Bỏ tư duy đứng ngoài hoặc không cần phòng bị trên sân nhà
Việc gia nhập sâu vào sân chơi thương mại toàn cầu đang mở ra nhiều cơ hội thị trường cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên trong bối cảnh bảo hộ thương mại có xu hướng gia tăng, ngày càng có nhiều doanh nghiệp, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trở thành đối tượng của các vụ điều tra phòng vệ thương mại.
Không chỉ những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại mà những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu nhỏ cũng phải đối mặt với các vụ kiện.
Ở chiều ngược lại, hàng hóa nhập khẩu vào thị trường trong nước theo các cam kết thương mại cũng đang tạo áp lực không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt và cạnh tranh gay gắt với hàng hóa sản xuất trong nước.
Để làm rõ hơn những vấn đề trên, phóng viên TTXVN đã trao đổi với các chuyên gia về sự chủ động của doanh nghiệp Việt Nam trong áp dụng và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại.
Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế
Thời gian gần đây, Việt Nam là một trong nhiều trường hợp bị các nước thực hiện những hoạt động điều tra chống bán phá giá hoặc phòng vệ thương mại. Thực tế có câu chuyện doanh nghiệp nước ngoài khai sai xuất xứ và tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, do đó các doanh nghiệp Việt Nam đã bị vạ lây. Tiếp theo, một số doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong khai báo hải quan, thực hiện các hoạt động về cung cấp giấy tờ minh chứng trong quá trình tham gia chứng minh chống bán phá giá.
Tôi cho rằng hoạt động chống bán phá giá cũng như kiểm soát phòng vệ thương mại sẽ là xu hướng trong thời gian tới và nó phụ thuộc vào nước nhập khẩu bởi đây là quy định cho phép của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng như các cam kết thương mại. Doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động, nắm bắt các yêu cầu của nước nhập khẩu, đồng thời chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ chứng minh nguồn gốc xuất xứ cũng như chứng minh giá thành để đảm bảo đó là giá thị trường chứ không phải là giá cạnh tranh không lành mạnh hoặc giá trợ cấp. Bên cạnh đó, vừa chủ động nhận diện những hàng rào kỹ thuật của nước nhập khẩu, mặt khác phải xây dựng hàng rào ở trong nước để đảm bảo vừa chống và vừa phòng trong thương mại không biên giới.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty Luật SB Law
Doanh nghiệp Việt Nam đang gặp một số khó khăn khi ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại, đó là sự hiểu biết về các quy định về pháp luật phòng vệ thương mại của quốc gia nhập khẩu là chưa nhiều. Bên cạnh đó, khi bị áp dụng các biện pháp điều tra về phòng vệ thương mại thì chi phí để thuê chuyên gia, luật sư nhằm tiến hành giải trình cho các cơ quan chức năng của nước sở tại rất cao và mất nhiều thời gian.
Một khó khăn nữa là các quy trình, thủ tục của các quốc gia này tương đối phức tạp, kéo dài và đòi hỏi phải có sự hợp tác; trong đó có vai trò của hiệp hội, ngành nghề rất quan trọng. Tuy nhiên các hiệp hội, ngành nghề Việt Nam đang gặp khó trong việc sử dụng hiệu quả các công cụ đang có.
