ASEAN 2020: Mỹ hoan nghênh tuyên bố của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36
Ngày 28/6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định Washington hoan nghênh tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36, do Việt Nam nước là Chủ tịch ASEAN 2020, chủ trì tổ chức.
Chia sẻ trên trang Twitter cá nhân, Ngoại trưởng Pompeo cho biết Mỹ hoan nghênh tuyên bố chung ASEAN khẳng định quan điểm giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế. Trong đó, ông Michael Pompeo đặc biệt lưu ý Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).
Ngoại trưởng Mỹ cũng cho biết vấn đề này sẽ sớm được đưa ra thảo luận thêm.
Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 được tổ chức theo hình thức trực tuyến vào ngày 26/6 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Hội nghị ra Tuyên bố “Tầm nhìn về ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng: Vượt lên các thách thức và duy trì tăng trưởng” và Tuyên bố ASEAN về Phát triển nguồn nhân lực cho một thế giới công việc đang đổi thay, trong đó 10 nước ASEAN thể hiện sự đồng lòng, nhất trí phối hợp để ứng phó hiệu quả với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đồng thời thúc đẩy phục hồi kinh tế - xã hội trong khu vực.
Về các vấn đề quốc tế và khu vực, lãnh đạo các nước ASEAN khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, đảm bảo Biển Đông là một vùng biển hòa bình, ổn định và thịnh vượng; nhấn mạnh tầm quan trọng của thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả và thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982.
Lo ngại về việc cải tạo, những diễn biến gần đây và những sự cố nghiêm trọng xảy ra gần đây tại Biển Đông, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực, các nhà lãnh đạo ASEAN khẳng định sự cần thiết phải tăng cường lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau, tự kiềm chế trong các hoạt động, tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình và giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982.
Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phi quân sự hóa và tự kiềm chế trong việc thực hiện mọi hoạt động của các bên yêu sách và tất cả các quốc gia khác có thể làm phức tạp thêm tình hình và leo thang căng thẳng ở khu vực Biển Đông./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam khẳng định vai trò Chủ tịch ASEAN chủ động và đầy trách nhiệm
18:35' - 27/06/2020
Đánh giá về vai trò của Việt Nam, lãnh đạo nhiều nước cũng như dư luận quốc tế đều cùng chung nhận định Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ Chủ tịch ASEAN trong 6 tháng vừa qua.
-
Ý kiến và Bình luận
EU đánh giá cao các kết quả của Hội nghị cấp cao ASEAN 36
16:56' - 27/06/2020
Bất chấp bối cảnh khó khăn, Hội nghị cấp cao chính thức đầu tiên do Việt Nam tổ chức với tư cách là Chủ tịch ASEAN 2020 đã đạt được một số kết quả quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN 2020: Sức sống vững bền của một cộng đồng tự cường, năng động
14:42' - 27/06/2020
Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi khẳng định, diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Hội nghị cấp cao 36 là minh chứng cụ thể cho tình đoàn kết và hợp tác khu vực mạnh mẽ.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN 2020: Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 là sự kiện lịch sử
14:10' - 27/06/2020
Hãng thông tấn Malaysia (Bernama) vừa có bài viết với tựa đề “Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 đi vào lịch sử trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nhật Bản dự định đến Mỹ đàm phán trực tiếp với Tổng thống D.Trump
10:09'
Ngày 17/4, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba nhận định các cuộc đàm phán thuế quan với Washington sẽ không dễ, ông dự định đến Mỹ để thương lượng với Tổng thống Donald Trump ở thời điểm thích hợp.
-
Kinh tế Thế giới
Cường quốc G7 tạm dừng chuỗi cắt giảm lãi suất 7 lần liên tiếp
09:35'
Ngân hàng trung ương Canada (BoC) phải tạm dừng chuỗi cắt giảm lãi suất 7 lần liên tiếp trong bối cảnh bất ổn do cuộc chiến thương mại mà Mỹ gây ra.
-
Kinh tế Thế giới
Fitch giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh
09:21'
Fitch Ratings hôm 16/4 công bố giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Mexico ở mức “BBB-” - đầu tư an toàn - bất chấp những biến động về chính sách thuế quan khó đoán của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tin vui cho tuyến vận tải biển quan trọng của thế giới
07:35'
Ngày 16/4, Chủ tịch Cơ quan Quản lý kênh đào Suez (SCA) của Ai Cập, ông Osama Rabie, cho biết rằng có một sự cải thiện tích cực trong hoạt động hàng hải qua kênh đào Suez trong 3 tháng đầu năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phản ứng sau khi Nhà Trắng thông báo tăng thuế lên 245%
22:45' - 16/04/2025
Ngày 16/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lâm Kiếm đã phản ứng chính thức trước việc Nhà Trắng tuyên bố hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ phải chịu thuế quan tổng cộng 245%.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát tại Anh giảm so với dự kiến
16:20' - 16/04/2025
Lạm phát tại Anh tháng 3 đã giảm xuống còn 2,6%, phần nào giúp giảm áp lực cho Ngân hàng trung ương Anh (BoE) khi chuẩn bị ứng phó với tác động kinh tế từ thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc bổ nhiệm trưởng đoàn đàm phán thương mại mới
15:20' - 16/04/2025
Chính phủ Trung Quốc ngày 16/4 đã bổ nhiệm ông Lý Thành Cương (Li Chenggang) làm trưởng đoàn đàm phán thương mại, thay Thứ trưởng Thương mại Vương Thụ Văn (Wang Shouwen).
-
Kinh tế Thế giới
4 trụ đỡ giúp kinh tế Mỹ tránh được suy thoái
14:23' - 16/04/2025
Theo các chiến lược gia Wells Fargo, có bốn yếu tố mang lại tia hy vọng cho kinh tế Mỹ trong bối cảnh bất ổn gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ kêu gọi Trung Quốc đàm phán thương mại
13:06' - 16/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Trung Quốc đàm phán về vấn đề thương mại sau khi Trung Quốc được cho là đã từ chối một thỏa thuận lớn với tập đoàn sản xuất máy bay Boeing.