Thực thi các FTA thế hệ mới: 7 khuyến nghị về phòng vệ thương mại
Ngày 17/9, Bộ Công Thương tổ chức khai giảng Khóa đào tạo xây dựng đội ngũ chuyên gia về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) cho các cơ quan quản lý, địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, từ đó hỗ trợ tận dụng tối đa các lợi ích từ việc thực thi các FTA.
Khóa đào tạo diễn ra trong 5 ngày, từ 17 - 21/9/2024 với sự tham gia của 50 học viên đến từ các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, các viện, trường, trung tâm trên địa bàn Hà Nội, Điện Biên, Nam Định, Quảng Trị, Thái Nguyên, Yên Bái…
“Phòng vệ thương mại trong EVFTA và các FTA thế hệ mới” là chủ đề đầu tiên của khóa đào tạo, do báo cáo viên Nguyễn Việt Hà đến từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) trình bày. Phần chia sẻ của báo cáo viên đã cung cấp những thông tin cụ thể quy định về phòng vệ thương mại trong EVFTA và các FTA thế hệ mới đối với sản phẩm xuất khẩu; kỹ năng phân tích, đánh giá rủi ro về phòng vệ thương mại đối với sản phẩm xuất khẩu; cách thức xử lý rủi ro về phòng vệ thương mại; cách thức giải quyết vấn đề khi sản phẩm xuất khẩu bị áp biện pháp phòng vệ thương mại; các vấn đề thường gặp và cách thức xử lý…
Pháp luật phòng vệ thương mại tại Việt Nam được quy định tại Luật Quản lý ngoại thương 2017 (Chương IV về các biện pháp PVTM, Điều 67-Điều 99); Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương; Thông tư số 42/2023/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại; các Thông tư hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng vệ thương mại tại các Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định EVFTA và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh. Đánh giá chung về những vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với Việt Nam những năm gần đây cho thấy, số lượng vụ việc điều tra tăng nhanh, đặc biệt là chống lẩn tránh. Giai đoạn 2001-2011 là 50 vụ nhưng giai đoạn 10 năm sau đó (2012-2022) là 172 vụ, tăng gần 3,5 lần. Cùng với đó, thị trường điều tra ngày càng mở rộng, phạm vi sản phẩm bị điều tra ngày càng đa dạng; xu hướng điều tra khắt khe hơn; Phạm vi điều tra ngày càng mở rộng; mức thuế phòng vệ thương mại có thể bị đẩy lên do vấn đề kinh tế thị trường… Báo cáo viên cho biết, quy định về phòng vệ thương mại trong EVFTA được quy định cụ thể tại Chương 3 của Hiệp định, với các quy định về thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng; các biện pháp tự vệ toàn cầu; điều khoản tự vệ song phương. Một số điểm khác biệt về quy định phòng vệ thương mại trong EVFTA và pháp luật Việt Nam gồm việc bổ sung các cam kết chi tiết về đảm bảo tính minh bạch (tại Điều 3.2 và Điều 3.7); Quy định nguyên tắc áp dụng mức thuế thấp hơn, tức là thuế chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp chỉ ở mức đủ để loại bỏ thiệt hại (tại Điều 3.4); Quy định về việc xem xét lợi ích công cộng khi quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp (Điều 3.3); Quy định về biện pháp tự vệ chuyển tiếp với thời gian chuyển tiếp có thể áp dụng là 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Báo cáo viên cho biết, Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp như cảnh báo sớm nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại để doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch xử lý. Bên cạnh đó, trao đổi với hiệp hội, doanh nghiệp để cung cấp thông tin, cập nhật diễn biến vụ việc và thống nhất phương án ứng phó. Ngoài ra, tư vấn pháp lý, quy trình thủ tục điều tra, quy định/ thông lệ điều tra của nước khởi kiện và đưa ra các khuyến nghị, hướng xử lý cụ thể; trao đổi, tham vấn, đưa ra quan điểm về các khía cạnh pháp lý và thực tiễn với Cơ quan điều tra nước ngoài, đề nghị tuân thủ các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đặc biệt, xem xét khởi kiện các biện pháp phòng vệ thương mại của Cơ quan điều tra nước ngoài nếu có dấu hiệu vi phạm các quy định của WTO… Theo Báo cáo viên, Cục Phòng vệ thương mại đã và đang theo dõi biến động xuất khẩu của gần 40 mặt hàng và định kỳ đưa ra danh sách cảnh báo khoảng 10 mặt hàng (đã có các sản phẩm bị điều tra như gỗ dán, đệm mút, lốp xe ô tô, ống đồng, mật ong, thép chống ăn mòn, gạch men, tủ gốc, pin mặt trời, ghim dập…). Nhằm xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại, đại diện Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị hiệp hội và doanh nghiệp quan tâm đến 7 vấn đề. Cụ thể, cân nhắc các rủi ro về phòng vệ thương mại để xây dựng kế hoạch sản xuất, xuất khẩu hợp lý; tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng, hạn chế việc canh tranh bằng giá. Bên cạnh đó, hoàn thiện hệ thống truy xuất nguồn gốc, hệ thống sổ sách kế toán; nghiên cứu, hiểu về các nguyên tắc quy trình, thủ tục điều tra phòng vệ thương mại. Theo dõi thông tin cảnh báo của Bộ Công Thương. Chuẩn bị nguồn lực để kháng kiện trong trường hợp phát sinh. Mặt khác, xây dựng chiến lược kháng kiện rõ ràng, thống nhất từ đầu vụ việc; tham gia hợp tác đầy đủ với Cơ quan điều tra và phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại, Hiệp hội trong quá trình xử lý vụ việc. Đặc biệt, tuyệt đối không tham gia, tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp. Liên quan đến Hiệp định EVFTA, khóa đào tạo để trở thành chuyên gia về Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới (khóa cơ bản) của Bộ Công Thương sẽ đề cập đến những vấn đề khác như xúc tiến thương mại; các cam kết, quy định về sở hữu trí tuệ EVFTA; vấn đề lao động trong Hiệp định EVFTA.Tin liên quan
-
DN cần biết
Bảo vệ doanh nghiệp trước thách thức hội nhập
19:07' - 16/09/2024
Bình Dương đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc bảo vệ doanh nghiệp khỏi các vụ điều tra phòng vệ thương mại, đặc biệt trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng phức tạp.
