Australia sắp lập kỷ lục mới về sản lượng xuất khẩu LNG
Australia đang hướng tới một kỷ lục mới về xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), sau khi ba nhà máy đóng trên địa bàn bang Queensland lần đầu tiên vượt quá công suất sản xuất theo kế hoạch, tạo ra lượng sản phẩm LNG cao ngoài mong đợi.
Trong giai đoạn 12 tháng, kết thúc vào tháng 11/2020, xuất khẩu LNG của Australia đã tăng 1,2 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước. Ước tính đến hết năm 2020, sản lượng xuất khẩu LNG sẽ đạt mức kỷ lục là 78 triệu tấn.
EnergyQuest, công ty tư vấn quốc tế chuyên về lĩnh vực năng lượng, cho biết dự kiến sản lượng xuất khẩu LNG của Australia sẽ cao hơn 77 triệu tấn so với năng lực sản xuất của Qatar, một đối thủ đến từ khu vực Trung Đông luôn cạnh tranh “ngôi vương” trong lĩnh vực xuất khẩu LNG với Australia. Điều này giúp “xứ chuột túi” giữ vững hơn vị trí số 1 trong bảng xếp hạng các quốc gia xuất khẩu LNG toàn cầu kể từ lần đầu tiên đạt được vào tháng 1/2020.
Mặc dù vậy, Qatar đã thiết lập mục tiêu nâng công suất khai thác LNG lên mức 126 triệu tấn/năm vào cuối thập niên này và giá LNG thế giới hiện ở mức thấp, khiến cho doanh thu của các công ty khai thác LNG có khả năng bị sụt giảm.
Doanh thu xuất khẩu LNG của Australia năm 2019 đã tăng mạnh lên gần 50 tỷ AUD (37,5 tỷ USD) từ mức 9,4 tỷ AUD (7,05 tỷ USD) vào năm 2010, khi LNG bắt đầu phát triển bùng nổ tại quốc gia lớn nhất châu Đại Dương, với hàng trăm tỷ AUD đầu tư vào rất nhiều các dự án khai thác khác nhau.
Nhưng đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và khai thác đã khiến doanh thu xuất khẩu LNG hàng tháng của Australia rơi xuống mức thấp nhất trong tháng 9/2020, đạt khoảng 1,8 tỷ AUD (1,35 tỷ USD), giảm gần 60% so với con số 4,4 tỷ AUD (3,3 tỷ USD) của tháng 3/2020.
Giám đốc điều hành EnergyQuest, Graeme Bethune, nói hiện giá LNG đã bắt đầu phục hồi, bao gồm sự phục hồi đáng kể của tỷ giá giao ngay, hỗ trợ mức doanh thu xuất khẩu có thể đạt khoảng 2,9 tỷ AUD (2,18 tỷ USD) cho tháng 11/2020. Tuy nhiên doanh thu từ các hợp đồng mua bán LNG đang tăng chậm hơn do giá dầu thế giới bắt đầu tăng trở lại, tính từ tháng 7/2020.
Nhật Bản và Trung Quốc là hai thị trường tiêu thụ LNG lớn nhất của Australia trong tháng 11/2020, sản lượng nhập khẩu tại mỗi thị trường này đều tăng khoảng 2,6 triệu tấn so với năm trước đó.
Bất chấp các căng thẳng ngày càng tăng trong mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Australia, gây ảnh hưởng tới một loạt mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Australia như lúa mạch, rượu vang, sợi bông, gỗ và than, các lô hàng LNG của Australia vẫn được xuất khẩu liên tục tới quốc gia lớn nhất châu Á.
Trong tháng 11/2020, ba liên doanh LNG tại khu vực Gladstone của bang Queensland đã vận chuyển kỷ lục 2,13 triệu tấn LNG sang các thị trường nước ngoài, với 1,6 triệu tấn có điểm đến là Trung Quốc.
EnergyQuest cho biết giá LNG giao ngay trên thị trường thế giới tăng đã đẩy giá giao ngay trong nước ở bờ biển phía đông của Australia tăng cao hơn, với giá trung bình tại trung tâm khí đốt của Queensland tăng gần 18% lên mức 5,88 AUD/ gigajoule (4,41 USD/gigajoule) vào tháng 11/2020, nhưng vẫn thấp hơn khoảng 19% so với giá cùng kỳ năm trước.
