ARF đã chứng tỏ được giá trị và thế mạnh của Diễn đàn khu vực ASEAN
Tiếp tục chương trình làm việc của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 (AMM-54) và các Hội nghị liên quan, tối 6/8 (giờ Việt Nam), Hội nghị diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 28 (ARF-28) đã diễn ra trực tuyến với sự tham gia của 27 nước và tổ chức thành viên. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.
Cùng điểm lại những phát triển của ARF thời gian qua, các nước đánh giá ARF tiếp tục là diễn đàn hàng đầu trong khu vực về an ninh, đạt nhiều kết quả trong xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa.Tuy gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19, Diễn đàn vẫn duy trì với 24 hoạt động trên nhiều lĩnh vực; trong số đó có đối thoại giữa các quan chức quốc phòng, đối thoại chính sách an ninh, vận dụng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS)1982, an ninh hàng hải, cứu trợ thảm họa.
Các hoạt động này đóng góp thiết thực cho các nỗ lực xây dựng lòng tin giữa các nước. Cùng với đó, Kế hoạch hành động Hà Nội II giai đoạn 2020-2025 cũng đạt được những tiến triển ban đầu với 12 hoạt động đã và đang được triển khai.
Trong trao đổi về định hướng tương lai của ARF, các nước tái khẳng định tầm quan trọng của ARF là diễn đàn hàng đầu về thúc đẩy đối thoại và hợp tác xây dựng về các vấn đề an ninh ở khu vực, ủng hộ ARF nâng cao tính hành động và tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc khu vực với ASEAN ở vị trí trung tâm.Hội nghị thông qua 38 hoạt động cho năm 2021-2022 trong các lĩnh vực như gìn giữ hòa bình, rác thải biển, luật biển và nghề cá, an toàn giao thông phà; trong đó, Việt Nam sẽ đồng chủ trì một số hoạt động như tăng cường hợp tác thực thi pháp luật trên biển, tiêu chuẩn an ninh, an toàn trong sử dụng năng lượng hạt nhân, ứng phó và phục hồi dịch bệnh.
Các nước nhất trí cần nỗ lực hơn nữa ứng phó các thách thức an ninh chung như khủng bố, mua bán người, an toàn công nghệ thông tin, tội phạm xuyên quốc gia, do diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường của các thách thức này trong bối cảnh dịch COVID-19. Nhận định về tính phức tạp của các vấn đề được bàn thảo, các Bộ trưởng yêu cầu thúc đẩy phối hợp liên ngành để nâng cao hiệu quả ứng phó. Trước tình hình COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều nơi trên thế giới, Hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác song phương, khu vực và quốc tế trong ngăn ngừa, ứng phó và giảm thiểu các tác động của dịch bệnh.Các nước kêu gọi sớm khôi phục mở cửa thị trường, kết nối các chuỗi cung ứng để bảo đảm an ninh lương thực và duy trì hoạt động kinh tế, đẩy nhanh phục hồi toàn diện ở khu vực. Bên cạnh đó, cần bảo đảm tiếp cận vaccine công bằng hiệu quả, an toàn, chất lượng.
Về các vấn đề quốc tế và khu vực, Hội nghị chia sẻ nhận thức chung về tầm quan trọng của hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Các Ngoại trưởng tái khẳng định các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, kiềm chế, đề cao luật pháp quốc tế, nhấn mạnh việc thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).Các nước hoan nghênh tiến triển mới trong xây dựng bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS1982.
Các thành viên ARF hoan nghênh việc Bộ trưởng Ngoại giao II Brunei được cử làm Đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN về Myanmar, đề nghị triển khai đầy đủ và nhanh chóng Đồng thuận 5 điểm của các nhà Lãnh đạo ASEAN, khẩn trương hỗ trợ nhân đạo cho người dân Myanmar và khẳng định ủng hộ các nỗ lực của ASEAN trong hỗ trợ Myanmar vượt qua khó khăn và tìm kiếm giải pháp vì lợi ích của người dân. Tham dự Hội nghị, đoàn Việt Nam đã có nhiều đóng góp và chia sẻ quan trọng. Đánh giá về quá trình gần 30 năm hoạt động, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, ARF đã chứng tỏ được giá trị và thế mạnh của Diễn đàn trong thúc đẩy đối thoại, hợp tác và xây dựng lòng tin ở khu vực.Chia sẻ quan ngại về tác động của dịch COVID-19 đến đời sống kinh tế - xã hội, Bộ trưởng cho rằng chung tay hành động là sức mạnh để chiến thắng dịch bệnh, đề nghị các đối tác trong ARF, đặc biệt là những nước sản xuất vaccine hàng đầu, tiếp tục hợp tác cùng ASEAN bảo đảm tiếp cận vaccine công bằng và bình đẳng, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ vaccine.
Việt Nam mong muốn các nước tham gia tích cực và đóng góp xây dựng vào đối thoại và hợp tác, vì hòa bình và an ninh bền vững ở khu vực.
