Australia chính thức phê chuẩn CPTPP
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với sự tham gia của 11 nền kinh tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ bắt đầu có hiệu lực vào cuối tháng 12 năm nay, sau khi Australia ngày 31/10 chính thức thông báo đã phê chuẩn hiệp định này, trở thành quốc gia thứ 6 phê chuẩn hiệp định.
Trong tuyên bố, Thủ tướng Australia Scott Morrison nhấn mạnh CPTPP "là một trong những thỏa thuận toàn diện và tham vọng nhất" trong lịch sử gần đây của nước này.
Thỏa thuận này sẽ giúp các doanh nghiệp Australia tăng trưởng và mỗi năm đóng góp tới 15,6 tỷ đôla Australia (tương đương 11,1 tỷ USD) cho nền kinh tế quốc gia vào năm 2030.
Chính phủ New Zealand - nước chịu trách nhiệm tiếp nhận thông báo của từng thành viên tham gia CPTPP - cho biết đã nhận được thông báo của Australia về việc chính thức thông qua hiệp định, cùng với New Zealand, Canada, Nhật Bản, Mexico và Singapore. Như vậy, CPTPP đã được 6 nước tham gia phê chuẩn, đủ để hiệp định có hiệu lực sau 60 ngày theo quy định.
Bộ trưởng Thương mại và Tăng trưởng Xuất khẩu New Zealand David Parker nêu rõ việc Australia phê chuẩn CPTPP đã khởi động giai đoạn 60 ngày để hiệp định này đi vào hiệu lực và các nước thành viên thực hiện đợt cắt giảm thuế quan đầu tiên.
Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của CPTPP đã gia tăng trong những tháng gần đây trước “sự leo thang của các biện pháp bảo hộ thương mại trên thế giới”.
Theo báo cáo gần đây của Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP), chủ nghĩa bảo hộ thương mại gia tăng sẽ khiến nhịp độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt ở các nước đang phát triển, chậm lại.
Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính nếu các rào cản thương mại hoàn toàn được dỡ bỏ thì các nước đang phát triển có thể tăng thu nhập ngân sách và đưa hàng triệu người thoát khỏi cành nghèo.
CPTPP - tên gọi trước đây là Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) - là hiệp định thương mại tự do giữa 11 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
CPTPP được kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, giảm đói nghèo và nâng cao chất lượng sống của người dân các quốc gia thành viên.
Hiệp định này sẽ tạo ra một trong những khối tự do thương mại lớn nhất thế giới với một thị trường khoảng 499 triệu dân và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 10.100 tỷ USD, chiếm 13,5% GDP thế giới./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
CPTPP sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2018
09:16' - 31/10/2018
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ có hiệu lực trong tháng 12/2018 sau khi Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 30/10 thông báo nước này đã phê chuẩn hiệp định.
-
Kinh tế Thế giới
Canada trở thành quốc gia thứ 5 phê chuẩn CPTPP
08:03' - 30/10/2018
Là quốc gia thứ 5 phê chuẩn CPTPP (sau Nhật Bản, Mexico, Singapore và New Zealand), Canada sẽ nằm trong 6 quốc gia thành viên đầu tiên được hưởng những lợi ích của CPTPP khi thỏa thuận được thực thi.
-
Kinh tế Thế giới
Lợi ích của CPTPP đối với Nhật Bản
05:30' - 28/10/2018
Chính phủ Nhật Bản đang có kế hoạch triển khai công tác, mở rộng thành viên của nhóm đối tác kinh tế trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương” (CPTPP).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu ứng phó thế nào với bài toán lạm phát - tăng trưởng?
10:28'
Theo báo La Tribune của Pháp, việc tăng thuế nhập khẩu có nguy cơ làm chậm tăng trưởng khu vực đồng euro (Eurozone) và đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng lên trong ngắn hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ và Mỹ tăng tốc đàm phán thương mại
09:58'
Cả Ấn Độ và Mỹ đều cam kết tăng tốc các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại song phương (BTA), nhằm thúc đẩy sự hợp tác thương mại giữa hai quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
FTA EU-Mercosur sẽ bù đắp tác động của chính sách thuế quan mới của Mỹ?
09:57'
Pháp đã họp với 10 nước EU để thảo luận về một thỏa thuận thương mại có thể có với khối Mercosur nhằm bù đắp tác động của chính sách thuế quan của Mỹ đối với hàng xuất khẩu từ các nước EU.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành Dầu khí của các nước vùng Vịnh được miễn trừ thuế đối ứng của Mỹ
09:16'
Dầu mỏ và khí đốt của các nhà xuất khẩu ở vùng Vịnh sẽ được miễn trừ các mức thuế mới của Washington nhằm tránh làm gián đoạn thị trường năng lượng của Mỹ và đẩy giá nhiên liệu lên cao.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Thuế ô tô mới có thể khiến người tiêu dùng “gánh” thêm 30 tỷ USD
08:04'
Chính sách áp thuế 25% của Tổng thống Mỹ Donald Trump lên ô tô nhập khẩu có thể khiến người tiêu dùng nước này phải chi thêm hơn 30 tỷ USD trong năm đầu tiên thực hiện.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ phú Elon Musk vẫn là cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump
21:38' - 03/04/2025
Tỷ phú Elon Musk sẽ tiếp tục đóng vai trò là một người bạn và cố vấn cho Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó Tổng thống JD Vance, ngay cả khi ông rời vị trí trong Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE).
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan đối ứng của Mỹ: Cách tính và lý lẽ
21:22' - 03/04/2025
Thuế quan về cơ bản là một loại thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Thông thường, nó được tính bằng một tỷ lệ phần trăm trên giá trị sản phẩm.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: Trung Quốc tố vi phạm WTO, Nhật Bản "quan ngại nghiêm trọng"
19:34' - 03/04/2025
Trung Quốc kêu gọi Mỹ “ngay lập tức sửa chữa sai lầm” và giải quyết tranh chấp với các nước khác trên cơ sở bình đẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Đoàn cứu hộ Việt Nam hỗ trợ Myanmar giải cứu nạn nhân động đất
19:14' - 03/04/2025
Theo thông báo từ Trưởng đoàn cứu hộ cứu nạn Việt Nam, đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đã giải cứu 1 nạn nhân còn sống sót vào ngày hôm trước và tìm kiếm được 17 thi thể từ những vị trí khó khăn.