Ba câu hỏi lớn cho hai cuộc gặp thượng đỉnh của Triều Tiên (Phần 2)
Cùng với đó, cách tiếp cận của ông Trump có thể giải quyết được vấn đề Triều Tiên?
Khi các tin tức lần đầu tiên đề cập đến cuộc gặp Trump - Kim từ đầu tháng Ba, nhiều chuyên gia đã đưa ra những cảnh báo cho tiến trình đàm phán. Theo thông lệ, các quan chức cấp thấp sẽ vạch ra các thỏa thuận hoặc phương án để chuẩn bị cho các nhà lãnh đạo trao đổi trong cuộc gặp cấp cao.
Sự chuẩn bị này nhằm giúp hai bên có thể xử lý các bất đồng và tiến tới một thỏa thuận cuối cùng sau cuộc gặp. Tuy nhiên, việc ông Trump đồng ý ngay về một cuộc gặp thượng đỉnh với ông Kim đã chuyển tiến trình chuẩn bị đó tới một giai đoạn bước vào thương lượng hơn là nhằm đạt được một kết quả cuối cùng.
Mặt khác, quan điểm xử lý vấn đề không theo truyền thống ngoại giao của Trump đang gây ra nhiều nguy cơ. Trường hợp cuộc gặp thượng đỉnh thất bại, việc đạt được một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên là bất khả thi.
Ông Trump đang đặt cược “được ăn cả, ngã về không” khi dùng các cuộc gặp cấp cao làm điểm khởi đầu cho các cuộc thương lượng. Sự đặt cược này có thể giải quyết được vấn đề, những nếu nó thất bại thì sẽ khiến các cuộc trao đổi cấp thấp hơn giữa hai bên hầu như không thể thực hiện được trong thời gian nhiệm kỳ còn lại của ông Trump.
Chuyên gia Victor Cha thuộc Đại học Georgetown, người từng nằm trong đề cử của vị trí Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc, cho rằng cái giá phải trả cho sự thất bại của một cuộc gặp thượng đỉnh sẽ là “một vách đá” không thể bước qua.
Một khía cạnh khác, có thể ông Trump chỉ muốn đưa ra cách tiếp cận mới cho vấn đề Triều Tiên để thu hút sự chú ý. Điều này không những tạo ra nhiều mối nguy hiểm mà còn cho thấy rằng các nỗ lực ngoại giao trước đây đã thất bại.
Thứ ba, Washington có bị áp lực sau kết quả “thành công” của cuộc gặp thượng đỉnh nội bộ hai miền Triều Tiên? Một vấn đề quan trọng cuối cùng cần được xem xét là tác động của cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai miền Triều Tiên đối với cuộc gặp Trump - Kim. Ông Moon đã cố gắng thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao với Triều Tiên kể từ Thế vận hội mùa Đông và có thể tạo cho ông có một di sản chính trị.
Có khả năng cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Bắc-Nam sẽ thành công và họ sẽ thống nhất được một thỏa thuận khung cho việc cải thiện quan hệ hai miền. Ông Trump đã gửi “lời chúc tốt đẹp” đến hai nhà lãnh đạo để hướng tới một kế hoạch hòa bình giải quyết cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Hai cuộc gặp thượng đỉnh của Triều Tiên với Hàn Quốc và Mỹ sẽ đưa đến những câu trả lời cho ba câu hỏi trên. Sự kỳ vọng thành công đều được đặt vào hai cuộc gặp này và mỗi bên có thể bắt đầu công việc khó khăn cho việc giải quyết khủng hoảng, đạt được hòa bình lâu dài ở Đông Bắc Á. Tuy nhiên, sự thành công vẫn chưa phải là một kết quả được báo trước./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thượng đỉnh liên Triều 2018: Tổng thống Mỹ đánh giá "Mọi thứ đang diễn ra rất tốt đẹp"
21:31' - 28/04/2018
Ngày 28/4, phát biểu sau cuộc điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in thảo luận về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định "mọi thứ đang diễn ra rất tốt đẹp".
-
Kinh tế tổng hợp
Dư luận quốc tế đánh giá tích cực về Hội nghị thượng đỉnh liên Triều
14:27' - 28/04/2018
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 28/4 đưa tin Hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4 sẽ là một "mốc lịch sử mới" dẫn đến sự thịnh vượng chung, là bước ngoặt cho bán đảo Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Truyền thông Hàn Quốc thận trọng về kết quả hội nghị thượng đỉnh liên Triều
13:39' - 28/04/2018
Truyền thông Hàn Quốc ngày 28/4 đã đánh giá cao Hội nghị thượng đỉnh liên Triều 2018, tuy nhiên vẫn tỏ ra khá thận trọng trong những nhận định về kết quả của sự kiện lịch sử này.
-
Tin ảnh
Nhìn lại những hình ảnh ấn tượng của hội nghị thượng đỉnh liên Triều
12:21' - 28/04/2018
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã trở về Triều Tiên, chính thức kết thúc hội nghị mang tính lịch sử với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Cùng nhìn lại những hình ảnh ấn tượng của hội nghị .
-
Kinh tế Thế giới
Báo chí Triều Tiên ca ngợi kết quả Hội nghị thượng đỉnh liên Triều
11:57' - 28/04/2018
Báo chí Triều Tiên ngày 28/4 đã ca ngợi kết quả Hội nghị thượng đỉnh liên Triều 2018, khẳng định "cuộc họp lịch sử" này đã mở ra con đường dẫn tới một kỷ nguyên mới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27'
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng đạt "thỏa thuận nguyên tắc" trước hạn chót của Mỹ
08:17'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 3/7 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã "sẵn sàng cho một thỏa thuận" với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật 4.500 tỷ USD của Mỹ đang chờ Tổng thống ký phê chuẩn
07:59'
Ngày 3/7, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của Tổng thống Donald Trump, trị giá 4.500 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04' - 03/07/2025
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53' - 03/07/2025
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27' - 03/07/2025
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.