-
Hàng hoá
Không chậm trễ phòng vệ cho thép
13:58' - 18/08/2024
Ngành thép đang cần hơn bao giờ hết sự hỗ trợ từ cơ chế để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, phòng vệ trước hàng nhập khẩu.
-
Doanh nghiệp
Bỏ tư duy đứng ngoài hoặc không cần phòng bị trên sân nhà
07:37' - 04/08/2024
Việc doanh nghiệp sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam còn hạn chế. Doanh nghiệp, hiệp hội chưa có nhiều kinh nghiệm khởi xướng điều tra PVTM.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Nhiều đề xuất đầu tư cho vận chuyển than từ Lào về Việt Nam
11:52'
Nhập khẩu và vận chuyển mặt hàng than từ Lào về Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế La Lay, xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị đã và đang thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia.
-
Doanh nghiệp
Số thương vụ mua bán, sáp nhập tại Mỹ Latinh giảm 22%
10:03'
Trong 8 tháng đầu năm 2024, thị trường mua bán và sát nhập (M&A) ở Mỹ Latinh đã ghi nhận giảm cả về lượng giao dịch và giá trị ở hầu khắp các phân khúc so với cùng kỳ năm 2023.
-
Doanh nghiệp
Mercedes-Benz đối mặt với cáo buộc gian lận tại Hàn Quốc
08:14'
Theo hãng tin Yonhap, một vụ kiện lớn đang thu hút sự quan tâm dư luận Hàn Quốc khi nhóm chủ sở hữu các xe điện Mercedes-Benz tại nước này đã quyết định kiện hãng xe hạng sang này ra tòa.
-
Doanh nghiệp
Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất" Vinamilk
22:30' - 13/10/2024
Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.
-
Doanh nghiệp
Hyundai Motor chuẩn bị đợt IPO lớn nhất tại Ấn Độ
10:56' - 13/10/2024
Công ty Hyundai Motor Ấn Độ sẽ tổ chức đợt phát hành công khai lần đầu (IPO) từ ngày 15-17/10 tới.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn LG đẩy mạnh thu hút nhân tài trên toàn cầu
10:54' - 13/10/2024
Tập đoàn LG vừa tổ chức sự kiện “Inno Connect” - một sự kiện tuyển dụng nhân tài, tại khách sạn Hyatt Regency ở San Francisco (Mỹ).
-
Doanh nghiệp
THILOGI cung ứng giải pháp logistics toàn diện cho xuất khẩu sầu riêng Việt Nam
09:43' - 13/10/2024
THILOGI, đơn vị tiên phong trong lĩnh vực logistics thuộc THACO đã thực hiện thành công việc cung ứng giải pháp logistics trọn gói cho lô hàng sầu riêng xuất khẩu từ Đắk Lắk qua cảng Chu Lai.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp ứng phó ra sao với tăng giá điện?
20:24' - 12/10/2024
Tăng giá điện được nhiều doanh nghiệp nhìn nhận sẽ có tác động, dù không lớn. Song việc này cũng khiến việc tiết kiệm điện được thúc đẩy mạnh mẽ hơn.
-
Doanh nghiệp
Lilama đạt 3 triệu giờ làm việc an toàn tại dự án sản xuất Hydrogen xanh Neom
18:09' - 12/10/2024
Việc đạt cột mốc 3 triệu giờ an toàn là sự ghi nhận những đóng góp của toàn thể người lao động Lilama đã nghiêm túc chấp hành nội quy an toàn lao động.