Về vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tái khẳng định lập trường nguyên tắc của ASEAN và Việt Nam; nhấn mạnh tầm quan trọng của thúc đẩy lòng tin, kiềm chế không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình và gây tổn hại tới môi trường biển.Bộ trưởng chỉ rõ cần xử lý tranh chấp và khác biệt bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982 – cơ sở pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.
Việt Nam sẽ tích cực cùng các nước ASEAN khác và Trung Quốc tiếp tục nỗ lực xây dựng bộ Quy tắc COC hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.
Cùng các nước ASEAN, Việt Nam hoan nghênh việc ASEAN đã nhất trí cử Bộ trưởng Ngoại giao Brunei làm Đặc phái viên về Myanmar và Tổng Thư ký ASEAN làm Điều phối viên hỗ trợ nhân đạo cho Myanmar; nhấn mạnh ASEAN cần triển khai hỗ trợ nhân đạo cho người dân Myanmar, và kêu gọi sự ủng hộ của các đối tác cho ASEAN trong các nỗ lực này. *Kết thúc Hội nghị, các nước thông qua Tuyên bố thúc đẩy chương trình nghị sự Thanh niên, Hòa bình và An ninh đề cao vai trò, đóng góp và sự tham gia của thanh niên vào các nỗ lực duy trì hòa bình, an ninh. Chủ tịch ARF-28, Brunei sẽ ra Tuyên bố Chủ tịch về kết quả Hội nghị./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đề xuất hợp tác thiết thực giữa Nga và ASEAN
19:03' - 06/08/2021
Thứ trưởng Ngoại giao Thái Lan Vijavat Isarabhakdi đã đề xuất Nga theo đuổi hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực được xác định theo Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP).
-
Kinh tế Thế giới
Ký kết RCEP là thành tựu nổi bật của ASEAN
17:49' - 06/08/2021
Trọng tâm của những thành tựu mà ASEAN đạt được trong thời điểm toàn cầu bất ổn chưa từng có này là việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) do Malaysia tiên phong.
-
Kinh tế Thế giới
Canada nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của mối quan hệ với ASEAN
08:42' - 06/08/2021
Ngoại trưởng Canada Marc Garneau khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Canada đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc giải quyết những thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Doanh số thương mại điện tử tăng lần đầu tiên kể từ năm 2021
20:58' - 23/01/2025
Các nhà bán lẻ trực tuyến của nước này đã ghi nhận doanh thu tăng nhẹ lần đầu tiên kể từ năm 2021.
-
Kinh tế Thế giới
Truyền thông Thụy Sĩ đưa đậm nét việc Việt Nam - Thụy Sĩ nâng cấp quan hệ Đối tác toàn diện
13:36' - 23/01/2025
Trang tin Nau.ch dẫn bài viết của hãng thông tấn Keystone SDA có nhan đề “Thụy Sĩ và Việt Nam muốn tăng cường đối thoại”.
-
Kinh tế Thế giới
EU kêu gọi tăng cường ngoại giao khí hậu sau khi Mỹ rút lui
12:48' - 23/01/2025
Theo Ủy viên phụ trách vấn đề khí hậu của EU Wopke Hoekstra, châu Âu cần tăng cường vai trò ngoại giao về khí hậu, sau khi Tổng thống Mỹ một lần nữa rút khỏi nỗ lực toàn cầu chống suy thoái khí hậu.
-
Kinh tế Thế giới
Năng lượng Mặt Trời lần đầu tiên vượt than đá trong cung cấp điện năng ở EU
12:46' - 23/01/2025
Lần đầu tiên năng lượng Mặt Trời đã vượt qua than đá trong cơ cấu cung cấp điện của Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ điều chuyển 20 quan chức Bộ Tư pháp - Đề cử tân đại sứ tại EU
12:44' - 23/01/2025
Theo các nguồn thạo tin, chính quyền mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện tái cấu trúc lớn tại Bộ Tư pháp, với việc điều chuyển khoảng 20 luật sư cấp cao sang các vị trí mới.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng chậm nhất kể từ giữa năm 2023
11:23' - 23/01/2025
Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý IV/2024, đánh dấu mức tăng trưởng chậm nhất kể từ quý II/2023.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng chậm nhất kể từ giữa năm 2023
11:00' - 23/01/2025
Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý IV/2024, đánh dấu mức tăng trưởng chậm nhất kể từ quý II/2023.
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Aramco: Nhu cầu dầu thế giới sẽ tăng 1,3 triệu thùng/ngày trong năm 2025
08:24' - 23/01/2025
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ đạt 106 triệu thùng/ngày trong năm nay, sau khi ghi nhận mức trung bình khoảng 104,6 triệu thùng/ngày trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Argentina ký thỏa thuận xuất khẩu 10 triệu tấn LNG/năm với Ấn Độ
08:15' - 23/01/2025
Tập đoàn dầu khí quốc gia Argentina YPF đã ký thỏa thuận xuất khẩu 10 triệu tấn khí hóa lỏng/năm với 3 công ty của Ấn Độ, cũng như hợp tác trong lĩnh vực lithium, khoáng sản và thăm dò hydrocarbon.