APEC hướng tới tạo điều kiện để kinh tế phát triển toàn diện
Ngày 24/9, các bộ trưởng và quan chức các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã tái cam kết thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới và tăng cường quyền lực kinh tế cho phụ nữ, tạo điều kiện để kinh tế khu vực phát triển toàn diện, hiệu quả và bền vững hơn.
Các cam kết được đưa ra tại Diễn đàn APEC về phụ nữ và kinh tế 2021 do New Zealandchủ trì diễn ra theo hình thức trực tuyến.
Nhận thức những tác động nghiêm trọng và bất bình đẳng của đại dịch COVID-19 với phụ nữ và trẻ em gái, các bộ trưởng, các quan chức và các nhà lãnh đạo kinh tế đã cam kết triển khai những chính sách giúp nâng cao cơ hội tiếp cận nguồn vốn và thị trường cho phụ nữ, thúc đẩy phụ nữ tham gia lực lượng lao động, nâng cao cơ hội cho phụ nữ nắm giữ những chức vụ lãnh đạo và hỗ trợ giáo dục, đào tạo và phát triển kỹ năng cho nữ giới.
Bộ trưởng Phụ nữ New Zealand, Jan Tinetti, người chủ trì Diễn đàn, đã kêu gọi các nước thành viên quan tâm thích đáng tới những tác động của đại dịch đối với cơ hội việc làm và đời sống của phụ nữ.Bà nhấn mạnh phụ nữ đảm nhận rất nhiều công việc quan trọng, có vai trò rõ nét trong ứng phó đại dịch COVID-19, như nhà khoa học, chuyên gia y tế, nhân viên giáo dục hay nhiều vị trí khác. Bên cạnh đó, họ còn phải đảm nhiệm công việc nhà.
Theo báo cáo mới về phụ nữ và kinh tế của APEC, quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh và mạnh trong thời gian đại dịch COVID-19 cũng làm gia tăng gánh nặng cho lao động là nữ giới khi họ vừa phải làm việc từ xa lại vừa phải đảm đương các việc chăm sóc gia đình, nội trợ.Bộ trưởng Phụ nữ New Zealand kêu gọi các nền kinh tế thành viên APEC cùng phối hợp và thực hiện những hành động mạnh mẽ, tập thể nhằm giảm thiểu nguy cơ đại dịch COVID-19 đẩy lùi những tiến bộ trong phong trào vì phụ nữ vốn rất khó khăn mới có thể đạt được trong những năm qua.
Các thành viên đã nhất trí triển khai những chính sách cho phép và thúc đẩy phụ nữ tham gia vào các lĩnh vực kinh tế chính thức, bằng cách phát hiện và thu hẹp khoảng cách chi trả lương, phân biệt nghề nghiệp và gỡ bỏ những rào cản phân biệt mang tính pháp lý và quy định đối với những doanh nghiệp nhỏ do phụ nữ điều hành hay các doanh nhân là nữ giới.
Các bộ trưởng cũng cam kết thúc đẩy cân bằng công việc và cuộc sống, chia sẻ công bằng trách nhiệm thực hiện những nghĩa vụ và công việc chăm sóc gia đình thông qua mở rộng các dịch vụ chăm sóc người già và trẻ nhỏ cũng như cơ hội tiếp cận các hệ thống bảo vệ xã hội.
Các quốc gia thành viên APEC sẽ tiếp tục chia sẻ những cách làm hiệu quả, kết hợp các giải pháp công nghệ và kỹ thuật số giúp nâng cao khả năng quản lý những công việc được trả lương và không công.
Bộ trưởngTinetti nhấn mạnh, việc đạt được mục tiêu bình đẳng giới không phải là điều dễ dàng, việc đưa ra được các chính sách và các cách tiếp cận nhìn nhận vấn đề là đặc biệt quan trọng để tiến tới tăng trưởng kinh tế toàn diện và bền vững, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch.Những quyết định và phản ứng ngày hôm nay sẽ đặt nền móng cho tương lai bền vững mai sau của phụ nữ và trẻ em gái, cho nền kinh tế khu vực có khả năng chống chịu và toàn diện hơn.
Bà Tinetti kết luận bằng việc sát cánh bên nhau, APEC sẽ giải quyết được những rào cản mang tính cấu trúc đã tồn tại từ lâu để giúp phụ nữ tham gia đầy đủ và có ý nghĩa hơn vào nền kinh tế khu vực./.
- Từ khóa :
- apec
- kinh tế
- bình đẳng giới
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
APEC nỗ lực giải bài toán phục hồi bền vững sau đại dịch COVID-19
13:02' - 03/09/2021
APEC đang ở trong giai đoạn quan trọng, khi các nền kinh tế thành viên phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế và y tế kéo dài.
-
Ý kiến và Bình luận
Các nền kinh tế APEC cam kết lộ trình an ninh lương thực trong 10 năm
06:50' - 23/08/2021
Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính gần 2,37 tỷ người không được tiếp cận với lương thực đầy đủ vào năm 2020, tăng 320 triệu người chỉ trong một năm.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế APEC tăng trưởng mạnh trong quý I/2021
18:11' - 17/08/2021
APEC trên đà đạt được mức tăng trưởng dự báo trong năm nay hiện là 6,4%, tăng nhẹ so với dự báo trước đó.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.
-
Kinh tế Thế giới
Canada đứng trước cơ hội trở thành siêu cường năng lượng của thế giới
10:34' - 11/07/2025
Ông Chris Cooper, Giám đốc điều hành Công ty LNG Canada, nhận định chuyến hàng đầu tiên của LNG Canada đã khẳng định được dấu mốc và cơ hội của ngành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc lập chiến lược thương mại – an ninh trong đàm phán
09:58' - 11/07/2025
Sau khi nhận được thư về thuế quan của Tổng thống Mỹ, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc bắt đầu xem xét "gói an ninh" toàn diện để tìm bước đột phá trong các cuộc đàm phán thuế quan với Mỹ.