Áp dụng công nghệ kỹ thuật số blockchain kiểm soát lao động trái phép
Theo hãng tin Reuters, công ty nước giải khát hàng đầu thế giới Coca-Cola (KO.N) và Bộ Ngoại giao Mỹ, cùng một vài đối tác khác mới đây cho biết họ đang chuẩn bị cho ra mắt một dự án sử dụng công nghệ kỹ thuật số blockchain để tạo ra nơi đăng ký an toàn cho người lao động.
Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa vào hệ thống mã hoá vô cùng phức tạp, tương tự cuốn sổ cái kế toán của một công ty, nơi mà tiền mặt được giám sát chặt chẽ.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đây là dự án lớn đầu tiên của một cơ quan chính phủ nhằm giải quyết vấn đề lao động cưỡng chế thông qua việc sử dụng công nghệ này, từ đó tăng cường tính ứng dụng của công nghệ phục vụ các mục đích xã hội.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), hiện có gần 25 triệu người lao động đang làm việc trong điều kiện bị cưỡng chế trên toàn thế giới, trong đó khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chiếm đến 47%.
Gần đây, các công ty thực phẩm và nước giải khát đang chịu áp lực phải giải quyết tình trạng lao động cưỡng chế ở những quốc gia nơi họ khai thác mía.
Tuy nhiên, nghiên cứu được phát hành vào năm ngoái của KnowTheChain (KTC) - một hiệp hội chuyên nghiên cứu về lao động cưỡng chế được thành lập bởi tổ chức Humanity United ở Mỹ - cho thấy hầu hết những công ty này đều không thành công trong việc giải quyết vấn đề trên.
Cũng theo nhận định của KTC, Coca-Cola - một trong 10 công ty toàn cầu mà KTC nghiên cứu - đã cam kết thực hiện 28 nghiên cứu cấp quốc gia về lao động trẻ em, lao động cưỡng chế và quyền sử dụng đất cho chuỗi cung ứng sản phẩm đường của họ đến năm 2020.
“Gã khổng lồ” giải khát của Mỹ còn cho hay trong hơn một năm qua họ đã tìm hiểu và khám phá ra nhiều dự án blockchain.
Brent Wilton, Chủ tịch toàn cầu về quyền lao động của Coca-Cola, cho biết trong một email gửi tới hãng tin Reuters rằng: "Chúng tôi hợp tác trong dự án này để tăng cường tính minh bạch và hiệu quả của quá trình xác minh liên quan đến chính sách lao động trong chuỗi cung ứng của mình".
Trong một bức thư khác gửi tới hãng tin Reuters, Phó Trợ lý Bộ trưởng Scott Busby cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ rất thích thú khi được thực hiện dự án có sử dụng công nghệ sáng tạo blockchain.
Quan chức này cũng lưu ý rằng mặc dù blockchain không thể buộc các công ty hoặc những người có thẩm quyền chấp hành các hợp đồng lao động, song nó có thể tạo ra một chuỗi các bằng chứng, từ đó khuyến khích các bên tuân thủ những hợp đồng đó. Được biết, Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ cung cấp những thông tin chuyên sâu về bảo vệ người lao động.
Tập đoàn Bitfury, một công ty công nghệ cao của Mỹ, sẽ chịu trách nhiệm xây dựng nền tảng blockchain cho dự án này, trong khi tập đoàn Emercoin sẽ cung cấp các dịch vụ blockchain, theo thông tin từ Giám đốc điều hành của Bitfury Valery Vavilov và Giám đốc Công nghệ Emercoin Oleg Khovayko./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Italy: Mối lo an ninh mạng và thông tin giả
05:30' - 02/04/2018
Trong thế giới hiện nay, người ta không thể tưởng tượng được một tương lai không có mạng Internet. Tuy nhiên, điều phức tạp là tưởng tượng mạng Internet sẽ phát triển như thế nào trong tương lai.
-
Thị trường
Định hướng nào cho sàn giao dịch công nghệ trong công nghiệp 4.0?
15:57' - 19/03/2018
Sàn giao dịch công nghệ quốc gia phải đẩy mạnh việc liên kết với các địa phương, đồng thời phối hợp hoạt động với nhiều đơn vị khác nhau trong mạng lưới chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước.
