APEC 2017: Phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số- Cơ hội cho tương lai
Trong bối cảnh thế giới việc làm đang trải qua những thay đổi lớn về cơ cấu, những tiến bộ lớn về công nghệ như số hóa, in 3D, dây chuyền sản xuất tự động… hứa hẹn giúp tăng năng suất lao động, tăng sản lượng kinh tế, tạo thêm các lao động tay nghề cao.
Tuy nhiên, cùng với đó là những thách thức cho các nền kinh tế trong việc đào tạo kỹ năng việc làm, an sinh xã hội…
Bên lề Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp (SOM2) Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và các cuộc họp liên quan, ông David Lamotte, Phó Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nêu một số ý kiến liên quan đến vấn đề này.
Phóng viên: Theo ông, Việt Nam cần làm gì để giải quyết vấn đề lao động, việc làm trong kỷ nguyên số?
Ông David Lamotte: Tôi nghĩ đây là cơ hội cho Việt Nam. Dĩ nhiên, một số việc làm sẽ mất đi. Đó là những công việc đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ năng và mang tính lặp đi lặp lại. Trong kỷ nguyên số, tự động hóa, số hóa sẽ xóa bỏ những công việc này.
Ngược lại, sẽ có những công việc mới được tạo ra. Do đó, các nhà hoạch định chính sách, cộng đồng cần nhìn nhận, xác định rõ đây là một cơ hội lớn có thể tạo ra tương lai như mong muốn.
Với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới, tôi cho rằng chúng ta cần phải trang bị những kỹ năng cần thiết bao gồm cả những kỹ năng mềm như: làm việc nhóm, giải quyết vấn đề kỹ năng sáng tạo… Hiện nay, phần lớn lao động không được đào tạo tốt những kỹ năng này.Do vậy, người sử dụng lao động rất khó tìm được những lao động tay nghề cao với những kỹ năng việc làm cần thiết. Bên cạnh đó, nhóm kỹ năng tiếp theo mà chúng ta cần quan tâm trong kỷ nguyên số chính là khối khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM).
Các nền kinh tế thành viên APEC cần củng cố các kỹ năng này đối với lực lượng lao động bằng việc đẩy mạnh việc giảng dạy những kỹ năng đó, đặc biệt là cho các nữ lao động. Theo tôi được biết, tỷ lệ phụ nữ học các ngành trong khối khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học ít hơn nam giới khoảng 10%-15%.
Tại Việt Nam, ngành may mặc, da giày sẽ bị mất đi nhiều việc làm trong những năm tới do quá trình tự động hóa hệ thống sản xuất. Những gì chúng ta cần làm là bảo vệ, hỗ trợ những lao động trong lĩnh vực này bị thất nghiệp. Do đó, các chính sách an sinh xã hội, việc trang bị lại các kỹ năng và đào tạo lại cho người lao động đóng vai trò rất quan trọng.Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về khả năng thúc đẩy phát triển thị trường lao động giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển?
Ông David Lamotte: Tôi có cơ hội ở Việt Nam 13-14 năm trước. Tôi nghĩ rằng so với thời gian đó, Việt Nam đã phát triển vượt bậc. Chúng ta phải thừa nhận rằng, quá trình toàn cầu hóa của nền kinh tế được phản chiếu trong quá trình toàn cầu hóa của thị trường lao động. Người lao động di chuyển đến nơi có việc làm.
Vì vậy, chính sách dịch chuyển lao động, chính sách về lao động nói chung và các chính sách phát triển kỹ năng là những lĩnh vực cần có sự hài hòa giữa các quốc gia. Ví dụ, liệu một kỹ thuật viên máy tính được đào tạo ở Việt Nam cũng có những kỹ năng tương tự như những kỹ sư từng được đào tạo ở Australia, Mỹ hay không?
Do vậy, sự hài hòa của chương trình giáo dục, sự dịch chuyển lao động, vấn đề đào tạo kỹ năng việc làm thực sự là những vấn đề quan trọng. Đặc biệt, đây không chỉ là vấn đề phát triển mà còn là các vấn đề về chính sách.
Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về vai trò của hợp tác công tư trong phát triển nguồn nhân lực?
Ông David Lamotte: Tôi cho rằng các Chính phủ cần đưa ra những chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào thị trường lao động, tạo thuận lợi để các lao động được học kỹ năng việc làm tại các trường dạy nghề.
Ngày nay, công tác đào tạo kỹ năng làm việc đã được xác định là rất cần thiết cho các doanh nghiệp.
Việc này sẽ giúp hoàn thiện, nâng cao năng lực lao động và sáng tạo của nguồn lực con người trong doanh nghiệp, phù hợp với công việc trong hiện tại, thích ứng với sự đổi mới trong tương lai, góp phần nâng cao năng lực của doanh nghiệp.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!
- Từ khóa :
- apec
- apec 2017
- kỷ nguyên số
- phát triển nguồn lực
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Hỗ trợ các doanh nghiệp trong khu vực kết nối thương mại xuyên biên giới
12:01' - 18/05/2017
Các doanh nghiệp trong khu vực vẫn đang phải đối mặt với một loạt các thách thức. Việc tìm kiếm lợi nhuận từ thương mại quốc tế vẫn còn khó khăn.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: APEC đang đạt được tiến triển tốt trong 4 ưu tiên hợp tác
11:42' - 18/05/2017
APEC đang đạt được tiến triển tốt trong bốn ưu tiên hợp tác năm 2017 mà Việt Nam đã đề xuất và đã được thông qua.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Đầu tư vào con người- Yếu tố góp phần hoàn thành Mục tiêu Bogor
18:33' - 17/05/2017
Các nền kinh tế thành viên APEC nên cân nhắc, đầu tư vào yếu tố con người để chú trọng tới tính toàn diện, bền vững của Mục tiêu Bogor.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các thành viên Chính phủ mới được bổ nhiệm chung sức xây dựng Chính phủ liêm chính
20:45'
Chiều 18/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị triển khai nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức Chính phủ, giao nhiệm vụ cho các thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 mới được bổ nhiệm.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại tướng Lương Tam Quang thông tin về chủ trương bố trí Công an 3 cấp
20:32'
Ngày 18/2, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an thông tin về chủ trương bố trí Công an 3 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Tóm tắt tiểu sử Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng
20:26'
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (sau sắp xếp, tinh gọn)
19:24'
Ngày 18/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ máy của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 sau sắp xếp, tinh gọn
19:19'
Sau sắp xếp, tinh gọn, Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 có 14 Bộ, 3 Cơ quan ngang Bộ và 5 cơ quan thuộc Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận nhận quyền sử dụng đất
18:51'
Chiều 18/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì họp với một số bộ, ngành, địa phương để cho ý kiến về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam
18:36'
Theo các chuyên gia, việc khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam là rất cần thiết để tăng công suất cho hệ thống, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng hai con số.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm các Phó Thủ tướng và Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021 - 2026
18:17'
Chiều 18/2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021 - 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ
17:55'
Sáng 18/2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.