ASEAN sẽ nâng cấp các hiệp định thương mại để phục hồi kinh tế khu vực
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, ngày 16/3, Vụ trưởng Vụ Đàm phán thương mại thuộc Bộ Thương mại Thái Lan Auramon Supthaweethum cho biết Nhóm các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) muốn nâng cấp các hiệp định thương mại tự do (FTA) hiện có và đẩy nhanh việc thực thi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) trong tất cả các thành viên, nhằm thúc đẩy phục hồi nền kinh tế khu vực trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Theo bà Auramon, tại Hội nghị hẹp lần thứ 28 (AEM Retreat 28) diễn ra từ ngày 16-17/3 theo hình thức trực tuyến, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN dự kiến sẽ thảo luận việc khôi phục nền kinh tế ASEAN trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và các chiến lược của ASEAN trong quan hệ kinh tế với các nước ngoài hiệp hội.
Bà Auramon cũng cho biết Campuchia, trên cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN, mong muốn tất cả các nước thành viên ASEAN cùng phối hợp để bắt đầu đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN và các FTA hiện có, đặc biệt là FTA ASEAN-Australia-New Zealand, cũng như đẩy nhanh việc thực thi RCEP đối với tất cả các thành viên.
Là FTA lớn nhất thế giới tính theo Tổng sản phẩm nội khối (GDP), RCEP có hiệu lực vào đầu năm nay sau khi được sự phê chuẩn của ít nhất 6 thành viên ASEAN và 3 quốc gia bên ngoài tham gia ký kết.
Trong số các thành viên ASEAN, hiện chỉ còn Indonesia, Myanmar và Philippines chưa đệ trình phê chuẩn RCEP lên Ban Thư ký ASEAN.
RCEP là hiệp định đa phương đầu tiên bao gồm Trung Quốc và là FTA đầu tiên giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng như giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.
15 nước tham gia RCEP có tổng dân số gần 2,3 tỷ người (30,2% dân số thế giới), với 33,6% GDP thế giới và khoảng 30,3% thương mại toàn cầu.
FTA này được thiết kế nhằm xóa bỏ thuế quan đối với 91% hàng hóa và tiêu chuẩn hóa các quy tắc về đầu tư, sở hữu trí tuệ và thương mại điện tử, cùng các thực tiễn thương mại khác.
Hiệp định nhằm mục đích tạo ra một thị trường tích hợp cho 15 quốc gia thành viên, giúp các sản phẩm và dịch vụ của từng quốc gia trở lưu thông nên dễ dàng hơn trong khu vực.
Bộ Thương mại Thái Lan ước tính nước này sẽ có 39.366 mặt hàng được hưởng lợi từ việc giảm thuế, trong đó có 29.891 mặt hàng sẽ được hưởng mức thuế bằng 0 ngay sau khi RCEP được thực thi. Các mặt hàng khác dự kiến sẽ giảm dần thuế quan về 0 trong vòng 10-20 năm tới.
Năm 2021, kim ngạch thương mại giữa Thái Lan và ASEAN đạt 111 tỷ USD, tăng 17,1% so với năm trước đó. Trong số đó, xuất khẩu chiếm 65 tỷ USD (tăng 17,2%) và nhập khẩu trị giá 45,8 tỷ USD (tăng 16,9%).
Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Thái Lan bao gồm cao su và các sản phẩm từ cao su, máy tính và linh kiện, linh kiện điện tử và thức ăn cho vật nuôi./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam sẽ đăng cai Hội nghị Nhóm công tác giao thông hàng hải ASEAN
18:08' - 07/03/2022
Cục Hàng Hải Việt Nam vừa thông tin, trong hai ngày 9-10/3 tới đây, Hội nghị Nhóm công tác giao thông hàng hải (MTWG) sẽ được tổ chức tại Hà Nội.
-
Tài chính
Malaysia dẫn đầu về phát hành trái phiếu sukuk tại ASEAN
09:46' - 24/02/2022
Malaysia đang dẫn đầu trong việc phát hành trái phiếu hồi giáo sukuk bền vững và có trách nhiệm (SRI) trong số các nước ASEAN6.
-
Hàng hoá
Ấn Độ: Nhập khẩu hàng điện tử từ ASEAN giảm sau khi siết chặt quy định về xuất xứ
14:48' - 22/02/2022
Ấn Độ ghi nhận sự sụt giảm kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng phần cứng điện tử từ các đối tác mà nước này có hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Căng thẳng thương mại EU-Trung Quốc lại tăng nhiệt
18:18'
Những căng thẳng mới này diễn ra trong bối cảnh hai bên dự kiến sẽ tiến hành Hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này tại Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố thành lập đảng mới ở Mỹ
10:45'
Theo ông Musk, đảng mới sẽ tập trung vào một số ghế tại Thượng viện và từ 8 - 10 khu vực Hạ viện để có thể tạo ra ảnh hưởng thực chất trong Quốc hội.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:23'
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.