Vào tháng 6/2020, giá LNG giao ngay trên thị trường thế giới đã giảm xuống khoảng 2 USD/ triệu đơn vị nhiệt của Anh (mmBtu), nhưng sẽ đạt mức 11,23 USD/mmBtu vào tháng 1/2021, mức cao nhất trong hơn 26 tháng gần đây.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo sản lượng LNG thế giới hàng năm trong giai đoạn 2014-2020 tăng khoảng 410 tỷ m3, trong đó Mỹ, Qatar và Australia sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất, với mức tăng trưởng chiếm khoảng 90% tổng lượng tăng trên toàn cầu./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
PV GAS và Tập đoàn AES ký kết thoả thuận về dự án kho cảng LNG Sơn Mỹ
14:20' - 28/10/2020
Lễ ký kết “Thoả thuận các điều khoản chính của Hợp đồng liên doanh dự án kho cảng LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) Sơn Mỹ” giữa PV GAS và Tập đoàn AES diễn ra ngày 28/10 theo hình thức trực tuyến.
-
Hàng hoá
Hơn 50 công ty thiết lập cơ sở lưu trữ LNG tại Singapore
14:54' - 08/09/2020
Theo Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI), ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài lập cơ sở lưu trữ khí LNG tại Singapore để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về khí đốt tại châu Á.
-
Chuyển động DN
Tàu chở container siêu lớn chạy bằng LNG đầu tiên trên thế giới
14:11' - 24/08/2020
Hyundai Samho đã bàn giao tàu chở container siêu lớn trọng tải 14.800 TEU chạy bằng LNG cho công ty EPS của Singapore.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chỉ định nhà đầu tư Trung tâm Điện lực LNG Long Sơn
21:15' - 12/08/2020
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đề xuất Chính phủ chỉ định nhà đầu tư Trung tâm Điện lực LNG Long Sơn tại xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu đối với Tổ hợp nhà thầu GTPP-MC-GE.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Peru trở thành quốc gia sản xuất hạt diêm mạch lớn nhất thế giới
07:31'
Bộ Phát triển Nông nghiệp Peru (Midagri) thông báo nước này đã trở thành quốc gia sản xuất hạt diêm mạch (quinoa) lớn nhất thế giới với sản lượng đạt 89.775 tấn được ghi nhận trong năm 2019.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản tuần qua: Giá cà phê tăng trở lại
19:36' - 16/01/2021
Tuần qua (ngày 11/1 đến 16/1), giá lúa gạo nhìn chung ổn định, nhưng cá biệt có một số loại tăng nhẹ.
-
Hàng hoá
Điểm lại thị trường nông sản tuần qua
18:00' - 16/01/2021
Trong tuần, giá đậu tương trên sàn CBOT tăng 45 xu Mỹ, giá ngô tăng 35 xu Mỹ còn giá lúa mỳ tăng 27 xu Mỹ. Ba mặt hàng nông sản chủ chốt trên sàn CBOT đều ghi nhận các mức cao mới trong 6-7 năm qua.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm mạnh do lo ngại về tình hình lây lan COVID-19 tại Trung Quốc
13:01' - 16/01/2021
Trong phiên giao dịch cuối tuần 15/1, giá dầu giảm mạnh trước những thông tin cho thấy Trung Quốc có nguy cơ phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới.
-
Hàng hoá
Nhiều cây cảnh độc, lạ sẵn sàng cho thị trường Tết
09:50' - 16/01/2021
Nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng, một số nhà vườn tại Quảng Ngãi đã mạnh dạn chọn trồng các giống cây mới phục vụ cho thị trường Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
-
Hàng hoá
Hà Nội tăng 5% lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết
07:30' - 16/01/2021
Thành phố Hà Nội đã chuẩn bị lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ dịp Tết như: gạo, thịt, rau quả, thủy hải sản, hàng hóa thiết yếu đạt khoảng 39.400 tỷ đồng.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á sụt giảm trong phiên chiều 15/1
17:10' - 15/01/2021
Giá dầu Brent đang hướng tới tuần giảm đầu tiên trong ba tuần qua, trong khi giá dầu WTI trên đà hướng tới tuần tăng thứ ba liên tiếp
-
Hàng hoá
Thanh Hóa đưa các sản phẩm OCOP đến tay người tiêu dùng
16:19' - 15/01/2021
Ngày 15/1, Văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh đã tổ chức trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) tỉnh Thanh Hóa.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới đi lên phiên 14/1 nhờ đồng USD yếu
08:14' - 15/01/2021
Trong phiên giao dịch ngày 14/1, giá dầu thế giới đi lên nhờ đồng USD yếu và dấu hiệu lạc quan từ hoạt động nhập khẩu của Trung Quốc.