APEC 2017: Kết thúc Hội nghị Mạng lưới các Trung tâm nghiên cứu APEC
Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp (SOM -2) Diễn đàn hợp tác châu Á-Thái Bình Dương và các cuộc họp liên quan, chiều 13/5, tại Hà Nội, Hội nghị Mạng lưới các Trung tâm nghiên cứu APEC (ASCC) do Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức đã kết thúc sau hai ngày làm việc (12-13/5).
Đây là hội nghị thường niên của Mạng lưới các Trung tâm nghiên cứu APEC, quy tụ các học giả, các viện nghiên cứu ở châu Á – Thái Bình Dương để chia sẻ về những vấn đề lớn trong khu vực, đề xuất các biện pháp thúc đẩy hợp tác và các khuyến nghị nhằm cụ thể hóa các nội dung ưu tiên của APEC trong năm 2017.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Chủ tịch Hội nghị các quan chức cao cấp APEC 2017 Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu bật ý nghĩa của chủ đề và các ưu tiên hợp tác của Năm APEC 2017, đồng thời nhấn mạnh "Kể từ khi thành lập năm 1993, Mạng lưới các Trung tâm nghiên cứu APEC luôn đóng một vai trò quan trọng trong thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu trong khu vực.
Đặc biệt, các học giả trong khu vực luôn tiên phong khởi xướng các ý tưởng mới, góp phần định hướng tầm nhìn và mục tiêu của APEC. Trong vai trò chủ nhà APEC 2017, Việt Nam mong muốn Hội nghị Mạng lưới các Trung tâm nghiên cứu APEC tiếp tục đóng góp tích cực và cụ thể hơn vào các kết quả lớn của Năm APEC 2017, đặc biệt là vào việc định hình APEC hướng tới 2020 và tương lai."
Phát biểu tại phiên khai mạc, Giám đốc Cơ quan hỗ trợ nghiên cứu chính sách của Ban Thư ký APEC Denis Hew đánh giá cao vai trò và đóng góp tích cực của Việt Nam đối với hợp tác APEC cũng như ý nghĩa của Năm APEC 2017. Ông khẳng định, giới nghiên cứu luôn đồng hành với Việt Nam và các nền kinh tế thành viên trong quá trình chuẩn bị và tổ chức Năm APEC 2017.
Trong hai ngày làm việc, Hội nghị đã tiến hành 7 phiên thảo luận về triển vọng khu vực châu Á – Thái Bình Dương; vai trò và tính năng động của APEC trong tình hình mới; thúc đẩy tự cường và tăng trưởng bền vững, bao trùm ở các nền kinh tế thành viên; tăng cường phát triển nguồn nhân lực và đổi mới công nghệ ở châu Á – Thái Bình Dương; phương hướng thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực sâu rộng hơn; các chính sách để tạo thuận lợi cho di chuyển lao động trong APEC; vấn đề nâng cao năng lực và tính cạnh tranh của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Chia sẻ đánh giá về cục diện thế giới và khu vực, các đại biểu cho rằng những diễn biến mới nổi lên gần đây có thể đặt ra nhiều thách thức cho tăng trưởng kinh tế khu vực, việc hoàn tất mục tiêu Bogor cũng như xây dựng tầm nhìn APEC sau 2020.
Trong bối cảnh đó, các thành viên APEC cần có cách tiếp cận tổng thể, tạo cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với các nền kinh tế và các doanh nghiệp.
Hội nghị đã gợi mở nhiều ý tưởng, biện pháp nâng cao sự năng động của APEC, khẳng định vai trò không thể thiếu trong cấu trúc khu vực đang định hình, là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực và thế giới.
Các ý kiến trong Hội nghị đã nêu bật vị thế của châu Á – Thái Bình Dương là động lực của tăng trưởng và liên kết toàn cầu, với tỷ trọng GDP khu vực trong GDP toàn cầu đạt tới 53,9% (vào năm 2015) và tập hợp 5 trong số 10 nền kinh tế thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất thế giới.
Các đại biểu cũng tập trung trao đổi về các giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững ở các nền kinh tế thành viên trong bối cảnh gia tăng nhiều thách thức lớn như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và năng lượng, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia… Hội nghị đề xuất nhiều khuyến nghị thúc đẩy nền kinh tế tự cường, thân thiện môi trường hướng tới phát triển bền vững, đề cao vai trò của APEC trong hoàn tất các Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 và các biện pháp quản lý khủng hoảng.
Các diễn giả nhấn mạnh vai trò then chốt của nguồn nhân lực và sáng tạo công nghệ trong thúc đẩy khả năng cạnh tranh và triển vọng phát triển kinh tế của các nền kinh tế thành viên, cho rằng thời đại công nghệ số càng đòi hỏi cách tiếp cận mới đối với giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Các đại biểu đề xuất nhiều biện pháp thúc đẩy hợp tác giáo dục và khoa học công nghệ nhằm gia tăng trao đổi thương mại và liên kết khu vực.
Trao đổi về triển vọng của liên kết kinh tế khu vực, Hội nghị đánh giá những mặt thuận lợi và không thuận lợi, triển vọng của những sáng kiến liên kết kinh tế khu vực, gợi mở hướng liên kết kinh tế khu vực vừa bảo đảm sự bền vững và công bằng xã hội, nhất là trong bối cảnh xu hướng hoài nghi toàn cầu hóa và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng.
