ASEAN 2020: Hiện thực hóa 3 mục tiêu trong hợp tác chống dịch COVID-19
Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 và các hội nghị có liên quan (AEM-52), sáng 28/8, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã tổ chức Hội nghị tham vấn với các đối tác ngoại khối, bao gồm Nhật Bản.
Buổi tham vấn lần thứ 26 giữa ASEAN và Nhật Bản do Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, ngài Kajiyama Hiroshi đồng chủ trì.
Tại buổi tham vấn về kinh tế giữa ASEAN và Nhật Bản lần này, các Bộ trưởng ghi nhận: "tổng giá trị giao dịch hàng hóa giữa ASEAN và Nhật Bản đã đạt 225,9 nghìn tỷ USD trong năm 2019, chiếm 8% tổng lượng giá trị giao dịch thương mại của toàn khối ASEAN trong năm 2019.
Trong khi đó, tổng giá trị vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từ Nhật bản vào ASEAN đạt khoảng 20,4 nghìn tỷ USD, chiếm 12,7% tổng lượng đầu tư vào ASEAN. Những con số này đã khiến Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 và là nhà đầu tư lớn thứ hai của cộng đồng các nước ASEAN trong năm 2019. Các Bộ trưởng bày tỏ quan ngại sâu sắc về đại dịch COVID-19 bởi sự ảnh hưởng lan rộng của đại dịch tới cuộc sống của người dân và các nền kinh tế trong khu vực và trên toàn thế giới.Mặt khác, các Bộ trưởng tái khẳng định các cam kết cùng nhau hành động nhằm giảm bớt các tác động tiêu cực của đại dịch và nỗ lực đảm bảo sự bền vững của kinh tế và tài chính ở cấp vĩ mô, thông qua việc mở cửa thị trường cho thương mại và đầu tư, đảm bảo sự bền vững của chuỗi cung ứng, nhất là đối với các hàng hóa thiết yếu nhưcác sản phẩm y tế, thuốc và lương thực trong khu vực.
Các Bộ trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của những nỗ lực chung trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế và ổn định xã hội trong khu vực bao gồm cả việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trong năm 2020.
Ngoài ra, các Bộ trưởng cũng ghi nhận tiến triển của việc triển khai Kế hoạch Hành động về việc phục hồi kinh tế giữa ASEAN và Nhật Bản đã được các Bộ trưởng của hai bên thông qua tại cuộc họp đặc biệt trực tuyến ngày 29 tháng 7 năm 2020.
Kế hoạch bao gồm nhiều hoạt động cụ thể nhằm hiện thực hóa 3 mục tiêu chính trong quá trình hợp tác chống lại đại dịch COVID-19. Cụ thể, đảm bảo mối quan hệ kinh tế gần gũi giữa ASEAN và Nhật Bản; giảm nhẹ các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 lên các nền kinh tế; củng cố sự linh hoạt của các nền kinh tế trong khu vực.
Các Bộ trưởng nhấn mạnh niềm tin rằng Kế hoạch sẽ giúp ASEAN và Nhật Bản vượt qua các thách thức của đại dịch và đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của khu vực sau đại dịch. Các Bộ trưởng hoan nghênh việc Nghị định thư lần thứ nhất về việc điều chỉnh Hiệp đinh Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP); trong đó có các chương về Thương mại dịch vụ, di chuyển của thể nhân và đầu tư vào ngày 1 tháng 8 năm 2020 và hướng tới việc triển khai một cách toàn diện trong năm nay./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Đẩy nhanh tiến độ tham vấn để đưa Hiệp định AHKFTA và AHKIA vào thực thi
10:38' - 28/08/2020
Việc hợp tác giữa các nước ASEAN và Hong Kong, Trung Quốc thông qua FTA (AHKFTA) và Hiệp định AHKKIA là yếu tố quan trọng giúp phục hồi tăng trưởng và phát triển kinh tế, thương mại hai chiều.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN 2020: Tiếp tục triển khai Sáng kiến Hợp tác Thương mại mở rộng giữa ASEAN và Hoa Kỳ
20:25' - 27/08/2020
Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 52 và các hội nghị có liên quan (AEM-52), tối 27/8 đã diễn ra hội nghị tham vấn Bộ trưởng Kinh tế ASEAN- Hoa Kỳ (USTR).
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN 2020: Tăng cường hợp tác và chung vai chống lại đại dịch COVID-19
20:02' - 27/08/2020
Chiều 27/8 đã diễn ra Hội nghị tham vấn Bộ trưởng kinh tế ASEAN-Trung Quốc (MOFCOM) lần thứ 19 theo hình thức trực tuyến với các đối tác ngoại khối bao gồm Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ
23:21' - 30/11/2024
Thủ tướng yêu cầu việc thực hiện phải thống nhất và quyết tâm rất cao trên tinh thần “tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt; làm việc nào, dứt việc đó”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27' - 30/11/2024
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08' - 30/11/2024
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23' - 30/11/2024
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18' - 30/11/2024
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11' - 30/11/2024
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01' - 30/11/2024
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49' - 30/11/2024
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.