Australia hướng tới loại bỏ các sản phẩm nhựa dùng một lần
Theo Bảng đánh giá hàng năm của Tổ chức quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Australia (WWF-Australia) giai đoạn 2019 – 2023 được công bố mới đây, các bang và vùng lãnh thổ của Australia đã đạt được những tiến bộ tích cực trong việc loại bỏ các sản phẩm nhựa sử dụng một lần.
Tuy nhiên, tiến độ triển khai các quy định này còn thiếu sự nhất quán giữa các bang và vùng lãnh thổ ở Australia.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, bảng đánh giá của WWF cho thấy tất cả các tiểu bang và vùng lãnh thổ của Australia nhận được điểm đánh giá cao nhất trong nội dung loại bỏ túi nilon - một trong những sản phẩm chính được nhắm đến trong thỏa thuận tự nguyện quốc gia mà các tiểu bang và vùng lãnh thổ ở nước này đã ký kết vào năm 2021.
Bên cạnh đó, các bang và vùng lãnh thổ của Australia (trừ Vùng lãnh thổ Bắc Australia và bang Tasmania) cũng đang dần loại bỏ các sản phẩm như bát, đĩa, ống hút, dao, dĩa bằng nhựa và cốc, hộp đựng đồ ăn bằng polystyrene (nhựa PS).
Dẫn đầu bảng xếp hạng là bang Tây Australia và Nam Australia – hai bang đi đầu trong việc áp dụng quy định cấm sử dụng cốc cà phê dùng một lần vào năm 2024, đồng thời cam kết loại bỏ các sản phẩm nhựa khác như bao bì hoặc lưới đựng rau quả.
Riêng bang Tây Australia đang từng bước loại bỏ dần tất cả 13 loại sản phẩm nhựa dùng một lần gây nguy hại đến môi trường. Bang Nam Australia cũng thực hiện hành động tương tự đối với 8/13 loại hàng hóa và cam kết sẽ loại bỏ số còn lại vào năm 2024.
Trong khi đó, các tiểu bang và vùng lãnh thổ khác đang thực hiện những cách tiếp cận riêng với các mốc thời gian khác nhau.
Theo dữ liệu của Cơ quan Thống kê Australia (ABS), mỗi năm người dân Australia tiêu thụ gần 3,5 triệu tấn nhựa, trong đó các sản phẩm nhựa sử dụng một lần chiếm khoảng 30%. Ước tính người Australia sử dụng khoảng 1,8 tỷ cốc cà phê dùng một lần mỗi năm, trong đó hầu hết số này được vận chuyển đến bãi rác.
Các chuyên gia cho biết các sản phẩm nhựa mềm - bao gồm các loại bao bì nhỏ, túi nilon, ống hút, dao, dĩa và cốc dùng một lần, tỷ lệ thu hồi và tái chế chỉ dưới 10%. Trong khi đối với tất cả các loại sản phẩm nhựa khác (các vật dụng cứng hơn như chai, lọ), con số này là khoảng 18%.
Tiến sĩ Nick Florin, Giám đốc nghiên cứu tại Viện Tương lai bền vững thuộc Đại học Công nghệ Sydney (UTS) cho biết nhiều loại sản phẩm trong số này rất khó thu hồi hoặc tái chế. Ông nhấn mạnh rằng một phần của chiến lược cấm các sản phẩm này là cần phải giải quyết những vấn đề nằm ngoài chuỗi cung ứng.
Vào năm 2021, chính quyền các tiểu bang và vùng lãnh thổ của Australia đã ký kết một thỏa thuận quốc gia tự nguyện nhằm loại bỏ dần 8 loại rác thải nhựa " không cần thiết và gây thách thức cho môi trường".
Các sản phẩm này bao gồm túi nilon nhẹ, các sản phẩm nhựa gây hiểu lầm là “có thể tự phân hủy”, dụng cụ ăn uống bằng nhựa, ống hút nhựa, hộp đựng thức ăn bằng nhựa PS, bao bì hàng tiêu dùng bằng polystyrene và hạt vi nhựa trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
Tại một cuộc họp hồi tháng trước, các quan chức môi trường các tiểu bang và vùng lãnh thổ ở Australia đã thông qua kế hoạch phát triển lộ trình hướng tới “đồng bộ hóa” tiến trình loại bỏ nhựa sử dụng một lần trên toàn quốc.
