ASEAN 2020: Tăng cường sức mạnh nội khối, nâng cao vai trò của Cộng đồng Kinh tế ASEAN
Mặc dù dịch COVID-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường tại nhiều quốc gia ASEAN nhưng Việt Nam đã chủ động đề xuất và tham gia vào các sáng kiến khu vực nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế, duy trì chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng khu vực và thế giới.
Bên lề Hội nghị các Bộ trưởng kinh tế ASEAN trực tuyến lần thứ 52 (AEM-52) diễn ra vào chiều 25/8 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã trả lời phóng viên về kế hoạch phục hồi kinh tế của khu vực ASEAN sau đại dịch COVID-19.
Phóng viên: Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và sẽ còn kéo dài, xin Bộ trưởng hãy chia sẻ những ưu tiên được các nước đưa ra trong Hội nghị Bộ trưởng kinh tế của ASEAN và mậu dịch tự do ASEAN? Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Năm 2020 là năm hết sức đặc biệt khi phải đối phó với dịch COVID-19, những tác động, biện pháp phòng chống dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động phát triển kinh tế nên phải có nhiều ưu tiên mới, bổ sung vào trong chương trình hoạt động năm Chủ tịch ASEAN 2020. Đầu tiên là sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng mà các nước trong ASEAN phần lớn bị tác động nặng nề. Bởi ASEAN đều những nước hướng về xuất khẩu có vai trò quan trọng trong các chuỗi cung ứng của khu vực và quốc tế và phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên nhiên liệu cũng như các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đầu vào để phục vụ cho các sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường lớn. Cùng đó là sự hạn chế của các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đã tác động đến sự luân chuyển của các dòng sản phẩm, hàng hóa mà nhiều dòng sản phẩm này rất thiết yếu cho đời sống cũng như phục vụ phòng, chống dịch bệnh. Ngoài ra, việc luân chuyển của luồng di chuyển thể nhân và của các nguồn nhân lực; các thị trường xuất khẩu lớn đều bị tác động rất mạnh mẽ do phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Vì vậy, các nước ASEAN phải có giải pháp để tăng cường hơn khả năng chống chịu của nền kinh tế cũng như khả năng ứng phó với tình hình mới. Với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã rất chủ động và tích cực phối hợp với các nước thành viên và Ban Thư ký ASEAN để xây dựng hàng loạt nội dung mới, bổ sung cho các Hội nghị cấp cao, các cơ chế hợp tác giữa nước ASEAN với 3 nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc (ASEAN+3) và các đối tác khác để đảm bảo được mục tiêu và yêu cầu trong việc đối phó với dịch bệnh cũng như tạo thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế ASEAN. Mục tiêu trong năm 2020 là kết hợp giữa những mục tiêu dài hạn, bao gồm chiến lược Cộng đồng Kinh tế ASEAN hướng tới năm 2025 với 13 sáng kiến quan trọng mà Việt Nam xây dựng đã được thông qua trong khuôn khổ hợp tác của ASEAN. Đặc biệt, cần đạt được những mục tiêu ngắn hạn để giúp giải quyết những khó khăn trước mắt của nền kinh tế ASEAN, tác động đến các doanh nghiệp mà phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tất cả những nội dung này đã được thể hiện rất đầy đủ trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao của các nhà lãnh đạo ASEAN diễn ra vào tháng 4/2020 hay các Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế của ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN+3, Hội nghị của Bộ trưởng Kinh tế ASEAN - Hàn Quốc. Hơn nữa, việc đưa ra tuyên bố các chương trình hành động, quan trọng là các tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN trong việc ứng phó với dịch bệnh COVID-19 và Tuyên bố của các Bộ trưởng kinh tế ASEAN nhằm tăng cường ứng phó với dịch bệnh.Cụ thể như Kế hoạch hành động Hà Nội, Tuyên bố chung của Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN, Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và Hàn Quốc về tăng cường kết nối và duy trì, khôi phục các chuỗi cung ứng.
