ASEAN hướng tới cho phép đi lại nội khối
Báo Khmer Times dẫn ý kiến của giới chuyên gia cho rằng việc cho phép đi lại là cần thiết để quan hệ kinh doanh và quan hệ cá nhân trong khu vực xích lại gần nhau.
Singapore và Malaysia là những quốc gia đầu tiên trong ASEAN đưa ra kế hoạch cho phép đi lại giữa hai nước. Theo thông cáo chung hôm 14/7, bộ ngoại giao hai nước trên đã nhất trí mở “Làn đường xanh đối ứng” cho phép nhà kinh doanh và những người có giấy phép lao động được qua lại biên giới hai nước sau một thời gian dài hoạt động đi lại bị ảnh hưởng do phải thực hiện các biện pháp phòng chống COVID-19, đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
Tất nhiên, hành khách phải thực hiện xét nghiệm COVID-19 và thông báo lộ trình di chuyển. Hai nước cũng đồng ý trong tháng này ra thông báo các yêu cầu bắt buộc về y tế và thủ tục đến và rời khỏi Malaysia cũng như Singapore.
Các nước khác trong khu vực ASEAN cũng đang xem xét cho phép đi lại nội khối. Chẳng hạn như Brunei đã lập một ủy ban nghiên cứu đề xuất mở “làn đường xanh” với các nước láng giềng.
Thái Lan ngày 29/7 thông báo sẽ cho phép hơn 100.000 lao động nhập cư từ Lào, Myanmar và Campuchia từng bước được trở lại Thái Lan, song những người này phải xét nghiệm COVID-19 khi nhập cảnh.
Jeremy Lim, Giám đốc phụ trách y tế toàn cầu của Đại học Y tế Cộng đồng thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cho rằng “làn đường xanh” Malaysia-Singapore là một cách để mở cửa trở lại hoạt động di chuyển trong ASEAN, đồng thời sẽ mở đường cho thỏa thuận đi lại song phương và đa phương trong khu vực.
Ông Lim nói: “Có nhiều sự tương tác trong khu vực ASEAN, trong đó có quan hệ kinh tế, xã hội và quan hệ gia đình. Vì thế, đóng cửa biên giới rõ ràng gây thiệt hại cho tất cả các nước trong khu vực”. Qua lại biên giới có thể làm phức tạp thêm việc truy dấu, xét nghiệm và cách ly liên quan đến COVID-19, song ông tin rằng điều này có thể giải quyết được nếu các nước trong khu vực đồng bộ hóa các biện pháp đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phòng dịch COVID-19.
Theo ông Lim, thỏa thuận giữa Singapore và Malaysia về “làn đường xanh” cho thấy tiến trình đồng bộ hóa giữa hai nước đạt mức độ cao. Theo đó, họ sẽ chia sẻ dữ liệu, quan điểm và kinh nghiệm để có thể học hỏi lẫn nhau.
Trong khi đó, Giáo sư Sumit Agarwal từ Đại học Kinh doanh thuộc Đại Quốc gia Singapore cho rằng mở cửa đi lại sẽ không mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế nhưng có ích cho người dân. Đối với một số ít quốc gia, nới lỏng đi lại không đóng góp nhiều cho tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), song mở cửa một phần biên giới ít ra sẽ cho phép người dân Đông Nam Á đi lại tự do, gặp gỡ những người thân trong gia đình sống trong cùng khu vực.
Đầu năm nay, các nước ASEAN đã đóng cửa biên giới nhằm kiểm soát dịch COVID-19. Biện pháp này đã giúp khu vực hạn chế số ca nhiễm COVID-19, nhưng gây ra thiệt hại to lớn về kinh tế-xã hội. Đóng cửa biên giới làm gián đoạn nguồn đầu tư, giảm doanh thu về du lịch, làm lao động nhập cư phải rời đi và khiến các gia đình xa cách nhau.
Thiệt hại khổng lồ về kinh tế-xã hội do đóng cửa biên giới là minh chứng cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các nước ASEAN. Theo Sách thống kê thường niên của ASEAN, trong năm 2018 có gần 50 triệu người đi lại trong khu vực, chiếm khoảng 47% tổng hoạt động đi và đến các nước thành viên ASEAN.
Công dân ASEAN thường học tập và đi lại qua biên giới các nước thành viên. Ví dụ như trường hợp của Singapore và Malaysia, mỗi ngày bình thường có hơn 450.000 người đi qua cầu đường bộ nối đảo quốc Singapore với thành phố Johor Bahru miền Nam Malaysia và đây là một trong những đường biên giới đất liền đông người qua lại bậc nhất thế giới.
