APEC 2017: Học hỏi kinh nghiệm để có lộ trình phù hợp trong cải cách thuế
Trong khuôn khổ tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC 2017, Hội nghị quan chức Tài chính cao cấp APEC (SFOM) diễn ra trong hai ngày 18-19/5, tại Ninh Bình sẽ thảo luận về bốn chủ đề ưu tiên của năm APEC 2017, bao gồm: Đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng; tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai; xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận và tài chính bao trùm.
Bên lề hội nghị, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn ông Vũ Nhữ Thăng, Chủ tịch SFOM, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Tài chính) về vấn đề này.
Phóng viên: Xin ông cho biết vì sao Việt Nam lại chọn bốn chủ đề này là chủ đề ưu tiên cho SFOM năm nay?
Chủ tịch SFOM Vũ Nhữ Thăng: Bốn chủ đề SFOM năm nay là những ưu tiên hợp tác trong tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 và được các nước thành viên APEC rất quan tâm.
Trong thời gian qua, các nước thành viên APEC cũng đã trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng, nguồn tài chính cho cơ sở hạ tầng, những sáng kiến về chống xói mòn cơ sở thuế, rủi ro thiên tai và làm sao để tạo ra sự phát triển tài chính bao trùm cho người dân trong quá trình phát triển, tạo cân bằng giữa phát triển kinh tế với chống bất bình đẳng trong xã hội…
Chính vì vậy, Việt Nam đã lựa chọn những chủ đề này để bàn luận, chia sẻ với các nước thành viên APEC cho năm tài chính 2017. Mặt khác, bốn chủ đề này cũng gắn với chủ đề APEC 2017 là “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung".
Bên cạnh đó, bốn chủ đề ưu tiên cho SFOM năm nay cũng là những ưu tiên của Việt Nam trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng kinh tế xã hội giai đoạn 2010 - 2020. Các chủ đề này rất thiết thực với kinh tế Việt Nam.Chúng ta đang có những nhiệm vụ tìm ra các nguồn tài chính phát triển cơ sở hạ tầng; trong đó, Chính phủ đã có những mục tiêu thúc đẩy hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải hay các dự án phát triển năng lượng xanh, sạch.
Chính vì vậy, những chia sẻ kinh nghiệm của các nước thành viên APEC sẽ giúp Việt Nam có những bài học quý để xây dựng chính sách và hướng tới phát triển hạ tầng trong dài hạn.
Ngoài ra, liên quan đến chống xói mòn cơ sở thuế, chúng ta cũng đã ký kết 72 Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần. Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập, nguồn thu thuế có thể bị phân tán, xói mòn.Vì vậy, chúng ta đã chủ động đề xuất, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước, đặc biệt là các nước G20 và các nước thành viên APEC để có lộ trình phù hợp trong thực hiện cải cách thuế cũng như hợp tác về thuế và đảm bảo quyền đánh thuế của các nước thành viên APEC.
Phóng viên: Thưa ông, các nền kinh tế APEC sẽ hợp tác với nhau như thế nào trong việc triển khai bốn chủ đề nêu trên?
Chủ tịch SFOM Vũ Nhữ Thăng: Cơ chế hoạt động của APEC mang tính hợp tác là chính. Do đó, trong tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 có ba hội nghị lớn là Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương (FBCDM) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (tháng 2/2017), Hội nghị quan chức Tài chính cao cấp APEC (SFOM) (tháng 5/2017) và Hội nghị Bộ trưởng Tài chính (tháng 10/2017).
Đây là các diễn đàn để các thành viên APEC chia sẻ những kinh nghiệm cũng như đánh giá quá trình hợp tác.
Ngoài ra, trong tiến trình này cũng có các cuộc hội thảo, qua đó các nước thành viên APEC cũng như các tổ chức quốc tế chia sẻ những kinh nghiệm hay để chúng ta có thể học hỏi.
Đặc biệt trong Hội nghị SFOM, chúng tôi đã tổ chức hai hội thảo bên lề; trong đó, hội thảo “Đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng” là để cùng chia sẻ những kinh nghiệm hay trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng của Hàn Quốc, Chile, Mexico hay của một số nước khác, từ đó chúng ta có cơ chế đối thoại, hợp tác để tìm ra những bài học hay.
Ngoài ra, các nước cũng có những hình thức hợp tác khác như trao đổi thông tin hay cùng tham dự các cuộc hội thảo chung…
Phóng viên: Là nước chủ nhà năm APEC 2017, Việt Nam tiếp thu được gì trong quá trình phát triển chính sách kinh tế, đặc biệt là về hợp tác tài chính để đẩy mạnh hoạt động này, thưa ông?