Ông Cucow, Giám đốc chiến dịch nhựa của Hiệp hội bảo tồn biển Australia, cho rằng Australia cần có một danh mục đăng ký quốc gia về các loại nhựa bị cấm, bên cạnh các quy định nhằm ngăn chặn các công ty sử dụng nhựa khó tái chế.
Ông cho biết việc tiêu thụ nhựa đã ở một quy mô "vượt xa khả năng thu hồi và quản lý một cách an toàn", và cần sự hỗ trợ để đảm bảo các sản phẩm thay thế bền vững được "tiêu chuẩn hóa trong toàn ngành"./.
Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
Doanh số bán xe điện ở Australia tăng kỷ lục
09:27' - 01/08/2023
Hội đồng Xe điện quốc gia (EVC) Australia công bố báo doanh số bán xe điện trong 6 tháng đầu năm 2023 của nước này đạt 46.624 chiếc, cao hơn doanh số của cả năm 2022.
-
Phân tích - Dự báo
Cách công nghệ định hình ngành chăn nuôi bò sữa của Australia
06:00' - 31/07/2023
Trải qua nhiều thế hệ, công nghệ đã giúp những người nông dân Australia quản lý đất đai một cách hiệu quả hơn, cải thiện chất lượng sữa và giảm bớt gánh nặng canh tác.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Thanh niên Bến Tre tham gia bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
21:48' - 02/11/2024
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Bến Tre Trần Kim Phẳng cho biết, Chương trình nghệ thuật lưu động với chủ đề “Tiếp bước” được tổ chức từ ngày 16/10 đến ngày 2/11/2024 trong tỉnh.
-
Đời sống
Diễn xướng nghi thức cưới Nam Bộ: Nét đẹp gia đình Việt
21:46' - 02/11/2024
Ngày 2/11, tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đã khai mạc lễ hội “Diễn xướng nghi thức lễ cưới của người Việt ở Nam Bộ” lần đầu tiên, thu hút sự quan tâm của người dân địa phương và du khách.
-
Đời sống
Hậu Giang nâng cao sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số
08:30' - 02/11/2024
Giai đoạn 2024 - 2029, tỉnh Hậu Giang tiếp tục ưu tiên phát triển toàn diện, bền vững xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và ấp đặc biệt khó khăn.
-
Đời sống
“Bức tranh” dân số của Hàn Quốc đang sáng dần
07:30' - 02/11/2024
Sau nhiều năm liên tục giảm, tỷ lệ sinh ở Hàn Quốc bất ngờ ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể trong những tháng gần đây.
-
Đời sống
Trường tuyển sinh khi chưa được phép: Chuyển toàn bộ học sinh lớp 10 về Trường THPT Văn Lang
20:10' - 01/11/2024
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị kiểm tra, rà soát lại điều kiện tuyển sinh lớp 10 của Trường THPT Văn Lang để bảo đảm điều kiện học tập của học sinh ở trường chuyển đến.
-
Đời sống
Phum sóc rộn ràng đoàn kết xây dựng quê hương Sóc Trăng
19:50' - 01/11/2024
Sóc Trăng có hơn 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người Khmer chiếm trên 30%, người Hoa chiếm trên 5%. Các dân tộc cùng sinh sống chan hòa, đoàn kết xây dựng quê hương.
-
Đời sống
Xử lý nghiêm các trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật về tình hình mưa lũ
19:48' - 01/11/2024
Một số trang mạng xã hội có lượng theo dõi, tương tác lớn như fanpage: Phốt Quảng Bình, QUẢNG BÌNH TV,… đã đăng tải các thông tin không đúng sự thật về tình hình lũ lụt gây hoang mang cho người dân.
-
Đời sống
Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế di dời hiện vật đến địa điểm mới
19:20' - 01/11/2024
Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện đang lưu giữ và bảo quản 32.107 hiện vật, trong đó có 2 bảo vật quốc gia.
-
Đời sống
Di dời khẩn cấp 13 hộ dân do phát hiện vết nứt trên đồi
18:20' - 01/11/2024
Qua công tác kiểm tra, các lực lượng phát hiện có 1 vết nứt ở trên đồi phía sau bản Tân Ly, rộng khoảng 20cm, có nơi rộng gần 1m, độ dài khoảng 40-55m, cách nhà dân gần nhất khoảng 15m.