ASEAN 2020: Tổng thư ký ASEAN đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Việt Nam
Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 25/6, Tổng thư ký Lim Jock Hoi cho rằng chủ đề của Năm Chủ tịch Việt Nam về xây dựng một “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” rất phù hợp với tình hình hiện nay, đồng thời khẳng định Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 là “minh chứng cụ thể” cho tình đoàn kết và vai trò lãnh đạo của ASEAN được thể hiện qua hợp tác khu vực mạnh mẽ.
Tổng thư ký ASEAN nhấn mạnh sự cần thiết của việc đoàn kết trong khu vực nhằm ứng phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, các nhà lãnh đạo ASEAN đã khẳng định cam kết chung thúc đẩy hợp tác khu vực trong việc giải quyết các tình huống khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, tăng cường mạng lưới an sinh xã hội, và đảm bảo chuỗi cung ứng khu vực.
Theo Tổng thư ký Lim Jock Hoi, ASEAN có trách nhiệm tiếp tục hợp tác để đưa ra phản ứng chung trước dịch bệnh COVID-19 nhằm bổ trợ và tăng cường cho các phản ứng quốc gia và địa phương. Do vậy, hội nghị cấp cao lần này là dịp để ASEAN tăng cường hơn nữa sự gắn kết và chủ động thích ứng của mình, phù hợp với chủ đề của Năm Chủ tịch ASEAN Việt Nam 2020.
Về những nội dung chính của hội nghị, Tổng thư ký Lim Jock Hoi cho biết hội nghị lần này tái khẳng định sự cần thiết của kế hoạch phục hồi khu vực mà ASEAN đang tập trung xây dựng sau Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN về ứng phó với dịch bệnh COVID-19 được tổ chức vào tháng 4 vừa qua. Kế hoạch trên sẽ có sự phối hợp giữa các cơ quan chính phủ ở các quốc gia thành viên ASEAN, các ngành công nghiệp, khu vực tư nhân và các bên liên quan khác.
Ông cho biết ASEAN mong đợi nỗ lực hợp tác lớn hơn trong việc chia sẻ thông tin và kiến thức, trong phát triển y tế, cũng như trong các chính sách đối nội về an sinh xã hội và y tế. Bên cạnh đó, việc quản lý rủi ro về sức khỏe cộng đồng và kế hoạch phục hồi nền kinh tế cho tới khi tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả bằng vaccine cũng nằm trong chương trình nghị sự của hội nghị.
Một trọng tâm khác của hội nghị là đối thoại giữa các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN với các bên chủ chốt có liên quan của Cộng đồng ASEAN trong đó có thanh niên, cộng đồng doanh nghiệp và các nghị sĩ.
Bình luận về ý kiến cho rằng đại dịch COVID-19 đã không thể ngăn ASEAN tăng cường hợp tác theo tinh thần “gắn kết và chủ động thích ứng”, Tổng thư ký Lim Jock Hoi cho biết, ngay từ đầu, các quốc gia thành viên đã nhanh chóng ứng phó với dịch bệnh COVID-19 ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Phản ứng nhanh chóng và chia sẻ thông tin giữa các quan chức y tế ASEAN, sự hợp tác mạnh mẽ giữa ASEAN và các đối tác bên ngoài như ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ cũng đóng vai trò quan trọng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Theo ông, ASEAN đã hợp tác và nhanh chóng ứng phó với đại dịch thông qua hai Hội nghị cấp cao đặc biệt cũng như nhiều biện pháp được triển khai trong từng lĩnh vực. Tổng thư ký Lim Jock Hoi cho biết nhiệm vụ cấp bách của ASEAN trong thời gian tới là đưa ra một kế hoạch phục hồi mạnh mẽ, toàn diện và thiết thực nhằm giảm thiểu các tác động kinh tế xã hội của đại dịch.
Tổng thư ký Lim Jock Hoi khẳng định trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã làm được nhiều việc và "thể hiện tầm lãnh đạo mạnh mẽ trong việc dẫn đầu một phản ứng tập thể của khu vực trước đại dịch", đồng thời đánh giá cao sự đóng góp của Việt Nam, đặc biệt là việc giúp đỡ một số nước thành viên ASEAN cũng như một số nước đối tác đối thoại trong việc ứng phó với đại dịch.
