Áp dụng linh hoạt và có hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại
Đây là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn phòng vệ thương mại lần thứ nhất: Tăng cường năng lực nội sinh, thúc đẩy tăng trưởng bền vững do Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 11/10.
Ông Đinh Quốc Thái, Tổng Thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam, chia sẻ: Sắt thép là một trong những ngành sản xuất công nghiệp quan trọng của Việt Nam, tuy nhiên có thời điểm thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc chiếm tới 62% tổng lượng nhập khẩu thép. Việc bán phá giá của thép nhập khẩu tạo nên sức ép cạnh tranh nặng nề cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Rất nhiều doanh nghiệp thép Việt Nam mất khách hàng, giảm doanh thu dẫn đến thua lỗ, đối diện nguy cơ phá sản.
Trong bối cảnh đó, để bảo vệ ngành sản xuất trong nước và công ăn việc làm cho người lao động, các doanh nghiệp ngành thép đã tập hợp lại, cùng với sự hỗ trợ của Cục Phòng vệ thương mại khởi xướng vụ kiện chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép từ Trung Quốc. Sau khi Bộ Công Thương áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, tình hình sản xuất của doanh nghiệp trong nước đã được cải thiện đáng kể cả về doanh thu, thị phần, lợi nhuận. Nhờ đó, tạo môi trường cạnh tranh công bằng, minh bạch, giúp doanh nghiệp sản xuất có nguồn lực tái tục đầu tư, đóng góp ngân sách. Đồng thời, bảo vệ công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động trực tiếp và gián tiếp. “Áp dụng linh hoạt và có hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại chính đáng, ngành thép Việt Nam đang tăng trưởng rất khả quan. Các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào máy móc, công nghệ, phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngành thép Việt Nam đã vươn từ vị trí thứ 17 (năm 2019) lên thứ 12 thế giới (năm 2023); hiện đứng đầu khu vực Đông Nam Á với đóng góp ngân sách Nhà nước 12.000 tỷ đồng.”, ông Đinh Quốc Thái cho biết thêm. Từng “lao đao” khi phải đối mặt với việc cạnh tranh không lành mạnh từ hàng hoá nhập khẩu, mía đường Việt Nam đã vực dậy chuỗi giá trị nhờ có sự hỗ trợ của hàng loạt công cụ phòng vệ như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và chống lẩn tránh. Ông Trần Vĩnh Trung, Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết: Việt Nam bắt đầu triển khai chương trình sản xuất 1 triệu tấn đường từ năm 1995 và đặt mục tiêu 2 triệu tấn đường vào năm 2020. Tuy nhiên, khi nhiều địa phương đã xây dựng được vùng nguyên liệu và sản xuất ổn định thì năm 2020, khi Việt Nam mở cửa thị trường theo Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA), đường giá rẻ từ Thái Lan ồ ạt đổ bộ trong thời gian ngắn khiến giá đường trong nước giảm sâu, doanh nghiệp thua lỗ đóng cửa hàng loạt, nông dân không bán được mía cho ai.Sau thời gian thu thập đủ hồ sơ chứng minh ngành mía đường Thái Lan nhận trợ cấp từ Chính phủ và bán phá giá tại Việt Nam gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất trong nước, Hiệp hội Mía đường Việt Nam và Cục Phòng vệ thương mại đã khởi xướng điều tra và đến tháng 6/2021 thì chính thức áp dụng thuế chống bán phá giá với đường nhập khẩu từ Thái Lan.