-
Doanh nghiệp
Đi trước để đưa ra những "sản phẩm" thị trường cần
09:20' - 18/03/2018
Nhiều chuyên gia cho rằng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để chuẩn bị cho cách mạng công nghiệp 4.0 đang là một trong những vấn đề cấp bách, cần có sự đổi mới để phù hợp với yêu cầu hội nhập.
-
Kinh tế Thế giới
Viện McKinsey: Trung Quốc là cường quốc công nghệ số
09:59' - 05/12/2017
Theo báo cáo mới được Viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey (MGI) công bố ngày 4/12, Trung Quốc hiện là cường quốc công nghệ số với tiềm năng tăng trưởng khổng lồ.
-
Kinh tế Thế giới
WTO: Ứng dụng công nghệ số hóa đối với hệ thống thương mại đa phương
10:21' - 31/10/2017
Theo Giám đốc WTO Roberto Azevedo, cần bảo đảm tăng cường cơ hội ứng dụng công nghệ số hóa đối với hệ thống thương mại đa phương.
-
Kinh tế Thế giới
Kỷ nguyên công nghệ số và chìa khóa định hình tương lai châu Âu
10:10' - 19/10/2017
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker nhấn mạnh một châu Âu công bằng và xã hội hơn là chìa khóa định hình tương lai của Liên minh và cũng là điều được các công dân mong đợi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc chiến chống lãng phí thực phẩm: Từ thực trạng đến giải pháp
05:30'
Trong khi gần 1 tỷ người bị suy dinh dưỡng hoặc đang trong tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, thì gần 1/3 sản lượng thực phẩm trên thế giới bị lãng phí.
-
Kinh tế Thế giới
Nổ súng gần Đồi Capitol, Mỹ
21:20' - 14/08/2022
Cảnh sát thủ đô Washington của Mỹ ngày 14/8 cho biết một người đàn ông đã lái xe đâm vào hàng rào chắn gần Đồi Capitol và sau đó bắn chỉ thiên và đốt xe.
-
Kinh tế Thế giới
Khi nào người Mỹ sẽ cảm nhận được tác động của Đạo luật Giảm lạm phát?
20:31' - 14/08/2022
Ngày 12/8, Hạ viện Mỹ đã thông qua Đạo luật Giảm lạm phát năm 2022 và Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ ký thành luật trong thời gian sớm nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thử nghiệm radar cảnh báo sớm tầm xa
16:00' - 14/08/2022
Mỹ đang hoàn tất các cuộc thử nghiệm Radar cảnh báo sớm tầm xa (LRDR) mới của nước này như một phần trong quá trình nâng cấp đáng kể hệ thống phòng thủ tên lửa.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ: Thêm hai tàu chở ngũ cốc khởi hành từ Ukraine
11:59' - 14/08/2022
Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ ngày 13/8 cho biết có thêm 2 tàu chở ngũ cốc rời khỏi cảng Biển Đen của Ukraine, nâng tổng số tàu rời nước này theo thỏa thuận do Liên hợp quốc làm trung gian lên 16 chiếc.
-
Kinh tế Thế giới
Nga bắt đầu cung cấp khí đốt bổ sung cho Hungary
09:08' - 14/08/2022
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 13/8, Hungary thông báo Nga đã bắt đầu cung cấp khí đốt bổ sung cho nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Ẩn ý đằng sau việc nhân dân tệ trở thành đồng tiền giao dịch phổ biến ở Nga
05:30' - 14/08/2022
Tháng 7/2022, đồng nhân dân tệ (NDT) đã trở thành đồng ngoại tệ có nhu cầu cao thứ ba ở Nga sau đồng USD và đồng euro.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản muốn tiếp tục tham gia vào cả 2 dự án Sakhalin
19:03' - 13/08/2022
Cả 2 dự án Sakhalin cung cấp gần 9% tổng lượng khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG) nhập khẩu vào Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
GDP của Nga giảm 4% trong quý II/2022
13:33' - 13/08/2022
Cơ quan Thống kê LB Nga (Rosstat) ngày 12/8 công bố dữ liệu sơ bộ cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý II vừa qua giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái.