ASEM - Cầu nối giữa châu Á và châu Âu
Bên cạnh đó, việc củng cố quan hệ đối tác trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa bảo hộ ngày càng tăng, cũng như vấn đề biến đổi khí hậu, cũng được đặc biệt lưu tâm.
Trước sự hiện diện của hơn 50 nguyên thủ, lãnh đạo chính phủ châu Âu và châu Á, đại diện Liên minh châu Âu (EU) do Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker dẫn đầu, và Tổng Thư ký ASEAN, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk trong bài diễn văn khai mạc khẳng định ASEM là diễn đàn đối thoại duy nhất giúp cho châu Á và châu Âu được xích lại gần nhau hơn, phát triển thịnh vượng và tăng cường hợp tác an ninh. Chủ tịch Tusk nhận định bất chấp những khác biệt tồn tại, đôi bên cũng có nhiều thách thức chung mà cả hai châu lục có thể vượt qua, nếu cùng nhau hợp tác, nhất là trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu.Chủ tịch Donald Tusk cho biết tình hình biến đổi khí hậu trong thời gian gần đây đã cho ta thấy rõ đây không còn là vấn đề lý thuyết nữa, mà là một mối nguy hiểm thật sự, thiên nhiên bị tàn phá, người dân phải di tản và và nhiều người thiệt mạng. Vì thế nên cùng nhau tái khẳng định các cam kết chung để thực hiện những điều khoản của Hiệp định khí hậu Paris một cách nhanh chóng và hiệu quả. Các nước Á - Âu nên gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ để có thể đạt được một kết quả đầy tham vọng tại thượng đỉnh COP 24 vào tháng 12 tới ở Katowice, Ba Lan.Chủ tịch Hội đồng châu Âu đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của cơ chế đa phương trong việc xử lý nhiều hồ sơ quốc tế nhạy cảm, nhất là trong bối cảnh nước Mỹ của Tổng thống Donald Trump đơn phương áp đặt các biện pháp thuế quan nhắm vào nhiều nước, từ Trung Quốc cho đến cả các đối tác truyền thống, trong đó có cả châu Âu. Trước đó, mở đầu cuộc họp báo chung, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz, Chủ tịch luân phiên EU, đã nhấn mạnh đến vấn đề “tự do mậu dịch, công bằng, hợp lẽ, tuân thủ theo các quy tắc để các bên đều được hưởng lợi”.Theo các quan sát viên tại hội nghị ASEM, những tiếng nói ủng hộ quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vang lên gần như đồng loạt qua ý kiến của Trung Quốc, Nga, Na Uy và EU, yêu cầu thành lập nhóm trọng tài thống nhất trong WTO đảm trách công việc trong tranh chấp với Mỹ về thuế đối với thép và nhôm.Ngoài các thành viên WTO nêu trên, còn có Ấn Độ, Canada, Mexico, Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang tranh cãi về thuế quan này.
Hội nghị thượng đỉnh ASEM diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang và mâu thuẫn thương mại giữa Mỹ với EU. Thực tế này khiến các chính trị gia châu Âu phải có cái nhìn mới về vai trò của sự hợp tác với châu Á, mà hàng đầu là với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Indonesia, để đảm bảo lợi ích của các nước EU. Chuyên gia Mikhail Belyaev từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga đã lưu ý đến chi tiết này trong cuộc phỏng vấn của Sputnik: “Châu Âu luôn định hướng vào các hoạt động ngoại thương. Khi Washington cố gắng thay đổi trật tự kinh tế và thương mại nước ngoài xuất phát từ lợi ích của Mỹ, châu Âu hiểu rõ rằng trung tâm ngoại thương và kinh tế nước ngoài đang chuyển sang địa bàn châu Á. Sự chuyển dịch này không chỉ đề cập đến những người khổng lồ châu Á, nhất là Trung Quốc, mà còn về những nước khác, ví dụ như Indonesia - quốc gia có nhịp độ tăng trưởng nhanh và triển vọng sáng để đạt tới vị thế quốc tế khá cao trong tương lai gần. Quá trình tái định hình bản đồ ngoại thương thế giới đang diễn ra, trong đó không chỉ riêng vì hành động của Mỹ, mà còn bởi tác động ngày càng tăng của các nước châu Á”.Theo chuyên gia Mikhail Belyaev, dù chịu ảnh hưởng mạnh của Mỹ, song châu Âu đang tìm kiếm nền tảng để thực thi lợi ích kinh tế và thương mại nước ngoài của mình ở châu Á. Đây hiển nhiên là cơ hội mới cho EU để có được chỗ đứng trên thị trường châu Á mà trước hết là ở Trung Quốc. Hơn thế nữa, tính đến sự chú ý ngày càng cao của Trung Quốc hướng đến châu Âu, mà minh chứng cụ thể là phát triển liên hệ giao thông khác nhau giữa Trung Quốc và châu Âu. Thêm vào đó, hiện có thực trạng là châu Âu đã bão hòa với các sản phẩm của chính mình nên trong nội bộ châu lục đã không còn chỗ để các “máy chủ” phát triển được nữa.Hội nghị thượng đỉnh ASEM đã thảo luận chiến lược mới của EU trong lĩnh vực liên hệ với châu Á. Mục tiêu của chiến lược là cải thiện giao thông vận tải, truyền thông kỹ thuật số và năng lượng giữa hai lục địa, đồng thời thúc đẩy các chuẩn mực về môi trường và lao động. Brussels nhấn mạnh rằng dự án này không phải là lời đáp trả bất kỳ dự án nào khác.Trong khi đó, nhiều quan sát viên coi mối quan tâm ngày càng tăng của người châu Âu tới phát triển giao thông vận tải và liên kết với châu Á như là phản ứng trực tiếp cho sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc.Ý kiến này được sự tán đồng của chuyên gia Hu Feibiao từ Viện Quan hệ Quốc tế đương đại Trung Quốc: "Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc đã được đề ra cách đây hơn 5 năm. Trong thời gian đó, thái độ ở nhiều quốc gia và khu vực với sáng kiến này đã thay đổi đáng kể. Sau đó, ý tưởng dần nhận được sự ủng hộ sau khi trở nên rõ ràng rằng sáng kiến đề xuất tiến hành “thảo luận chung, xây dựng chung, và cùng chung sử dụng thành quả”. Trong bối cảnh đó, việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh Á - Âu có giá trị ý nghĩa tích cực vì sự phát triển trong tương lai.Trước bối cảnh đó, Chủ tịch Donald Tusk một lần nữa nhấn mạnh: “Dù cho chủ đề thảo luận của chúng ta là gì đi nữa, tầm quan trọng của việc các hành động chung của chúng ta đều phải dựa trên luật pháp. Bởi vì chỉ có các giải pháp dựa trên luật pháp thì mới có thể trụ vững trước thử thách của thời gian và bảo vệ người dân trong dài hạn. Đối với những người thích sửa đổi nhanh, không theo luật lệ rõ ràng, tôi cho rằng điều đó chẳng có giá trị gì cả. Một thế giới không có luật lệ, theo như định nghĩa, đó là một thế giới hỗn loạn. Vì vậy, chúng ta hãy thảo luận về những khác biệt nhưng đừng làm tổn hại đến trật tự thế giới dựa trên luật pháp”./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng tiếp xúc song phương nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEM12
07:59' - 20/10/2018
Thủ tướng đã thông báo cho lãnh đạo các nước về những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam cũng như những đóng góp tích cực của Việt Nam vào công việc chung của cộng đồng quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: ASEM cần khẳng định vai trò tiên phong trong hợp tác đa phương
20:54' - 19/10/2018
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và có bài phát biểu tại Phiên toàn thể thứ hai của Hội nghị Cấp cao Á Âu lần thứ 12 (ASEM 12).
-
Kinh tế Việt Nam
Các nền kinh tế ASEM chia sẻ kinh nghiệm ứng phó biến đổi khí hậu
21:26' - 19/06/2018
Ba Lan giới thiệu với đại biểu các nền kinh tế ASEM về dự án nâng cao năng lực của Chính phủ
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng quan về Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM)
06:17' - 18/06/2018
Từ ngày 18-20/6, tại Cần Thơ, sẽ diễn ra Hội nghị ASEM về cùng hành động ứng phó biến đổi khí hậu nhằm đạt các mục tiêu phát triển bền vững định hướng tương lai.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đề xuất trợ cấp nhiên liệu cho người dân Indonesia
11:06'
Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên khoáng sản Indonesia sẽ đề xuất chính phủ triển khai kế hoạch trợ cấp nhiên liệu thông qua hình thức trợ giá hàng hóa và hỗ trợ tiền mặt trực tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương của Mỹ
10:36'
Việc Trung Quốc vẫn nhập khẩu đậu tương từ Mỹ đang gây ngỡ ngàng cho nhiều thương nhân, bởi trước đó, nhiều người dự đoán dòng hàng này sẽ chậm lại trước nguy cơ chiến tranh thương mại giữa hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ công bố số liệu lạm phát trong tháng 10
09:59'
Ngày 27/11, Bộ Thương mại Mỹ thông báo chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) trong tháng 10 của nước này tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Giá cà phê thế giới thiết lập mức kỷ lục mới
08:47'
Giá hai mặt hàng cà phê cùng tăng phiên thứ 4 liên tiếp và xác lập mức kỷ lục mới. Giá cà phê Arabica tăng 4,6%, mức kỷ lục mới trong 47 năm và giá cà phê Robusta ghi nhận phiên tăng kỷ lục với 6,92%.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nga trong "bão trừng phạt": Từ thích ứng đến đột phá
22:05' - 27/11/2024
Trong suốt 10 năm qua, nền kinh tế Nga đã phải chịu hàng nghìn biện pháp trừng phạt với quy mô chưa từng có, nhưng đã trụ vững cho đến nay.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Chính phủ liên bang trình dự luật đảm bảo quyền lợi cho người lao động
21:28' - 27/11/2024
Mục đích của dự luật là chỉ trao các hợp đồng liên bang cho các công ty áp dụng các tiêu chuẩn thương lượng tập thể.
-
Kinh tế Thế giới
Australia chấn chỉnh hành vi sai trái của các chuỗi siêu thị lớn
20:56' - 27/11/2024
Các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích lớn, trong đó có Coles và Woolworths cùng ALDI của Đức và nhà bán buôn Metcash sẽ phải tuân thủ quy tắc ứng xử từ tháng 4 năm sau.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30' - 27/11/2024
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29' - 27/11/2024
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.