Tiếp theo đó là áp dụng thuế chống lẩn tránh đối với đường Thái Lan xuất khẩu vào Việt Nam thông qua nước thứ 3 khác. Từ đó đến nay, ngành mía đường trong nước từng bước khôi phục được hoạt động sản xuất, người dân trồng mía có nơi tiêu thụ ổn định, yên tâm tái canh. Ở góc độ chuyên gia tư vấn cho các hiệp hội ngành hàng, ông Lê Sỹ Giảng, Giám đốc Điều hành GH Consults nhận định: So với các quốc gia khác, Việt Nam hội nhập kinh tế nhanh nhưng kinh nghiệp áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại còn rất ít. Với những diễn biến của thị trường thế giới hiện nay, dự báo trong 10 – 15 năm tiếp theo, việc cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt và các công cụ phòng vệ thương mại sẽ được nhiều quốc gia vận dụng triệt để. Điều đáng mừng là trong 5 -7 năm gần đây hiểu biết và khả năng vận dụng phòng vệ thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam có tiến triển, do tốc độ mở cửa kinh tế nhanh, áp lực cạnh tranh, va chạm với các thị trường ngày càng lớn. Trong bối cảnh đó, Cục Phòng vệ thương mại đã và đang hoạt động rất tích cực là điểm tựa vững chắc cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, phòng vệ thương mại là công cụ bảo vệ ngành hàng, không phải bảo vệ từng doanh nghiệp riêng lẻ. Vì vậy, để áp dụng hiệu quả các công cụ này, vai trò tập hợp, liên kết của hiệp hội ngành hàng là vô cùng quan trọng. Bản thân mỗi doanh nghiệp cũng cần nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc tham gia các vụ việc phòng vệ thương mại để có sự chia sẻ, đồng hành hướng tới bảo vệ quyền lợi chung một cách chính đáng.Tin liên quan
-
DN cần biết
Ban hành Bản câu hỏi điều tra rà soát áp dụng phòng vệ thương mại với đường mía
09:40' - 21/09/2024
Để đảm bảo quyền và lợi ích, Cơ quan điều tra đề nghị nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài có liên quan tham gia, hợp tác đầy đủ trong suốt quá trình điều tra.
-
Doanh nghiệp
Thực thi các FTA thế hệ mới: 7 khuyến nghị về phòng vệ thương mại
21:33' - 17/09/2024
Nhằm xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại, đại diện Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị hiệp hội và doanh nghiệp quan tâm đến 7 vấn đề.
-
Doanh nghiệp
Bỏ tư duy đứng ngoài hoặc không cần phòng bị trên sân nhà
07:37' - 04/08/2024
Việc doanh nghiệp sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam còn hạn chế. Doanh nghiệp, hiệp hội chưa có nhiều kinh nghiệm khởi xướng điều tra PVTM.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Khởi xướng điều tra chống bán phá giá sợi Elastomeric Filament yarn từ Việt Nam
21:19' - 02/04/2025
Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sợi Elastomeric filament yarn có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
-
DN cần biết
Khánh Hòa khởi công xây dựng Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng
21:09' - 02/04/2025
Chiều 2/4, tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Lễ động thổ xây dựng Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng nằm trong Khu kinh tế Vân Phong.
-
DN cần biết
Đề xuất đầu tư gần 30.000 tỷ đồng mở rộng nhà máy Alumin Nhân Cơ
17:14' - 02/04/2025
Dự án nhà máy alumin Nhân Cơ (hiện tại) là 1 trong 2 dự án thí điểm của ngành khai thác quặng bô xít để sản xuất alumin, tiến tới sản xuất nhôm trên cả nước.
-
DN cần biết
Khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam- Vietnam Expo 2025
11:30' - 02/04/2025
Tiếp nối thành công của các kỳ hội chợ trước, Vietnam Expo 2025 đã thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Việt Nam "chinh phục" thị trường Bỉ: Câu chuyện thành công đầy cảm hứng
18:17' - 01/04/2025
Các doanh nghiệp Việt Nam đã mang đến những câu chuyện thành công đầy cảm hứng, thể hiện sự năng động, sáng tạo và khát vọng vươn tầm quốc tế.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3
15:32' - 01/04/2025
VILOG 2025 dự kiến sẽ mở rộng đáng kể về quy mô và chất lượng với sự tham gia từ doanh nghiệp quốc tế, tăng cường cơ hội kết nối, trở thành đòn bẩy thúc đẩy đổi mới và hợp tác trong ngành logistics
-
DN cần biết
Nhật Bản: Niềm tin kinh doanh của các nhà sản xuất lớn sụt giảm
11:45' - 01/04/2025
Theo kết quả khảo sát Tanka do BoJ công bố ngày 1/4, niềm tin kinh doanh của các nhà sản xuất lớn tại Nhật Bản trong tháng 3/2025 đã giảm xuống mức 12, thấp hơn so với mức 14 của ba tháng trước đó.
-
DN cần biết
Phát triển du lịch Bình Định kết nối đường sắt Đà Nẵng và Khánh Hòa
22:13' - 31/03/2025
Ngày 31/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Bình Định và kết nối sản phẩm du lịch đường sắt Đà Nẵng, Khánh Hòa”.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao cơ hội hợp tác đầu tư tại tỉnh Long An
22:02' - 31/03/2025
Doanh nghiệp Nhật Bản chia sẻ lý do họ chọn đầu tư vào Long An là nhờ sự hướng dẫn và hỗ trợ nhiệt tình từ chính quyền địa phương, trong khi thủ tục hành chính đơn giản hóa, cấp phép nhanh chóng.