Gần đây nhất, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã cơ bản thông qua chương trình dài hạn trong các hoạt động khôi phục kinh tế ASEAN với những giải pháp để thực hiện những mục tiêu đã được đề cập tới. Phóng viên: Xin Bộ trưởng cho biết những sáng kiến của Việt Nam được đưa ra trong khuôn khổ hội nghị lần này được thông qua có ý nghĩa như thế nào? Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Với những sáng kiến này, Việt Nam đã chủ động nghiên cứu, đề xuất và đưa ra trong nội dung của Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN để ứng phó với dịch COVID-19. Ngoài ra, trong Tuyên bố chung của giữa Bộ trưởng Kinh tế ASEAN với Bộ trưởng Kinh tế Hàn Quốc tăng cường tính kết nối chuỗi cung ứng mà các nước ASEAN và Hàn Quốc cùng tham gia; phục vụ cho Hội nghị cấp cao của các nhà lãnh đạo của ASEAN trong Tuyên bố chung về phòng, chống dịch và ứng phó với COVID-19. Tất cả những nội hàm lớn trong khuôn khổ đó đều do Việt Nam chủ động nghiên cứu và phối hợp với các nước ASEAN và Ban Thư ký ASEAN để thống nhất đề xuất; trong đó, các nước đều thống nhất cao những sáng kiến, nội dung mà Việt Nam đưa ra. Bên cạnh đó, việc tiếp tục tăng cường hơn nữa chuyển đổi số và dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin chính phủ điện tử được coi như là nền tảng quan trọng của Chương trình hành động Hà Nội cũng nhận được sự hưởng ứng và ủng hộ rất cao của các cơ quan chức năng các nước khi triển khai thực hiện. Đáng lưu ý, trong số 13 sáng kiến, ưu tiên về hợp tác kinh tế mà Việt Nam đưa ra trong năm 2020, 2 sáng kiến “Xây dựng Chỉ số Hội nhập số ASEAN” và “Kết nối các trung tâm đổi mới sáng tạo ASEAN” đã được hoàn thành tại thời điểm diễn ra Hội nghị AEM lần thứ 52. Các sáng kiến, ưu tiên khác vẫn đang tiếp tục được đã thảo luận và tích cực triển khai theo mục tiêu đề ra trong năm 2020. Việt Nam cũng tích cực cùng với các nước ASEAN khác và các nước đối tác thúc đẩy việc xử lý nốt những vấn đề còn tồn đọng trong đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – một trong những ưu tiên hợp tác kinh tế của Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam. Việc hoàn thành các sáng kiến, ưu tiên kinh tế sẽ góp phần quan trọng củng cố, tăng cường sức mạnh nội khối, nâng cao vai trò của Cộng đồng Kinh tế ASEAN; đồng thời, giúp ASEAN chủ động ứng phó với các thách thức phi truyền thống trong tương lai. Việt Nam cũng đã đưa ra được những khuyến nghị quan trọng trong thành lập nhóm đặc trách cấp cao của ASEAN để nghiên cứu, phối hợp xây dựng các biện pháp đảm bảo mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh, ứng phó có hiệu quả với dịch COVID-19. Thế nhưng, phải tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu đưa các nền kinh tế ASEAN trở về trạng thái bình thường mới thông qua tăng cường hợp tác và kết nối kể cả trong nội khối cũng như với các đối tác bên ngoài để đảm bảo được những yêu cầu của mục tiêu kép. Có thể nói, những kiến nghị của nhóm đặc trách cấp cao, với 5 lĩnh vực lớn đã tạo nền tảng rất quan trọng để xây dựng chương trình hành động phục hồi và tiếp tục phát triển kinh tế ASEAN sau dịch COVID-19. Vì vậy, sự chủ động, linh hoạt và năng động của Việt Nam trong việc đảm bảo vai trò của Chủ tịch ASEAN là rất tích cực. Phóng viên: Tiếp nối các Tuyên bố chung và những kế hoạch hành động phòng chống với dịch bệnh, tại hội nghị lần này, Việt Nam sẽ có tuyên bố chung nhằm tăng cường hợp tác hơn nữa giữa ASEAN với các đối tác +3. Những tuyên bố này sẽ phát đi thông điệp gì của ASEAN, thưa Bộ trưởng? Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: ASEAN dù ra tuyên bố chung trong khuôn khổ hay cấp độ nào cũng không được đi xa khỏi những mục tiêu chung trong việc xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN tự chủ và có sức đề kháng tốt với dịch bệnh COVID-19. Đồng thời, Việt Nam cũng tăng cường và đảm bảo vai trò trụ cột của ASEAN như một đối tác kinh tế lớn, quan trọng của tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Bởi, ASEAN là một khu vực kinh tế năng động và có sức phát triển hướng tới mục tiêu bền vững nhất trên thế giới. Với quy mô của tổng thương mại hàng hóa lên tới 2.800 tỷ USD và tổng GDP lên tới hơn 3.000 tỷ USD, ASEAN là một nền kinh tế lớn thứ năm của thế giới. Năm 2019, các nước ASEAN đều có tốc độ tăng trưởng rất đáng kể và ngoạn mục, đều nằm trong top những nước có tốc độ tăng trưởng GDP hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, phần lớn các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam đều hướng về nền kinh tế mở, xuất khẩu và là những thành viên rất tích cực trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy, những yêu cầu đặt ra cho các tuyên bố và kế hoạch hợp tác trong