ASEAN đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng
Phát biểu tại Hội nghị thường niên lần thứ 8 về tài chính cơ sở hạ tầng do Ngân hàng Thế giới (WB) phối hợp với Chính phủ Singapore và tờ Thời báo Tài chính (Anh) tổ chức ngày 5/4, Bộ trưởng Tài chính Singapore, Heng Swee Keat, nhấn mạnh rằng những cơ hội phát triển này đến khi các quốc gia thành viên cam kết triển khai mục tiêu xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đồng thời với quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng ở khu vực.
Bộ trưởng Heng Swee Keat dẫn chứng số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy nhu cầu đầu tư cơ sở của ASEAN sẽ lên tới khoảng 2.800 tỷ USD từ nay cho đến năm 2030, tương đương 184 tỷ USD mỗi năm. Trong khi đó, hiện phần lớn trách nhiệm về chi phí cơ sở hạ tầng vẫn đang đè nặng lên vai của các chính phủ.Vì vậy, để tiếp tục ưu tiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng nhằm duy trì tăng trưởng thì ASEAN cần phải đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn tư nhân tham gia vào lĩnh vực này.
Bộ trưởng Heng Swee Keat nói: "Có một cơ hội thực sự để thu hút các nhà đầu tư tổ chức dài hạn vào tài trợ cơ sở hạ tầng. Song, ASEAN phải cam kết và thống nhất lồng ghép cơ sở hạ tầng như là một loại tài sản hữu hình để thu hút vốn tư nhân". Trên cơ sở đó, Singapore đã đề xuất ba phương thức khai thác thị trường vốn tư nhân để tài trợ cơ sở hạ tầng, bao gồm: Cải thiện tính minh bạch, nâng cao khả năng thanh toán và tăng cường hệ thống dữ liệu về các cơ hội và dự án đầu tư trong khu vực. Theo Bộ trưởng Heng Swee Keat, nhận thức rõ hơn về cơ hội đầu tư cơ sở hạ tầng của khu vực là chìa khóa để mở rộng sự tham gia của tư nhân vào lĩnh vực này. Bộ trưởng Heng Swee Keat cho biết hiện Singapore đã thành lập Văn phòng Cơ sở hạ tầng châu Á nhằm mục đích phát hành trái phiếu để tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng để thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân cũng như phát triển thị trường trái phiếu dài hạn trong khu vực ASEAN. Mặt khác, văn phòng này cũng hỗ trợ xây dựng các tiêu chí cơ sở hạ tầng của ASEAN và thúc đẩy việc đưa các dự án của khu vực vào hệ thống tiêu chuẩn và chỉ số toàn cầu... Chia sẻ quan điểm này, các bộ trưởng ASEAN cũng bày tỏ sự đồng tình và cho rằng việc nỗ lực huy động nguồn lực tư nhân, bên cạnh đầu tư công và các khoản tài trợ của nước ngoài, vào đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu là vô cùng quan trọng.Các Bộ trưởng nhấn mạnh cần phải thiết lập một khung khổ pháp lý thuận lợi, chính sách rõ ràng và đồng nhất, cam kết lâu dài để các nhà đầu tư tư nhân yên tâm bỏ vốn vào các công trình hạ tầng. Trong trường hợp cần thiết, nhà nước có thể đóng vai trò là người bảo lãnh hoặc đồng tài trợ để các doanh nghiệp tư nhân để chia sẻ lợi ích và giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả đầu tư.
Bên cạnh huy động vốn, thì việc chuyển giao công nghệ cũng như nâng cao năng lực cho các cơ quan và doanh nghiệp trong quá trình chuẩn bị dự án, thẩm định và triển khai nhằm đảm bảo việc xây dựng dự án tốt và phân bổ rủi ro thích hợp. Đây chính là vai trò của các định chế tài chính lớn như Ngân hàng Thế giới (WB) hay ADB... Là một trong những quốc gia luôn ưu tiên đầu tư cho cơ sở hạ tầng, Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc làm thế nào để thúc đẩy các dự án hợp tác công-tư (PPP) cũng như tăng khả năng thu hút các nguồn vốn cho lĩnh vực quan trọng này.Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà, Chính phủ Việt Nam cam kết duy trì môi trường đầu tư ổn định, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp như sửa đổi, bổ sung Nghị định về BOT và PPP; nghiên cứu để sớm xây dựng và ban hành Luật Đầu tư PPP trong đó quy định cụ thể trình tự, quyền hạn và trách nhiệm, thẩm quyền của các bên; ban hành Nghị định về Trái phiếu xanh cũng như thúc đẩy việc thành lập các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí tự nguyện...
Các chuyên gia từ Ngân hàng Thế giới cho rằng đối với các tổ chức khu vực như ASEAN thì việc thúc đẩy sự kết nối giữa các quốc gia thành viên là vô cùng cần thiết để thúc đẩy phát triển thông qua tăng cường dòng chảy hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, viễn thông và công nghệ và các sáng kiến cơ sở hạ tầng xuyên biên giới, đặc biệt là về giao thông vận tải, có vai trò chính trong nỗ lực này.Do vậy, các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như cải cách khu vực ngân hàng, phát triển thị trường vốn trong nước, thu hút đầu tư theo mô hình hợp tác công-tư (PPP)... để thu hút mạnh mẽ nguồn tài chính tư nhân hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng xuyên biên giới, tăng cường liên kết trong khu vực.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối có xuất xứ từ ASEAN
21:21' - 03/04/2018
Tại Thông tư số 03/2018/TT-BCT vừa ban hành của Bộ Công Thương đã quy định cụ thể việc không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối và trứng gia cầm có xuất xứ từ các nước ASEAN.
-
Kinh tế Thế giới
Tiềm năng kinh tế trong quan hệ giữa Australia và ASEAN
05:30' - 01/04/2018
Thạc sỹ Bradley Wood của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và phòng vệ, Đại học Quốc gia Australia, đã có bài viết đăng trên trang mạng Diễn đàn chính sách (thepolicyforum.net).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng thư ký ASEAN
20:22' - 31/03/2018
Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 6, chiều 31/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN ông Lim Jock Hoi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36'
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.