ASEAN cần một kế hoạch phục hồi vì lợi ích của tất cả thành viên
Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 38 và 39 và các hội nghị cấp cao liên quan sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến từ 26-28/10 dưới sự chủ trì của Brunei với chủ đề bao trùm “Chúng ta quan tâm, Chúng ta chuẩn bị, Chúng ta thịnh vượng”.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh 2021 là một năm đầy thách thức trên nhiều phương diện, cả sự lây lan của dịch COVID-19, biến động địa chính trị lẫn tình hình khu vực. Về những cơ hội, thách thức, hướng phục hồi sau đại dịch và vai trò của Việt Nam tại ASEAN trong bối cảnh hiện nay, Tiến sĩ Balaz Szantos thuộc Bộ môn Khoa học chính trị của Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) nhận định hiện nay, đại dịch COVID-19 rõ ràng vẫn là thách thức lớn nhất.Trong khi việc tiêm chủng vẫn đang diễn ra, vẫn còn tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ phải bắt đầu xây dựng một khuôn khổ cho sự phục hồi kinh tế.
Theo Tiến sĩ Szantos, các nền kinh tế chủ chốt của khu vực, trong đó có Thái Lan, bị suy yếu đáng kể do đại dịch và điều đó sẽ đòi hỏi cả một tầm nhìn mạnh mẽ lẫn sự hợp tác trong ASEAN để tạo ra một quá trình phục hồi, trong đó các nước thành viên không theo đuổi những lợi ích ngắn hạn làm ảnh hưởng đến lợi ích của các nước khác.Chẳng hạn như du lịch là một ngành công nghiệp quan trọng ở nhiều quốc gia, nhưng những nỗ lực phục hồi của mỗi quốc gia không được tác động tiêu cực đến các thành viên còn lại. Việc thúc đẩy sự phục hồi của du lịch thông qua thu hút du khách nước ngoài không được gây thiệt hại cho các thành viên ASEAN khác.
Theo đó, ASEAN cần tập trung xây dựng một kế hoạch phục hồi dựa trên sự đồng thuận nhằm đảm bảo rằng khối này phục hồi như một tập thể.
Tiến sĩ Szantos nhận xét đại dịch COVID-19 mang lại cơ hội để các nước thành viên ASEAN đánh giá lại nền kinh tế của mình. Du lịch đã trở thành một ngành công nghiệp chiếm ưu thế ở nhiều nước ASEAN, nhưng những ảnh hưởng bên ngoài đối với các nền kinh tế đó đã bị bỏ qua và tăng trưởng diễn ra mà không có cải cách cơ cấu. Các nước ASEAN sau đại dịch cần tái kiến thiết nền kinh tế theo cách thức đa dạng và bền vững hơn. “Tôi cho rằng việc phát triển sức mua nội địa sẽ là rất quan trọng: Đại dịch đã cho thấy những mối đe dọa từ việc phụ thuộc sâu vào chi tiêu nước ngoài trong khi cung cấp lao động giá rẻ,” Tiến sĩ Szantos nói. Ông Szantos cho rằng các quốc gia ASEAN cần phát triển một nền kinh tế có năng lực tự cường ngay cả trong giai đoạn không thể thu hút được du khách nước ngoài, đặc biệt là trong bối cảnh không biết rằng liệu chế độ đi lại toàn cầu có được phục hồi như trước đại dịch hay không.Việc thúc đẩy nền kinh tế nhằm tạo ra một tầng lớp chuyên gia mạnh cũng như nền tảng công nghệ và công nghiệp bản địa cũng sẽ góp phần giảm thiểu tác động của tình trạng sức mua nội địa giảm do thu nhập không khả quan và chi phí sinh hoạt tăng.
Về những đóng góp của Việt Nam cho ASEAN, Tiến sĩ Szantos nói rằng Việt Nam đã đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 ở một thời điểm rất khó khăn. Nhưng cho đến nay, ASEAN đã vượt qua khủng hoảng mà không bị rạn nứt hoàn toàn, mặc dù tổ chức này có sự hợp tác lỏng lẻo hơn so với các nhóm khu vực khác chẳng hạn như Liên minh châu Âu (EU).Với ý nghĩa đó, Việt Nam đã hoàn thành sứ mệnh của mình, đó là quy tụ tổ chức này trong một thời điểm mà các nước thành viên rất dễ muốn tìm ra con đường của riêng họ.