ASEAN, ASEAN+3 sẽ tập trung hướng tới tiếp tục hỗ trợ cho ASEAN hoàn thiện về mặt thể chế trong quản trị kinh tế và thương mại đầu tư, nâng cao năng lực thể chế của ASEAN. Mặt khác, tiếp tục tăng cường và tạo ra khung khổ, hạ tầng có sự kết nối và hoàn thiện trong ASEAN, kết nối với các nền kinh tế của ASEAN+3. Đặc biệt là đảm bảo chuỗi cung ứng, trong vấn đề về thị trường của các sản phẩm và nguồn nguyên liệu cũng như thị trường cho công nghệ, nhân lực. Tới đây, trong ASEAN+3 là phải tăng cường, củng cố những chuỗi cung ứng mà Việt Nam đã có, tiếp tục tăng sức đề kháng, hiệu quả của các chuỗi cung ứng này. Hợp tác trong ASEAN+3 không chỉ nhằm đảm bảo được nguồn cung ứng nguyên phụ liệu ngay bây giờ, mà phải hướng tới tiếp tục tăng cường hơn nữa sự kết nối và thể chế hóa để tạo thuận lợi cho dịch chuyển của các dòng đầu tư cũng như cơ hội tiếp cận thị trường lẫn nhau của ASEAN và các nước đối tác. Như vậy, mục tiêu Việt Nam đang hướng tới là tiếp tục nỗ lực thúc đẩy tiến trình ký kết Hiệp định RCEP trong năm 2020 tại Hà Nội. Cùng với đó là tiếp tục tìm kiếm và tăng cường hơn nữa cơ hội kết nối với những đối tác, đối tượng tiềm năng trong kinh tế - thương mại để tạo ra thêm những khung khổ thuận lợi hơn nữa cho nền kinh tế và doanh nghiệp ASEAN. Đồng thời, tiếp tục xây dựng các Quỹ để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống hạ tầng kết nối trong khung khổ ASEAN và ASEAN với đối tác. Đặc biệt, là xây dựng Chương trình hình thành Quỹ dự trữ của các sản phẩm hàng hóa thiết yếu phục vụ cho phòng, chống dịch bệnh cũng như phục vụ cho nhu cầu đời sống của nhân dân. Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng dự Diễn đàn Kinh doanh ASEAN Standard Chartered 2020
18:16' - 25/08/2020
Chiều 25/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu tại Diễn đàn Kinh doanh ASEAN Standard Chartered 2020 qua 22 điểm cầu trực tuyến và phát trên các mạng truyền thông quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN 2020: Rà soát tiến trình triển khai các sáng kiến về kinh tế
17:20' - 25/08/2020
Hội nghị các Bộ trưởng kinh tế ASEAN trực tuyến lần thứ 52 (AEM-52) đã diễn ra vào chiều 25/8 tại Hà Nội.
-
Thị trường
Bộ trưởng Thương mại Australia đánh giá cao tiềm năng của thị trường ASEAN
08:06' - 25/08/2020
Bộ trưởng Thương mại Australia Simon Birmingham mới đây nhất đã lên tiếng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp nước này nên “khám phá” nhiều hơn các cơ hội tiềm năng từ các nước ASEAN.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar
14:54'
Chiều 30/3, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ cho lực lượng tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường carbon mở đường cho nông nghiệp xanh và bền vững
11:40'
Thị trường carbon sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho ngành lâm nghiệp và nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy bảo vệ môi trường, tạo ra nguồn thu tài chính bền vững, cải thiện đời sống cộng đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tây Ninh tăng tốc phát triển hạ tầng, thúc đẩy liên kết vùng
11:40'
Một trong những dự án trọng điểm đang được tỉnh Tây Ninh đặc biệt quan tâm là tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài.
-
Kinh tế Việt Nam
SỰ KIỆN KINH TẾ TRONG NƯỚC NỔI BẬT TUẦN QUA
08:49'
Dưới đây là một số sự kiện kinh tế trong nước nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải hoàn thành tuyến cao tốc trục Bắc – Nam từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025
21:01' - 29/03/2025
Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Brazil khẳng định trở thành cầu nối cho Việt Nam vào Mercosur và Mỹ Latinh
19:54' - 29/03/2025
Tổng thống Brazil khẳng định sẵn sàng trở thành cầu nối cho Việt Nam vào khu vực Mercosur và Mỹ Latinh; đồng thời mong muốn Việt Nam làm cầu nối, điểm tựa quan trọng để Brazil vào thị trường ASEAN.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát huy thế mạnh để vùng đất Quảng – Đà vươn ra biển lớn, xứng tầm quốc gia và quốc tế
19:49' - 29/03/2025
Chiều 29/3, tại thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương làm việc với Ban Thường vụ thành phố Đà Nẵng và Ban Thường vụ tỉnh Quảng Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế Hải Dương quý I đạt hai con số
19:01' - 29/03/2025
Theo Đảng ủy UBND tỉnh Hải Dương, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP theo giá so sánh) quý I ước đạt 30.193,8 tỷ đồng, tăng 10,94% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn hàng không vũ trụ Embraer
18:13' - 29/03/2025
Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề nghị ông Francisco Gomes Neto, Chủ tịch Tập đoàn Embraer của Brazil hợp tác phát triển ngành công nghiệp hàng không Việt Nam.