Bên cạnh đó, để ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại của các quốc gia nhập khẩu thì không phải vai trò của một doanh nghiệp đơn thuần mà các doanh nghiệp phải liên kết lại với nhau để tiến hành đáp trả các thông tin, lập luận của đối tượng yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Ở chiều ngược lại, việc doanh nghiệp Việt sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam còn hạn chế. Doanh nghiệp, hiệp hội chưa có nhiều kinh nghiệm khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại. Để áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại thì đòi hỏi phải có kinh nghiệm tiến hành các hoạt động điều tra, có số liệu, có lập luận để gửi lên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tiến sĩ Hoàng Ngọc Thuận, Trường Đại học Ngoại thương
Xu hướng áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại không chỉ tập trung vào mặt hàng xuất khẩu chủ lực, mặt hàng có thể trên một tỷ USD mà gần đây đã xảy ra cả với những mặt hàng mà xuất khẩu không quá nhiều. Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần nhìn nhận vấn đề có thể không là doanh nghiệp xuất khẩu trong nhóm chủ lực vẫn có thể nằm trong tầm ngắm của các doanh nghiệp sản xuất hàng nội địa tại nước mà mình xuất khẩu đến. Vì vậy, việc cảnh báo sớm và chuẩn bị nguồn lực về nguồn lực tài chính cũng như các nguồn lực khác cần phải nắm rõ để khi có thông tin cảnh báo từ các cơ quan quản lý nhà nước hoặc khi nhận được thông tin về vụ việc thì doanh nghiệp có thể phản ứng kịp thời.
Kể từ thời điểm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 và gần đây Việt Nam trở thành thành viên của các hiệp định thương mại thì đây là những tín hiệu tích cực trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên đi kèm với đó là việc giảm thuế, mở rộng thị trường nội địa thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa với doanh nghiệp nước ngoài nhiều hơn. Sức ép cạnh tranh này xuất hiện rất nhiều ở các lĩnh vực mà trước đây có thể là không gặp phải.
Thậm chí gần đây đối với cả mặt hàng gạo thì các quốc gia xuất khẩu trên thế giới cũng mong muốn sẽ xuất khẩu gạo nhiều hơn sang Việt Nam, dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu. Vì vậy, rõ ràng không lĩnh vực nào và không doanh nghiệp nào có thể chủ quan và nghĩ rằng mình có thể đứng ngoài hoặc là mình không cần phòng bị trên sân nhà!
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Ngành thép trước áp lực phòng vệ thương mại từ các thị trường
15:22' - 31/07/2024
Doanh nghiệp trong nước khó chồng khó khi đứng trước áp lực với hàng nhập khẩu giá rẻ, lại sắp bị EU điều tra kiện chống bán phá giá.
-
DN cần biết
Khuyến cáo doanh nghiệp nắm thông tin sớm để tránh điều tra phòng vệ thương mại
13:09' - 20/07/2024
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) khuyến cáo doanh nghiệp thường xuyên theo dõi thông tin, trao đổi với đối tác về khả năng bị điều tra phòng vệ thương mại mặt hàng xuất khẩu.
-
DN cần biết
Cảnh báo sớm các vụ việc phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu
18:54' - 13/07/2024
Tính đến tháng 6/2024, Việt Nam đã phải đối mặt với 252 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ 24 thị trường với đa dạng các mặt hàng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tiếp nhận hồ sơ rà soát áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đường mía nhập khẩu
18:08' - 19/06/2024
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) vừa thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm đường mía nhập khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Chia sẻ kiến thức phòng vệ thương mại tới doanh nghiệp xuất khẩu gạo
22:13' - 12/06/2024
Hội nghị được tổ chức với mục tiêu triển khai các nhiệm vụ và giải pháp đã được quy định tại Chỉ thị 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 03/CT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương
-
Kinh tế Việt Nam
Không tiếp tay cho hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
19:15' - 04/06/2024
Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp xử lý hiệu quả các vụ phòng vệ thương mại.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Cần Thơ nâng chất điều hành, mở đường cho doanh nghiệp
17:29' - 14/07/2025
Ngày 14/7, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức lễ công bố và trao quyết định về công tác cán bộ cho Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp Cần Thơ.
-
Doanh nghiệp
Việt Nam xây nền móng hạ tầng cho kỷ nguyên AI
12:33' - 13/07/2025
Dự án Trung tâm Dữ liệu siêu quy mô ở Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh do Tập đoàn CMC đầu tư là bước đi chiến lược trong lộ trình xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển AI và công nghệ lõi của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD phát triển dầu khí
09:32' - 13/07/2025
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD với các tập đoàn năng lượng quốc tế để khoan 43 giếng dầu khí, nhằm tăng sản lượng nội địa và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16' - 12/07/2025
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17' - 12/07/2025
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.