinh tế Nhật Bản khi đồng yen không chỉ giảm giá so với USD mà còn giảm giá đối với đồng tiền của các nước đang phát triển, thậm chí cả đồng ruble của Nga vốn đang là "nạn nhân" của các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh mẽ từ Mỹ và châu Âu.Nguyên nhân khiến đồng yen sụt giá xuống mức thấp kỷ lục đó là sự chênh lệnh lãi suất khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục tăng lãi suất thời gian qua. Vào thời điểm cuối tháng 8/2022, quan chức của Fed đã liên tục thể hiện quan điểm sẽ ưu tiên nâng lãi suất để đối phó với lạm phát trong thời gian tớ.Điều này làm gia tăng quan điểm rằng khoảng cách về lãi suất giữa ở hai nền kinh tế sẽ được nới rộng, bởi BoJ vẫn đang thể hiện quan điểm tiếp tục áp mức lãi suất thấp để thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ. Xu hướng bán yen và mua vào USD đã gia tăng và đến ngày 1/9, tỷ giá đồng yen đã giảm xuống mức 140 yen đổi 1 USD.Chuyên gia Ueno Tsuoshi của Trung tâm nghiên cứu cơ bản Nissei, cho rằng tùy thuộc vào xu hướng vật giá tại Mỹ và chính sách tài chính của Mỹ và Nhật Bản, đồng yen có khả năng sẽ giảm xuống mức 145 yen đổi lấy 1 USD. Điểm đáng chú ý được các chuyên gia chỉ ra trong xu hướng giảm giá của đồng yen hiện nay đó là tỷ giá của đồng yen đối với các ngoại tệ khác ngoài đồng USD.Tính từ đầu năm 2022 đến ngày 5/9, tỷ lệ giảm giá tiền tệ của các quốc gia trên thế giới so với đồng USD là euro (14%), bảng Anh (17%), nhân dân tệ (10%), trong khi đồng yen của Nhật Bản giảm tới 22%, mức giảm cao nhất trong số các nước phát triển. Không chỉ giảm giá so với đồng USD, đồng yen còn giảm giá so với đồng tiền của các quốc gia đang phát triển như đồng baht Thái Lan (10%), rupee của Ấn Độ (14%), real của Brazil (32%), ruble của Nga (50%). Có thể thấy, đồng yen đang chịu ảnh hưởng khi các quốc gia Âu–Mỹ quyết tâm tiếp tục thắt chặt tiền tệ để kiểm soát tình trạng lạm phát tăng cao, BoJ tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ và đồng tiền của các quốc gia sở hữu nhiều tài nguyên như Nga, Brazil được hưởng lợi khi giá cả tài nguyên tăng cao do ảnh hưởng từ cuộc xung đột Ukraine.Xét về dài hạn, sự suy giảm sức cạnh tranh của đồng yen là hiện hữu. Công ty The Totan Research đã tập hợp dữ liệu của các ngân hàng thanh toán quốc tế và đã đưa ra thông tin rằng tỷ lệ biến động tỷ giá hối đoái thực tế thể hiện sức mua đồng tiền của 60 quốc gia và khu vực trên thế giới trong vòng 20 năm qua đã ghi nhận sự gia tăng của đồng nhân dân tệ, USD…
Tuy nhiên, giá trị đồng tiền của 27 quốc gia, khu vực, trong đó có đồng yen, đã sụt giảm. Tỷ lệ giảm giá của đồng yen có thời điểm lên đến 46,3%, cao hơn nhiều so với đồng peso của Argentina và đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ - các quốc gia rơi vào tình trạng rối loạn kinh tế.
Chuyên gia Kumano Hideo thuộc Trung tâm nghiên cứu kinh tế Dai-ichi-life cho rằng: "Kể từ nửa đầu những năm 2000, Nhật Bản nằm trong nhóm các quốc giá sở hữu đồng tiền có giá trị cao như Thụy Sỹ.Tuy nhiên, kể từ khi bắt đầu thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ quy mô lớn năm 2013, đồng yen đã bước vào chặng đường giảm giá. Mặc dù đồng tiền giảm giá nhưng sức cạnh tranh công nghiệp đã không được nâng cao và sức mua của người dân cũng giảm xuống".
Ông Izuru Kato thuộc công ty The Totan Research Co., Ltd., người đã phân tích chính sách tiền tệ của BoJ trong nhiều năm, đã cảnh báo rằng việc mất giá quá nhiều có thể sẽ biến đồng yen thành "đồng tiền rác".Ông cũng cho rằng lợi ích của việc đồng yen yếu sẽ chỉ được ghi nhận ở một số ngành nhất định, người tiêu dùng sẽ là đối tượng chịu thiệt và cuộc sống của người dân đang trở nên khó khăn hơn./.
- Từ khóa :
- nhật bản
- đồng yen
- đồng yen nhật bản
- kinh tế nhật bản
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Đồng yen biến động mạnh gây bất lợi cho doanh nghiệp Nhật Bản
19:24' - 09/09/2022
Đồng yen đã giảm so với đồng euro, xuống mức thấp nhất trong hơn bảy năm, sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,75 điểm phần trăm vào ngày 8/9.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản ứng phó thế nào với kỷ nguyên đồng yen mất giá?
05:30' - 08/09/2022
Từ trước đến nay, Nhật Bản luôn có khuynh hướng dựa vào "đồng yen tăng giá" làm tiền đề triển khai các hoạt động kinh tế, song hiện này đồng nội tệ của nước này đang giảm giá mạnh.
-
Phân tích - Dự báo
Những thách thức Nhật Bản cần đối mặt nếu lựa chọn can thiệp để cứu đồng yen
21:37' - 07/09/2022
Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno cho hay Chính phủ Nhật Bản đã sẵn sàng hành động nếu các động thái "nhanh chóng, một chiều" trên thị trường tiền tệ tiếp tục kéo dài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Chính phủ Nhật Bản cảnh báo can thiệp để ổn định thị trường tiền tệ
15:06' - 07/09/2022
Ngày 7/9, Chính phủ Nhật Bản tỏ ý sẵn sàng can thiệp thị trường tiền tệ nếu đồng yen tiếp tục đà mất giá do các động thái tiền tệ "một chiều".
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài cuối: “Bóng ma” lạm phát quay về?
06:02' - 18/11/2024
Các biện pháp được ông Trump công bố "sẽ có thể gây thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 33 tỷ euro chỉ riêng ở Đức", theo tính toán của Viện nghiên cứu kinh tế (IFO).
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài 1: Hiệu ứng đảo ngược
05:30' - 18/11/2024
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, dự kiến sẽ có nhiều chính sách kinh tế lớn của Mỹ sẽ có sự điều chỉnh, làm ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế và có thể gây gia tăng bất ổn toàn cầu.