APEC 2020: Bối cảnh toàn cầu đòi hỏi sự tái điều chỉnh và chuyển hướng mô hình kinh tế
Phát ngôn viên chính phủ Anucha Burapachaisri đã dẫn những điểm chính trong bài phát biểu của Tướng Prayut Chan-o-cha, trong đó đề xuất ba vấn đề APEC cần quan tâm trong tương lai.
Theo ông Prayut, trong bối cảnh toàn cầu khách biệt rất lớn so với 26 năm trước, liên quan đến những khoảng cách về thương mại, sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ và các thách thức đối với chủ nghĩa đa phương, APEC cần có sự tái điều chỉnh và chuyển hướng theo một mô hình mới. Điều này cần dựa trên thương mại và đầu tư, đóng vai trò hạt nhân của APEC và trở thành chìa khoá cho sự phục hồi kinh tế khu vực.
Theo đó, APEC cần dẫn dắt việc thúc đẩy thương mại tự do, rộng mở, đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực đi vào chiều sâu và tăng cường hệ thống thương mại đa phương. Nhân dịp này, Thủ tướng Thái Lan đã đề nghị APEC đặt trọng tâm ưu tiên vào ba vấn đề sau:
Thứ nhất, APEC cần ưu tiên kết nối thông suốt trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là kết nối kỹ thuật số nhằm thích ứng với những thay đổi trong hoạt động kinh doanh. APEC nên đặt trọng tâm vào việc xây dựng năng lực, tăng cường khả năng tiếp cận các cơ hội thương mại và đầu tư, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cũng như phát triển hạ tầng, cải thiện nguyên tắc và luật lệ, thúc đẩy năng lực nhằm tạo ra các sáng kiến đổi mới sáng tạo trong một môi trường kỹ thuật số an ninh và an toàn.
Thứ hai, khu vực châu Á-Thái Bình Dương cần đặt trọng tâm hàng đầu vào sự thành công của APEC trong thời kỳ hậu COVID-19. Mỗi lĩnh vực của xã hội, bao gồm phụ nữ, trẻ em, người già và các nhóm dễ bị tổn thương cần phải đạt được những lợi ích rõ ràng từ thương mại, đầu tư tự do, rộng mở cũng như quá trình hội nhập kinh tế khu vực công bằng, mang lại ích chung cho các bên.
Người dân khu vực APEC theo đó được hưởng sự mạnh khoẻ và thịnh vượng trong một xã hội quan tâm thúc đẩy “sự bền vững trong mọi lĩnh vực” - kinh tế, xã hội và môi trường.
Thứ ba, APEC cần tập trung thúc đẩy một một hệ thống kinh tế - xã hội tự cường trước các nhân tố mang tính phá vỡ. Thủ tướng Prayut Chan-o-cha nhận định thế giới đang đứng trước các cơ hội rất lớn trong đại dịch COVID-19. Cuộc khủng hoảng là một hồi chuông thức tỉnh, làm xuất hiện yêu cầu tự cường và linh hoạt trước các nhân tố mang tính phá vỡ.
Thái Lan đã sẵn sàng để chia sẻ kinh nghiệm phản ứng trước COVID-19 với cộng đồng quốc tế.
Kết thúc bài bài phát biểu của mình, Tướng Prayut đã bày tỏ sự cảm ơn đối với Malaysia trong vai trò dẫn dắt APEC tiến lên phía trước bất chấp những rào cản và thử thách lớn trong năm nay, tái khẳng định sự sẵn sàng của mình trong việc hợp tác với New Zealand cũng như tất cả các nền kinh tế khác vào năm tới để chuẩn bị cho Năm chủ tịch APEC 2020 của Thái Lan.