Ông cũng gửi lời cảm ơn Việt Nam về vai trò dẫn dắt ASEAN trong việc ứng phó hiệu quả với đại dịch COVID-19 và chúc mừng Việt Nam về thành tích chống dịch hiệu quả. Theo Tổng thư ký ASEAN, Việt Nam đã làm tốt công tác phòng, chống dịch trong nước, đã không có ca nhiễm trong cộng đồng nào từ nhiều tuần nay và hiện Việt Nam đang bước vào giai đoạn phục hồi.
Tổng thư ký ASEAN nhấn mạnh dưới sự lãnh đạo của Việt Nam, các công việc cũng đang được tiến hành nhằm thiết lập “Quỹ ASEAN ứng phó với dịch COVID-19”, kho dự trữ vật tư y tế, và quy trình vận hành tiêu chuẩn trong các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.
Việt Nam cũng đã khởi động các cuộc thảo luận về Tầm nhìn ASEAN sau năm 2025. Đây là điều rất quan trọng, giúp ASEAN gắn kết và thích ứng tốt hơn trong tiến trình hội nhập khu vực, đồng thời thích nghi với trạng thái “bình thường mới” hiện nay và rút ra các bài học quan trọng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN 2020: Các nước ASEAN nỗ lực khôi phục nền kinh tế hậu COVID-19
16:28' - 25/06/2020
Trong những tháng qua, các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có những biện pháp để kiểm soát đại dịch COVID-19 cũng như ứng phó với các tác động kinh tế của dịch bệnh.
-
Ý kiến và Bình luận
ASEAN 2020: Lào đánh giá cao Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN
21:36' - 24/06/2020
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN của Lào, ông Thongphane Savanphet đánh giá Việt Nam đang làm tốt vai trò của mình trong cương vị là Chủ tịch ASEAN 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua 6 Báo cáo của Tổng Thư ký ASEAN trình lên Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36
18:39' - 24/06/2020
Sáng 24/6, Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN lần thứ 26 đã diễn ra với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN.
-
Kinh tế Việt Nam
ASEAN hợp tác nâng cao khả năng thích ứng với biến động
18:28' - 24/06/2020
Ngày 24/6, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã chủ trì Hội nghị Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN lần thứ 21 dưới hình thức trực tuyến.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN 2020: Thủ tướng Thái Lan dự kiến trình bày các cách tiếp cận hậu COVID-19
14:31' - 24/06/2020
Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prayut Chan-o-cha sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 và các Hội nghị Cấp cao liên quan được tổ chức dưới hình thức trực tuyến vào ngày 26/6 tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43'
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35'
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15'
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01'
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng quý thứ ba liên tiếp
15:53' - 17/02/2025
Nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục tăng trưởng trong quý IV/2024 và là quý tăng trưởng thứ ba liên tiếp, khi doanh nghiệp gia tăng đầu tư và xuất khẩu ròng cải thiện.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ sẽ xây sân bay giữa biển đầu tiên gần Mumbai
15:03' - 17/02/2025
Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng sân bay ngoài khơi đầu tiên gần trung tâm tài chính Mumbai, như một phần trong nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng của quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
27 thành phố ở Trung Quốc có GDP đạt nghìn tỷ Nhân dân tệ
15:02' - 17/02/2025
Nhiều địa phương của Trung Quốc đã công bố “báo cáo kinh tế” năm 2024, trong đó có 27 thành phố có Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khu vực đạt hơn 1.000 tỷ nhân dân tệ (137 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đảo ngược quyết định sa thải nhân viên phụ trách vũ khí hạt nhân
13:24' - 17/02/2025
Ngày 16/2, Bộ Năng lượng Mỹ xác nhận chưa đến 50 nhân viên của Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia (NNSA) bị sa thải theo chính sách cắt giảm nhân lực của chính quyền Tổng thống Donald Trump.