Các nền kinh tế APEC cam kết lộ trình an ninh lương thực trong 10 năm
Bộ trưởng Nông nghiệp và Lương thực của các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã cam kết đưa ra một lộ trình mới để hướng dẫn các nỗ lực thúc đẩy an ninh lương thực trong 10 năm tới.
Cam kết trên được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng An ninh Lương thực được tổ chức mới đây theo hình thức trực tuyến trong khuôn khổ APEC 2021 do New Zealand đăng cai tổ chức. Trong thông báo phát đi cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp New Zealand Damien O’Connor nhận định, đảm bảo thế giới có nguồn cung cấp lương thực ổn định là một trong những thách thức lớn nhất mà các nền kinh tế APEC và phần còn lại của thế giới phải đối mặt, đặc biệt là sau khi các quốc gia phục hồi sau đại dịch COVID-19. Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính gần 2,37 tỷ người không được tiếp cận với lương thực đầy đủ vào năm 2020, tăng 320 triệu người chỉ trong một năm. Đại dịch COVID-19 đã gây ra sự gián đoạn lớn đối với nguồn cung trong cả mạng lưới sản xuất và phân phối. Theo ông Damien O’Connor, thách thức là rất to lớn, nhưng hoàn toàn có thể vượt qua được. Các diễn đàn như APEC đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy hết tiềm năng của châu Á - Thái Bình Dương trong nỗ lực chung này.Ông Damien O’Connor kêu gọi các nước cùng nhau hợp tác để vượt qua những thách thức to lớn mà thế giới đang phải đối mặt, với nhiệm vụ trước mắt là khắc phục tình trạng mất an ninh lương thực do dịch COVID-19 gây ra.
Các quốc gia cũng cần giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến an ninh lương thực như biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, thất thoát và lãng phí lương thực, tài nguyên hạn chế và yêu cầu giảm tác động của các hoạt động sản xuất lên môi trường.
Về lộ trình an ninh lương thực hướng tới năm 2030, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp New Zeland cho biết, đây là văn bản hướng dẫn để đảm bảo các nền kinh tế APEC hướng tới một mục đích chung là xây dựng một hệ thống sản xuất lương thực linh hoạt, hiệu quả và bền vững hơn, liên kết các chuỗi sản xuất, chế biến, thương mại và tiêu dùng với nhau. Lộ trình tập trung vào bốn vấn đề trọng tâm, bao gồm số hóa và đổi mới; năng suất; tính bao trùm; và tính bền vững. Cũng theo người đứng đầu ngành nông nghiệp New Zealand, tuyên bố của các Bộ trưởng An ninh Lương thực cũng được công bố cùng ngày là một dấu hiệu cho thấy cam kết của các cộng đồng APEC đối với lĩnh vực quan trọng như an ninh lương thực. Giữ vai trò Chủ tịch APEC 2021, New Zealand đã đưa ra ba ưu tiên chính sách được định hình bởi cuộc khủng hoảng COVID-19, tập trung vào việc gắn kết khu vực với nhau để thúc đẩy quá trình phục hồi mang tính bao trùm, bền vững và kiên cường./.- Từ khóa :
- apec
- kinh tế apec
- lương thực
- an ninh lương thực
- covid-19
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Đà Nẵng hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm cho hơn 50.000 hộ dân gặp khó khăn
12:31' - 20/08/2021
Các đối tượng được hỗ trợ gồm: hộ chính sách, người có công; hộ dân khó khăn; các hộ sẽ được hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu trị giá 500.000 đồng/hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp kiến nghị giải pháp duy trì chuỗi sản xuất lương thực, thực phẩm
19:06' - 10/08/2021
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, qua hoạt động của các doanh nghiệp lớn cho thấy, các chuỗi sản xuất rất quan trọng.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ NN và PTNT: Nguồn cung lương thực, thực phẩm dồi dào và chủ động
19:27' - 19/07/2021
Chia sẻ với báo chí, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khẳng định, khả năng sản xuất, cung ứng lương thực, thực phẩm dồi dào và chủ động.
-
Hàng hoá
FAO và OECD dự báo giá các mặt hàng lương thực chính sẽ giảm trong thập kỷ tới
09:21' - 06/07/2021
FAO và OECD dự báo giá các mặt hàng lương thực chính sẽ giảm trong thập kỷ tới sau khi tăng đột biến trong năm 2020.
-
Ý kiến và Bình luận
FAO: Chi phí nhập khẩu lương thực toàn cầu sẽ tăng lên mức kỷ lục trong năm 2021
07:20' - 19/06/2021
Tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc cho biết chi phí nhập khẩu lương thực toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên mức kỷ lục là 12% vào năm 2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt mức cao kỷ lục
09:48'
Trong vài tháng tới, xuất khẩu của Trung Quốc có thể được hưởng lợi từ việc các công ty nước ngoài tích trữ hàng hóa do tâm lý lo ngại.
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.