APEC 2017: Kết quả cuộc họp bảy Ủy ban và nhóm công tác
Ngày 27/2, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương 2017 và các cuộc họp liên quan bước vào ngày làm việc thứ mười với các hoạt động của bảy ủy ban và nhóm công tác trong các lĩnh vực Thương mại và Đầu tư (CTI), Kinh tế (EC), Hợp tác kinh tế - kỹ thuật (SCE), Quản lý và N gân sách (BMC), Đối tác chính sách về an ninh lương thực (PPFS), Nghề cá và Đ ại dương (OFWG) và Điều phối kinh tế mạng (AHSGIE).
Trong phiên toàn thể đầu tiên của Ủy ban Kinh tế, các đại biểu đã thảo luận tình hình hợp tác Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương trong các lĩnh vực thuận lợi hoá kinh doanh, quản trị và luật doanh nghiệp, c ải cách hành chính, quản trị nhà nước. Phiên họp cũng đánh giá triển vọng kinh tế khu vực, với sự đóng góp của các chuyên gia từ Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC (PSU) và Viện Q uản lý kinh tế Trung ương (Việt Nam).
Theo nhận định của Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC, tăng trưởng Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương trong giai đoạn từ nay đến năm 2019 dự báo tăng nhẹ và ngày càng ổn định, dù còn nhiều yếu tố bất định. Năm 2016, tăng trưởng Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương dự kiến khoảng 3,3%, cao hơn mức 3,1% của thế giới, dù thấp hơn con số 3,5% của năm 2015. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương cũng tiếp tục dẫn đầu thế giới về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Sau khi kết thúc phiên họp toàn thể ngày 26/2, Ủy ban Quản lý và N gân sách tổ chức phiên họp chung với Ủy ban Hợp tác kinh tế - kỹ thuật , tập trung trao đổi những khía cạnh quản lý và ngân sách có thể đóng góp vào việc thực hiện Chính sách nâng cao năng lực Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương thông qua hợp tác kinh tế kỹ thuật trong khuôn khổ h ợp tác kinh tế - kỹ thuật.
Tiếp nối ngày thảo luận thứ nhất về các vấn đề lớn như hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thực hiện các Mục tiêu Bogor, triển vọng hình thành Khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP), các vấn đề thương mại và đầu tư thế hệ mới, Ủy ban Thương mại và Đầu tư tiếp tục bàn biện pháp thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực sâu rộng hơn.
Các nội dung lớn được trao đổi bao gồm hợp tác và phá t triển chuỗi cung ứng, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) tham gia thị trường quốc tế , tăng trưởng xanh và hàng hoá, dịch vụ môi trường, dịch vụ, đầu tư...
Cuộc họp Nhóm Điều phối kinh tế mạng ngày 27/2 là dịp để các đại biểu đóng góp ý kiến cho dự thảo các nguyên tắc Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, hướng tới xây dựng một lộ trình Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương về kinh tế mạng trong năm 2017.
Thành lập năm 2015, Điều phối kinh tế mạng là một trong những cơ chế mới của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương nhằm thảo luận thúc đẩy hợp tác Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương trong các vấn đề liên quan nền kinh tế số, kinh tế mạng, đồng thời điều phối các sáng kiến Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua kinh tế số và kinh tế mạng.
Đối với Việt Nam, kinh tế mạng cũng là một lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển. Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, trong vòng 5 năm tới, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt 10 tỷ USD , với mức tăng trưởng 30 – 50% mỗi năm.
Trong ngày làm việc cuối cùng, hai nhóm Đối tác chính sách về an ninh lương thực, Nghề cá và Đ ại dương đã thông qua các kế hoạch công tác năm 2017, thảo luận công tác chuẩn bị và đóng góp của các nhóm cho “Đối thoại chính sách cao cấp về an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu” vào tháng 8/2017 tại thành phố Cần Thơ. Hai nhóm cũng tổ chức phiên họp chung nhằm thúc đẩy vai trò của hợp tác nghề cá và phát triển th ủy sản bền vững đối với an ninh lương thực khu vực.