Khuôn khổ APEC về di chuyển lao động là sáng kiến do Việt Nam và Australia đồng chủ trì. Mục tiêu của Khuôn khổ là tạo thuận lợi cho việc di chuyển lao động giữa các nền kinh tế APEC. Trong phiên thứ sáu của Hội nghị, các đại biểu APEC đã cùng thảo luận về chính sách đối với lao động nhập cư trong APEC, những khó khăn trong việc thúc đẩy thuận lợi hóa di chuyển lao động, đồng thời nêu những vấn đề cụ thể liên quan tới chính sách nhập cư, xuất khẩu lao động tại các nền kinh tế thành viên.
Tại phiên thảo luận cuối cùng, các đại biểu đã trao đổi về các giải pháp nhằm nâng cao năng lực và tính cạnh tranh của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Nhiều ý kiến cho thấy doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa đang góp phần quan trọng vào tăng trưởng của các nền kinh tế APEC song vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tài chính, xây dựng mạng lưới đối tác và nâng cao trình độ nguồn nhân lực.
Để thích nghi với những xu thế và thách thức mới trong khu vực, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa cần xây dựng lợi thế cạnh tranh dựa vào áp dụng công nghệ mới và thương mại điện tử. Một số hướng giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp và xây dựng mạng lưới các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong chuỗi giá trị toàn cầu đã được đề cập đến.
Mạng lưới các Trung tâm nghiên cứu APEC là mạng lưới gồm hơn 50 trung tâm nghiên cứu của 21 thành viên, được thành lập theo sáng kiến của các nhà lãnh đạo APEC năm 2006 nhằm thúc đẩy hợp tác giữa các viện nghiên cứu và tăng cường phối hợp giữa các học giả về các vấn đề hợp tác khu vực.
Là nền kinh tế chủ nhà, Việt Nam hiện đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng điều hành của Cơ quan hỗ trợ nghiên cứu chính sách của Ban Thư ký APEC và chủ trì tổ chức Hội nghị thường niên của Hội nghị Mạng lưới các Trung tâm nghiên cứu APEC./.
Xem thêm:
>> APEC 2017: Ngày làm việc thứ năm Hội nghị SOM 2 và các cuộc họp liên quan
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Ngày làm việc thứ năm Hội nghị SOM 2 và các cuộc họp liên quan
19:47' - 13/05/2017
Ngày 13/5, tại Hà Nội, Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp (SOM - 2) APEC và các cuộc họp liên quan tiếp tục ngày làm việc thứ năm và các cuộc họp liên quan.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Người lao động cần có ý thức rèn luyện tay nghề, nâng cao kiến thức
16:44' - 13/05/2017
Nhằm đối phó với những thách thức về nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, bản thân người lao động phải có ý thức thường xuyên học tập, rèn luyện tay nghề, nâng cao kiến thức.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: CTI thảo luận về hội nhập kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương
16:31' - 13/05/2017
Ngày 13/5, Ủy ban Thương mại và Đầu tư (CTI) của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã bắt đầu nhóm họp ở Hà Nội. Đây là phiên họp toàn thể thứ 2 của CTI trong năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng
22:25' - 24/04/2025
Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự Bộ Quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác dầu khí với Algeria
20:12' - 24/04/2025
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã tiếp và làm việc với Nghị sỹ Saleh Djeghloul, Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Algeria - Việt Nam sang công tác tại Hà Nội từ ngày 21 - 26/4/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp lực cho logistics Việt trên đường đua số và xanh
19:49' - 24/04/2025
Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển lãm công nghệ GITEX Asia 2025: Cửa ngõ kết nối toàn cầu cho doanh nghiệp Việt Nam
19:16' - 24/04/2025
Tại GITEX Asia Singapore, Việt Nam gây ấn tượng với Gian hàng Việt Nam và “Ngày Việt Nam” nhằm kết nối cộng đồng khởi nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam với toàn cầu
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội hợp tác về giải pháp công nghệ đầu tư phát triển năng lượng sạch
17:59' - 24/04/2025
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) và Hội đồng Điện lực Trung Quốc (CEC) phối hợp tổ chức Diễn đàn Quốc tế Năng lượng Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Chấn chỉnh hoạt động đăng kiểm từ gốc
17:13' - 24/04/2025
Để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm định, các cơ sở đăng kiểm đã chủ động rà soát, chấn chỉnh thái độ phục vụ không đúng mực của một số đăng kiểm viên.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách
17:13' - 24/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 812/QĐ-TTg ngày 24/4/2025 về việc thành lập Hội đồng Tư vấn chính sách.
-
Kinh tế Việt Nam
TTXVN tổ chức gặp mặt truyền thống Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
16:59' - 24/04/2025
Chương trình có sự tham dự của nhiều cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên và nhân viên của Thông tấn xã Việt Nam từng tham gia các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp nào kiểm soát ô nhiễm không khí, cải thiện chất lượng môi trường?
16:25' - 24/04/2025
Ô nhiễm không khí là một trong những thách thức môi trường nghiêm trọng tại Việt Nam. Số liệu quan trắc và chỉ số chất lượng môi trường không khí tại các thành phố này thường xuyên ở mức trung bình