ASEAN 2020: Rà soát tiến trình triển khai các sáng kiến về kinh tế
Hội nghị AEM-52 đã tập trung thảo luận về việc rà soát tiến trình triển khai các sáng kiến về kinh tế trong năm 2020 khi Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch.
Cùng với đó, thảo luận, cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 và ứng phó của khu vực, bao gồm khả năng xây dựng kế hoạch phục hồi toàn diện của ASEAN; thảo luận các khuyến nghị của nhóm đặc trách về hội nhập kinh tế ASEAN trình lên các Bộ trưởng Kinh tế.
Ngoài ra, hội nghị còn bàn về báo cáo của các quan chức kinh tế cao cấp (SEOM) lên các Bộ trưởng Kinh tế; bàn luận nội dung chuẩn bị cho đối thoại với hàng loạt đối tác của ASEAN cũng như với cộng đồng doanh nghiệp khu vực; chia sẻ quan điểm của các Bộ trưởng về tiến trình cải cách WTO...
Tại hội nghị, các Bộ trưởng cũng đã xem xét, thảo luận và thông qua một số văn kiện chính do SEOM trình lên.
Cụ thể là, chỉ số hội nhập số ASEAN; tài liệu tham chiếu (TOR) về kết nối các trung tâm đổi mới sáng tạo ASEAN; hướng dẫn thúc đẩy kinh doanh toàn diện trong ASEAN.
Đáng lưu ý, chỉ số hội nhập số ASEAN và tài liệu tham chiếu về kết nối các trung tâm đổi mới sáng tạo ASEAN là hai trong tổng số 13 sáng kiến ưu tiên của Việt Nam cho năm Chủ tịch ASEAN 2020.
Các sáng kiến còn lại vẫn đang được Việt Nam tham vấn và thúc đẩy triển khai, dự kiến sẽ được hoàn thành trong năm 2020 theo kế hoạch đề ra.
Mặc dù dịch COVID-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường tại nhiều quốc gia ASEAN, Việt Nam vẫn nỗ lực thúc đẩy việc tổ chức các hội nghị cấp Bộ, cấp Vụ cũng như cấp nhóm công tác nhằm duy trì việc vận hành của khung hợp tác kinh tế ASEAN, thúc đẩy các hoạt động thương mại, đầu tư, kết nối, sáng tạo.
Đặc biệt, Việt Nam đã chủ động đề xuất và tham gia vào các sáng kiến khu vực nhằm thúc đẩy phục hồi kinh tế, duy trì chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng khu vực và thế giới.
Về nội khối là ban hành Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, Kế hoạch hành động Hà Nội.
Về ngoại khối, ra Tuyên bố chung và Kế hoạch hành động của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN Cộng Ba; tuyên bố chung và Kế hoạch hành động của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN - Nhật Bản; tuyên bố chung của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN - Trung Quốc và tuyên bố chung của các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN - Hàn Quốc.
Ngoài ra, hội nghị AEM-52 cũng đã trao đổi quan điểm về các diễn biến kinh tế ở góc độ toàn cầu và khu vực; bao gồm cả tác động kinh tế của đại dịch COVID-19.
Một số nội dung nổi bật khác cũng đã được hội nghị thảo luận trong nội bộ ASEAN về định hướng đàm phán, hướng tới mục tiêu kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế khu vực (RCEP) vào cuối năm 2020 theo chỉ đạo của các nhà lãnh đạo.
Ngoài ra, triển khai Kế hoạch tổng thể năm 2025 của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), đặc biệt là việc đánh giá giữa kỳ để có thể điều chỉnh Kế hoạch tổng thể năm 2025 phù hợp với bối cảnh mới trong khu vực cũng như giúp ASEAN vượt qua các thách thức trên quy mô toàn cầu.
Hơn nữa, tiến độ thực hiện 13 ưu tiên, sáng kiến (PED) do Việt Nam đề xuất trong năm Chủ tịch ASEAN 2020; trong đó, đã hoàn thành việc thực hiện 2 sáng kiến và đang trong giai đoạn cuối hướng đến hoàn thành các ưu tiên còn lại.
Cuối cùng là những phát triển trong quan hệ kinh tế ASEAN với đối tác ngoại khối như: Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hong Kong (Trung Quốc), Autralia, New Zealand, EU..../.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyên bố chung tại hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) hẹp lần thứ 26
18:22' - 11/03/2020
Trong khuôn khổ chuỗi Hội nghị AEM hẹp lần thứ 26 tại Đà Nẵng, chiều 11/3, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã ra Tuyên bố chung về tăng cường khả năng phục hồi kinh tế của ASEAN để đối phó với COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chuyển đổi năng lượng sạch tại Việt Nam diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh
17:30' - 23/03/2023
Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi năng lượng sạch với tốc độ ngày càng nhanh và được coi là quốc gia dẫn đầu về chuyển đổi năng lượng sạch ở Đông Nam Á.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia thúc đẩy sử dụng mã QR toàn ASEAN
15:44' - 23/03/2023
Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (Kadin) đã kêu gọi tất cả các thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thông qua mã QR toàn ASEAN.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Nhật Bản đánh giá kinh tế phục hồi nhẹ
18:30' - 22/03/2023
Trong báo cáo kinh tế tháng 3 công bố ngày 22/3, Chính phủ Nhật Bản đánh giá nền kinh tế nước này đang phục hồi nhẹ, song duy trì cảnh báo những bất ổn trên thị trường.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia đặt mục tiêu thành trung tâm kỹ thuật số hàng đầu Đông Nam Á
15:10' - 22/03/2023
Theo Bộ trưởng Truyền thông và Kỹ thuật số Malaysia, nước này có tiềm năng trở thành trung tâm kỹ thuật số hàng đầu được các công ty công nghệ nước ngoài lựa chọn tại khu vực Đông Nam Á.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội Pháp thông qua kế hoạch đầu tư hạt nhân của chính phủ
14:48' - 22/03/2023
Ngày 21/3, với 402 phiếu thuận và 130 phiếu chống, Hạ viện Pháp đã thông qua kế hoạch đầu tư hạt nhân của chính phủ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc khởi động chương trình xúc tiến du lịch theo chủ đề
13:29' - 22/03/2023
Ngày 21/3, tại Bắc Kinh, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc đã khởi động chương trình xúc tiến du lịch, với 10 tuyến du lịch theo chủ đề được công bố.
-
Kinh tế Thế giới
Các ưu tiên trong hợp tác kinh tế Trung Quốc-Nga trước năm 2030
12:47' - 22/03/2023
Ngày 21/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin Nga đã ra Tuyên bố chung về Kế hoạch phát triển những ưu tiên trong hợp tác kinh tế Trung-Nga trước năm 2030.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam và 7 quốc gia khác được mời dự Hội nghị thượng đỉnh G7
10:50' - 22/03/2023
Chính phủ Nhật Bản dự định mời các nhà lãnh đạo của 8 quốc gia không thuộc G7, trong đó có Việt Nam, tới tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 ở thành phố Hiroshima vào tháng 5 tới.
-
Kinh tế Thế giới
EU lục soát một công ty lớn sản xuất nước tăng lực tại châu Âu
20:29' - 21/03/2023
Ngày 21/3, EC thông báo một nhóm điều tra chống độc quyền của EU đã kiểm tra cơ sở của một công ty sản xuất nước tăng lực do nghi công ty này có hành vi cạnh tranh không lành mạnh.