“Tôi cho rằng ngay lúc này ASEAN cần phải có một kế hoạch phục hồi phục vụ lợi ích của tất cả các nước thành viên và bảo vệ ASEAN khỏi ảnh hưởng gia tăng thông qua các kịch bản bẫy nợ khác nhau,” Tiến sĩ Szantos chia sẻ. Ông Szantos cho rằng rất khó để từ chối hỗ trợ kinh tế từ bên ngoài để đạt được sự phục hồi nhanh chóng, ngay cả khi những hỗ trợ đó gắn liền với những ràng buộc đáng kể. Ảnh hưởng kinh tế như vậy đã đóng một vai trò gây chia rẽ trong ASEAN khi nói đến những tranh chấp trên biển với Trung Quốc. “Điều quan trọng đối với ASEAN là phải thông qua một khuôn khổ giảm thiểu những mối đe dọa như vậy, bao gồm vận động chống lại 'lối thoát dễ dàng' bằng cách tham gia các chương trình cho vay nước ngoài lớn và tìm kiếm các mô hình phục hồi thay thế,” Tiến sĩ Szantos khẳng định./.- Từ khóa :
- asean
- kinh tế asean
- phục hồi kinh tế
- covid-19
- hậu covid-19
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN: Mục tiêu xóa bỏ lao động trẻ em
16:10' - 22/10/2021
ASEAN đang tăng cường hợp tác xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất vào năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự các Hội nghị cấp cao ASEAN theo hình thức trực tuyến
16:41' - 21/10/2021
Từ ngày 26-28/10/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39, các Hội nghị cấp cao liên quan giữa ASEAN với các Đối tác.
-
Kinh tế Thế giới
Khai trương Trung tâm Nghiên cứu các nước ASEAN tại Ukraine
08:24' - 20/10/2021
Ngày 19/10, Học viện Quan hệ quốc tế thuộc Đại học tổng hợp quốc gia Kyiv mang tên Taras Shevchenko và Bộ Ngoại giao Ukraine đã tổ chức lễ khai trương Trung tâm Nghiên cứu các nước ASEAN.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế ASEAN đang trên đà phục hồi hậu đại dịch COVID-19
14:38' - 19/10/2021
Cuộc họp Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AECC) lần thứ 20 đã được tổ chức ngày 18/10 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế thứ hai của Brunei Dato Amin Abdullah.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Quan hệ Việt - Mỹ: Chuyên gia đánh giá tích cực triển vọng mở rộng hợp tác trong tương lai
09:00'
Trong suốt 30 năm, hai nước đã chuyển từ cựu thù sang đối tác và đó là công sức của chính phủ và nhiều cá nhân tại Việt Nam và Mỹ trong 3 thập kỷ qua.
-
Ý kiến và Bình luận
Giám đốc ITC của Liên hợp quốc cảnh báo bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ
20:24' - 08/07/2025
Theo Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc, quyết định của Mỹ về gia hạn đàm phán thuế quan có thể kéo dài tình trạng bất ổn và khó lường cho các nước trên thế giới.
-
Ý kiến và Bình luận
Nước cờ thuế quan mới của Mỹ
17:40' - 08/07/2025
Tổng thống Mỹ đã chính thức công bố mức thuế 25% với hàng hóa từ Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng cũng để ngỏ khả năng tiếp tục đàm phán và trì hoãn thời điểm áp thuế. Đây là nước cờ mới của Tổng thống Mỹ?
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc hy vọng tổ chức sớm hội nghị thượng đỉnh Hàn - Mỹ
09:04' - 08/07/2025
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 8/7 cho biết phía Hàn Quốc hy vọng sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa hai tổng thống sớm nhất nhằm thúc đẩy một kết quả có lợi cho cả hai bên.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyến công tác của Thủ tướng góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác truyền thống
08:21' - 08/07/2025
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và các hoạt động ở Brazil từ ngày 4-8/7.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Argentina: Việt Nam ngày càng có nhiều đóng góp cho cộng đồng quốc tế
10:21' - 07/07/2025
Tờ Reporte Asia của Argentina đã có bài viết đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương.
-
Ý kiến và Bình luận
Doanh nghiệp Thụy Sỹ đánh giá cao tiềm năng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
20:27' - 06/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với ông Stefan Winzenried - nhà sáng lập và Giám đốc điều hành công ty công nghệ JANZZ.technology của Thụy Sỹ - về “bước chuyển mình” của Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23' - 05/07/2025
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.