Ông Prayut cũng đã bày tỏ hy vọng các nền kinh tế thành viên APEC có thể đẩy mạnh cơ chế hợp tác mang tính xây dựng nhằm biến tầm nhìn thành hành động, dựa trên nền tảng tinh thần APEC đã giúp cho cơ chế này tồn tại trong ba thập kỷ qua vì sự thịnh vượng chung của cả khu vực./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
APEC 2020: Đảm bảo dòng chảy thương mại và đầu tư ngay cả trong khủng hoảng
10:05' - 21/11/2020
Đến nay, tổng thương mại giữa các nền kinh tế APEC và phần còn lại của thế giới đã tăng hơn 4 lần. Kể từ năm 2000, dòng vốn vào các nền kinh tế APEC đã tăng 75% và dòng vốn ra bên ngoài tăng 3 lần.
-
Kinh tế Thế giới
APEC 2020: Thủ tướng Canada nhấn mạnh tầm quan trọng của thương mại tự do
08:27' - 21/11/2020
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cùng các nhà lãnh đạo ở hai bờ Thái Bình Dương đã ký một tuyên bố tập trung vào thương mại tự do và đổi mới kỹ thuật số để phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
APEC 2020: Trung Quốc cân nhắc gia nhập CPTPP
08:07' - 21/11/2020
Ngày 20/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết chính phủ nước này sẽ cân nhắc "một cách tích cực" về khả năng gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các nước EU không đạt được thỏa thuận về lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga
20:41' - 20/05/2022
Các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã không đạt được thỏa thuận về lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga, được coi là phần cốt lõi của gói trừng phạt thứ sáu do khối này đề xuất hồi đầu tháng Năm.
-
Kinh tế Thế giới
Máy bay quân sự Mỹ hạ cánh "bất thường" xuống sân bay Nhật Bản
18:15' - 20/05/2022
Truyền thông địa phương ngày 20/5 đưa tin một máy bay vận tải Osprey của quân đội Mỹ đã "hạ cánh bất thường" tại một sân bay ở tỉnh Kagoshima, Tây Nam của Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc nối lại việc cấp thị thực du lịch ngắn hạn từ ngày 1/6
17:57' - 20/05/2022
Bộ Tư pháp Hàn Quốc nêu rõ quyết định này nhằm thu hút thêm du khách nước ngoài để thúc đẩy tiêu dùng trong nước và tiếp thêm động lực cho các ngành liên quan.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia và Singapore hợp tác xây dựng cảng container quốc tế
15:45' - 20/05/2022
Khu công nghiệp (KCN) Kendal rộng 2.700 ha ở tỉnh Trung Java - liên doanh giữa Indonesia và Singapore - đang trong quá trình mở rộng với kế hoạch xây dựng một cảng container quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc cắt giảm lãi suất tham chiếu do tác động của dịch COVID-19
14:57' - 20/05/2022
Trung Quốc ngày 20/5 thông báo sẽ cắt giảm lãi suất chủ chốt nhằm “hỗ trợ” những người mua nhà và các nhà phát triển bất động sản đang mắc nợ.
-
Kinh tế Thế giới
G7 thành lập liên minh vì an ninh lương thực toàn cầu
09:09' - 20/05/2022
Các Bộ trưởng phát triển G7 đã quyết định thành lập liên minh vì an ninh lương thực toàn cầu nhằm hỗ trợ thế giới chống lại cuộc khủng hoảng lương thực đang rình rập.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đàm phán mua dầu mỏ của Nga để tăng dự trữ chiến lược
06:50' - 20/05/2022
Ngày 19/5, hãng Bloomberg dẫn nguồn thạo tin tiết lộ Trung Quốc đang đàm phán với Nga để mua nguồn cung dầu bổ sung cho kho dự trữ chiến lược.
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine tiếp tục hợp tác với Nga về xuất khẩu khí đốt như thế nào?
06:30' - 20/05/2022
Đường ống dẫn khí đốt mang nguồn năng lượng này từ Nga đến châu Âu thông qua Ukraine tiếp tục mang lại lợi ích cho Ukraine, bất chấp cuộc xung đột của nước này với Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát kỷ lục, yêu sách tăng lương xuất hiện khắp châu Âu
05:30' - 20/05/2022
Báo Le Figaro mới đây cho biết, các công đoàn khắp châu Âu đang đấu tranh đòi tăng lương cho người lao động để bù đắp cho cuộc sống đang ngày càng chịu ảnh hưởng tiêu cực của thời giá.