Chủ tịch SFOM Vũ Nhữ Thăng: Với vai trò chủ nhà năm APEC 2017, Việt Nam đã chủ động đề xuất các nội dung Việt Nam quan tâm, cũng như chia sẻ những kinh nghiệm hay của Việt Nam trong quá trình bảo hiểm rủi ro thiên tai; quá trình phát triển nền nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là nguồn tài chính cho phát triển nông nghiệp nông thôn; thực hiện các dự án PPP; những khó khăn, thách thức đặt ra trong quá trình thực hiện Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần, nhất là khi chúng ta phải thực hiện những nguyên tắc tối thiểu trong chống xói mòn và chuyển lợi nhuận thuế…
Như vậy chúng ta sẽ cùng trao đổi, thảo luận với các nước thành viên APEC để tìm ra tiếng nói chung và học hỏi kinh nghiệm để chúng ta có lộ trình xây dựng phù hợp với Việt Nam.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Hội nghị quan chức Tài chính cao cấp APEC bàn về 4 vấn đề ưu tiên của năm 2017
13:25' - 18/05/2017
Ngày 18/5, Hội nghị quan chức Tài chính cao cấp APEC (SFOM), trong khuôn khổ tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 đã khai mạc tại Ninh Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Thiết bị di động và công cụ số mang lại cơ hội làm ăn mới cho doanh nghiệp
13:14' - 18/05/2017
Công nghệ thông tin vô cùng quan trọng, một lượng lớn người dân đều sở hữu điện thoại thông minh và kết nối với Internet.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số- Cơ hội cho tương lai
12:06' - 18/05/2017
Những tiến bộ lớn về công nghệ như số hóa, in 3D, dây chuyền sản xuất tự động… hứa hẹn giúp tăng năng suất lao động.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng giám đốc Tập đoàn Marubeni, Nhật Bản
21:16' - 14/07/2025
Chiều 14/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Masayuki Omoto, Tổng Giám đốc Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) đang thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Tháp bàn mở rộng cao tốc: Cú hích hạ tầng vùng Tây Nam Bộ
20:38' - 14/07/2025
Chiều 14/7, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Trần Trí Quang đã làm việc với Ban Quản lý dự án 7 (Bộ Xây dựng) về Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận.
-
Kinh tế Việt Nam
Cánh cửa Halal rộng mở cho hàng Việt
19:38' - 14/07/2025
Thị trường Halal toàn cầu hiện có quy mô lên đến hàng nghìn tỷ USD mỗi năm, với lượng người tiêu dùng hiện hơn 2 tỷ người, chiếm gần 25% dân số thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai bổ sung 600.000 m3 đá phục vụ dự án sân bay Long Thành
17:34' - 14/07/2025
Đồng Nai đã phân khai gần 8,4 triệu m3 đá phục vụ các cự án trọng điểm phía Nam. Trong số đó, sân bay Long Thành được phân khai hơn 4,3 triệu m3, cao tốc Biên Hòa–Vũng Tàu phân khai gần 1,8 triệu m3.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp gặp khó với các quy định pháp luật kinh doanh hiện thời
17:04' - 14/07/2025
Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, từ ngày 19/5 tới nay, VCCI nhận được 220 phản ánh về những vướng mắc, khó khăn liên quan tới hệ thống văn bản pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua đề xuất đầu tư cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới
17:01' - 14/07/2025
Chiều 14/7, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ hai (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết nghị một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu phương án hạn chế xe phát thải cao tại khu vực ô nhiễm
16:19' - 14/07/2025
Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh đã có văn bản đề nghị các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, tính toán và đề xuất phương án hạn chế phương tiện giao thông có mức độ phát thải cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ gỡ vướng dự án, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
15:18' - 14/07/2025
Ngày 14/7, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Văn Lâu có buổi làm việc với các sở, ngành thành phố về thực hiện giải pháp tháo gỡ khó khăn giải ngân vốn đầu tư công cho các dự án trọng điểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Cấm xe máy chạy xăng trên Vành đai 1 Hà Nội: Khẩn trương hành động cho vùng phát thải thấp
13:09' - 14/07/2025
Từ nay đến ngày 1/7/2026 không còn nhiều, Hà Nội phải khẩn trương hành động, đẩy mạnh tuyên truyền người dân chuyển đổi phương tiện, đồng thời có các biện pháp tăng cường giao thông công cộng.