Các nhà lãnh đạo ASEAN đã phải thừa nhận mối quan hệ ràng buộc này trong khu vực. Trong thông cáo sau Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 36 diễn ra tháng Sáu vừa qua, lãnh đạo các nước thành viên ASEAN đã kêu gọi giữ quan hệ nội khối bằng cách tạo thuận lợi cho khả năng cho phép người dân di chuyển, trong đó có đi lại vì mục đích kinh doanh, buôn bán, trong khi vẫn đảm bảo giữ gìn sức khỏe cộng đồng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia và Singapore mở cửa biên giới giữa hai nước
14:05' - 14/07/2020
Malaysia cho biết nước này và quốc gia láng giềng Singapore nhất trí sẽ áp dụng cơ chế "Làn đường xanh đối ứng" và "Thỏa thuận đi lại định kỳ" nhằm giải quyết nhu cầu qua lại biên giới hai nước.
-
Tài chính
Anh chi 705 triệu bảng cho cơ sở hạ tầng biên giới "hậu Brexit"
19:55' - 12/07/2020
Anh sẽ chi 705 triệu bảng (890 triệu USD) cho các cơ sở hạ tầng ở biên giới để giúp duy trì dòng chảy thương mại sau khi giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit vào cuối năm nay.
-
Đời sống
Canada: 81% người dân ủng hộ kéo dài lệnh đóng cửa biên giới với Mỹ
09:22' - 07/07/2020
Theo khảo sát của Nanos Research, 81% người dân Canada cho rằng, biên giới giữa Canada và Mỹ nên tiếp tục đóng cửa đối với hoạt động đi lại không thiết yếu, trong khi chỉ có 3% muốn mở cửa ngay.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Lần đầu trong 100 năm Australia đóng biên giới hai bang đông dân nhất
13:30' - 06/07/2020
Ngày 6/7, Thủ hiến bang Victoria của Australia, ông Daniel Andrews thông báo biên giới giữa bang này và bang New South Wales sẽ đóng vô thời hạn từ ngày 7/7, sau đợt bùng phát mới COVID-19 ở Victoria.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng toàn cầu góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại của Malaysia
16:40' - 10/06/2023
Dự báo tích cực về tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 là tín hiệu tốt và góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại của Malaysia.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu sụt giảm - bài toán không dễ của Trung Quốc
16:38' - 10/06/2023
Số liệu thương mại mới nhất cho thấy Trung Quốc khó có thể dựa vào thị trường xuất khẩu sang các nước láng giềng khi kinh tế toàn cầu giảm tốc.
-
Kinh tế Thế giới
Hungary đề xuất xây đường ống khí đốt 300 km từ Turkmenistan
13:58' - 10/06/2023
Ngoại trưởng Hungary tuyên bố châu Âu cần xây dựng một đường ống dẫn khí đốt dài 300 km với công suất 30 tỷ m3/năm để đảm bảo nguồn cung khí đốt tự nhiên từ Turkmenistan.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyên gia: An ninh lương thực là vấn đề rất quan trọng với Nhật Bản
11:19' - 10/06/2023
Theo báo Yomiuri ngày 10/6, an ninh lương thực là một vấn đề rất quan trọng đối với Nhật Bản, quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia khai trương hệ thống một cửa quốc gia 2.0
08:25' - 10/06/2023
Ngày 9/6, Indonesia đã kỷ niệm thành lập Cơ chế một cửa quốc gia (INSW) với chủ đề “Sức mạnh tổng hợp trong bối cảnh chuyển đổi dịch vụ công để thúc đẩy đất nước”, đồng thời ra mắt hệ thống INSW 2.0.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ - ngôi sao đang lên tại châu Á
07:10' - 10/06/2023
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tốc độ tăng trưởng của kinh tế Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc trong năm nay và năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
NBS: CPI của Trung Quốc tăng 0,2% trong tháng 5/2023
21:53' - 09/06/2023
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 5/2023 tăng 0,2% so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức 0,1% trong tháng 4/2023.
-
Kinh tế Thế giới
Anh áp giá sàn đối với thuế lợi nhuận tăng thêm của ngành dầu khí
21:30' - 09/06/2023
Chính phủ Anh đưa ra mức giá sàn đối với thuế lợi nhuận tăng thêm ngoài dự kiến đối với các hãng sản xuất dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Đồng ruble giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai tháng so với USD
21:18' - 09/06/2023
Đồng ruble của Nga đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai tháng qua vào ngày 9/6 trước dự kiến Ngân hàng trung ương Nga (CBR) sẽ giữ nguyên lãi suất.