APEC 2017: Chia sẻ kinh nghiệm đảm bảo an ninh lương thực, ứng phó với biến đổi khí hậu
Cuộc họp của Ủy ban chỉ đạo SOM về hợp tác kinh tế kỹ thuật (SCE) và Ủy ban quản lý ngân sách (BMC), trong khuôn khổ Hội nghị các Quan chức Cao cấp Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương 2017 (APEC 2017) lần thứ nhất (SOM 1) và các cuộc họp liên quan. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
Bên lề Cuộc họp nhóm công tác về chính sách an ninh lương thực trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp (SOM1) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương năm 2017 diễn ra từ 25-27/2 tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), các đại biểu tham dự đã nêu một số ý kiến xoay quanh vấn đề này.
Biến thách thức thành cơ hội Tiến sỹ Trần Đại Nghĩa, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tham gia Nhóm công tác về chính sách an ninh lương thực cho biết, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gồm hai nội dung: Nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.Điều này có nghĩa, ngành nông nghiệp phải có hướng triển khai, hướng sản xuất mang lại hiệu quả cao nhất cho người nông dân, nhà sản xuất các sản phẩm nông nghiệp. Minh chứng cho hướng đi này chính là việc Chính phủ đã cho phép chuyển đổi linh hoạt gần 100 nghìn ha lúa vùng ven biển bị xâm nhập mặn sang nuôi trồng thủy sản.
Một số địa phương đã chuyển đổi từ cơ cấu ba vụ lúa trong một năm sang hai vụ lúa - màu nhằm tiết kiệm nước, khai thác diện tích đất trồng hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm.
Tiến sỹ Trần Đại Nghĩa chia sẻ, tại Cuộc họp Nhóm công tác về chính sách an ninh lương thực, những kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh lương thực từ phía chủ nhà Việt Nam được các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đánh giá rất cao về tính thực tiễn cũng như hiệu quả.Việt Nam là một trong những nền kinh tế nằm trong vùng dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu, phải đối mặt với nhiều thảm họa thiên tai quy mô quốc gia như hạn hán, xâm nhập mặn, bão lũ, rét đậm kéo dài, băng giá, mưa lũ kéo dài bất thường. Khi gặp phải những nghịch cảnh như vậy, chúng ta phải tìm hướng để thích ứng, biến thách thức từ biến đổi khí hậu thành cơ hội phát triển của ngành nông nghiệp.
Tiến sỹ Trần Đại Nghĩa lấy ví dụ, trong năm vừa qua, ở Sóc Trăng, các nông dân đã trúng mùa tôm do chuyển sang nuôi giống tôm nước lợ thích hợp với tình trạng xâm nhập mặn ngày càng gay gắt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Hay như ở Ninh Thuận, các nông dân đã chuyển từ trồng lúa sang trồng táo, nho, tỏi… là những loại cây có giá trị gia tăng cao mà không cần nhiều nước, thích hợp với tình trạng khô hạn kéo dài.Bình Thuận đã chuyển nhiều vùng trồng lúa sang trồng cây thanh long cho thu nhập rất cao. Những cách làm này đã và đang giúp ngành Nông nghiệp Việt Nam nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, góp phần tăng cường an ninh lương thực ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hợp tác củng cố cơ sở hạ tầng ngành nông nghiệp Ông Patrick Edward Meran, đại biểu đến từ Mỹ cho biết, vấn đề an ninh lương thực là một trong những nội dung quan trọng được bàn thảo tại Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp (SOM1) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương 2017.Đảm bảo an ninh lương thực là vấn đề cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay. Hợp tác về an ninh lương thực nói chung và hợp tác nhằm củng cố cơ sở hạ tầng trong ngành nông nghiệp ngày càng trở thành một trong những nội dung quan trọng của nhiều tổ chức và diễn đàn khu vực và quốc tế trong đó có Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.
Ông Patrick Edward Meran chia sẻ, các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đã cùng nhau đóng góp những kinh nghiệm của mình trong việc đảm bảo an ninh lương thực, ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm giải quyết thách thức này trong khu vực."Phía chủ nhà Việt Nam đã chuẩn bị rất tốt nội dung cuộc họp và tôi đánh giá cao những đề xuất của phía Việt Nam. Tôi rất hy vọng về những kết quả sẽ đạt được tại Đối thoại cao cấp về an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu tổ chức tại thành phố Cần Thơ vào tháng 8/2017 tới”, ông Patrick Edward Meran nói./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Hội nghị SOM 1 và các cuộc họp liên quan bước vào ngày làm việc thứ 10
08:01' - 27/02/2017
Ngày 27/2, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương và các cuộc họp liên quan bước vào ngày làm việc thứ 10.
-
Kinh tế Việt Nam
Các Ủy ban APEC trong Hội nghị SOM 1 và các cuộc họp liên quan họp phiên toàn thể
21:37' - 26/02/2017
Ngày 26/2, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương và các cuộc họp liên quan tiếp diễn.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC 2017: Cơ hội thúc đẩy thương mại và đầu tư của doanh nghiệp Việt
21:29' - 26/02/2017
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương là diễn đàn kinh tế hàng đầu, là cơ chế khởi xướng ý tưởng và động lực của tăng trưởng, thương mại và đầu tư khu vực.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Cơ hội thúc đẩy thương mại và đầu tư của doanh nghiệp Việt
21:22' - 26/02/2017
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương là diễn đàn kinh tế hàng đầu, là cơ chế khởi xướng ý tưởng và động lực của tăng trưởng, thương mại và đầu tư khu vực.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Tiếp tục các cuộc họp trong khuôn khổ Hội nghị SOM 1 và các cuộc họp liên quan
07:48' - 26/02/2017
Đây là một trong những ngày diễn ra các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản khu vực châu Á-TBD
20:02' - 25/02/2017
Đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản là chưa đủ mà điều quan trọng là phải tạo ra được thu nhập từ nguồn đó, mang lại lợi ích cho ngư dân, phụ nữ vùng biển, cộng đồng ngư nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với các tập đoàn kinh tế lớn của Brazil
07:42'
Sáng 6/7 theo giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo các tập đoàn kinh tế hàng đầu Brazil.
-
Kinh tế Việt Nam
Mưa to, lũ lớn gây nhiều thiệt hại tại vùng núi phía Tây Nghệ An
18:59' - 06/07/2025
Một số gia đình phải di chuyển ra khỏi vị trí nguy hiểm đề phòng sạt lở, sụt trượt đất đá để đảm bảo an toàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế
14:34' - 06/07/2025
Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt 25,7% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48' - 06/07/2025
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45' - 06/07/2025
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44' - 06/07/2025
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59' - 06/07/2025
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36' - 06/07/2025
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56' - 06/07/2025
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.