Các cuộc họp hôm nay cũng là dịp để các bộ, ngành Việt Nam trong vai trò chủ nhà báo cáo tình hình triển khai và đề xuất nhiều dự án Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đóng góp vào các ưu tiên của Năm APEC 2017. Nổi lên là các sáng kiến về “Thúc đẩy tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực dịch vụ”, “ Thích ứng với biến đổi khí hậu: tác động đối với chiến lược mới về an ninh lương thực APEC ”, “Phát triển kinh doanh nông nghiệp nhằm thúc đẩy chuyển đổi lao động nông thôn” .../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Chia sẻ kinh nghiệm đảm bảo an ninh lương thực, ứng phó với biến đổi khí hậu
16:13' - 27/02/2017
Vấn đề tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những ưu tiên được chủ nhà Việt Nam đưa ra trong Năm APEC 2017.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Hội nghị SOM 1 và các cuộc họp liên quan bước vào ngày làm việc thứ 10
08:01' - 27/02/2017
Ngày 27/2, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương và các cuộc họp liên quan bước vào ngày làm việc thứ 10.
-
Kinh tế Việt Nam
Các Ủy ban APEC trong Hội nghị SOM 1 và các cuộc họp liên quan họp phiên toàn thể
21:37' - 26/02/2017
Ngày 26/2, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương và các cuộc họp liên quan tiếp diễn.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC 2017: Cơ hội thúc đẩy thương mại và đầu tư của doanh nghiệp Việt
21:29' - 26/02/2017
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương là diễn đàn kinh tế hàng đầu, là cơ chế khởi xướng ý tưởng và động lực của tăng trưởng, thương mại và đầu tư khu vực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 – Cảng hàng không Đồng Hới
13:43'
Đây là dự án thành phần thuộc Dự án “Xây dựng nhà ga hành khách T2 và mở rộng sân đỗ máy bay – Cảng hàng không Đồng Hới” với tổng mức đầu tư 1.750 tỷ đồng từ nguồn vốn của ACV.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh thành tuyến đường hơn 400 tỷ đồng nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai
13:42'
Tổng kinh phí đầu tư của dự án là 412 tỷ đồng; trong đó, chi phí xây dựng chiếm 278 tỷ đồng, phần còn lại là chi phí giải phóng mặt bằng và các chi phí khác (134 tỷ đồng).
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh: Đồng loạt khởi công, khánh thành nhiều công trình hạ tầng giao thông trọng điểm
13:41'
Các dự án gồm Khánh thành công trình Xây dựng Nhà ga T3, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Xây dựng đường nối đường Trần Quốc Hoàn – đường Cộng Hòa, quận Tân Bình...
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công Dự án khu đô thị, sinh thái Eco Retreat
13:41'
Khu đô thị sinh thái, thương mại du lịch Eco Retreat do Công ty DB và Tập đoàn Eco Park làm chủ đầu tư có diện tích khoảng 220 ha, tổng mức đầu tư gần 17.000 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành kết nối Tây Nguyên với Đông Nam Bộ
12:54'
Hai dự án khởi công lần này gồm dự án thành phần 3 và thành phần 5 do UBND tỉnh Bình Phước phụ trách, tổng vốn gần 5.000 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp long cầu Rạch Miễu 2
12:54'
Hợp long cầu Rạch Miễu 2 đặt nền tảng cho các mốc thời gian đến ngày 30/6/2025 sẽ hoàn thành toàn bộ 100% số cầu trên tuyến... và đưa vào khai thác trong tháng 8/2025
-
Kinh tế Việt Nam
Vingroup khởi công dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ
12:33'
Sáng 19/4, Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ - Vinhomes Green Paradise.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công dự án đường bộ cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đoạn qua Ninh Bình
12:25'
Đây là công trình giao thông trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, được lựa chọn là công trình tiêu biểu chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Cà Mau khởi công, động thổ 2 dự án quan trọng
11:59'
Tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa Cà Mau...