Ba nhà kinh tế Mỹ đoạt giải Nobel Kinh tế 2021
Theo thông báo Viện hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển, ba nhà kinh tế trên được vinh danh về những đóng góp thực nghiệm cho kinh tế lao động và những đóng góp về phương pháp luận trong việc phân tích các mối quan hệ nhân quả trong lĩnh vực kinh tế.
Nobel Kinh tế là giải thưởng thứ 6 và cũng là giải thưởng khép lại mùa Nobel 2021. Trước đó, các giải Nobel Y sinh, Vật lý, Hóa học, Văn học và Hòa bình 2021 đã được công bố.
Thông báo của Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển nêu rõ: "Công trình nghiên cứu của những người đoạt giải khoa học kinh tế năm 2021 đã cách mạng hóa nghiên cứu thực tiễn trong khoa học xã hội và cải thiện đáng kể tiềm năng của giới nghiên cứu trong việc giải mã các vấn đề quan trọng đối với tất cả chúng ta".
Giải Nobel Kinh tế năm nay được chia làm hai phần, trong đó một phần thuộc về nhà kinh tế học ông David Card (sinh năm 1956, tại Canada) và phần còn lại là giải thưởng chung cho hai chuyên gia kinh tế Joshua D. Angrist (sinh năm 1960, tại Mỹ) và Guido W. Imbens (sinh năm 1963, tại Hà Lan).
Giải thưởng dành cho nhà kinh tế học David Card ghi nhận đóng góp thực tiễn của ông đối với lĩnh vực kinh tế lao động. Phương pháp nghiên cứu của ông là thí nghiệm tự nhiên.
Khác với các thí nghiệm ngẫu nhiên truyền thống, thí nghiệm tự nhiên là hình thức nghiên cứu thực nghiệm hoặc quan sát, trong đó các đối tượng nghiên cứu không chịu sự chi phối của nhà nghiên cứu, mà có thể biến động linh hoạt theo các tác động tự nhiên hoặc các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà nghiên cứu.
Chuyên gia Card đã phân tích các tác động của thị trường lao động đối với mức lương tối thiểu, nhập cư và giáo dục. Ví dụ, ông đã cùng cộng sự của mình là Alan Krueger (đã qua đời) thực hiện một thí nghiệm ngẫu nhiên nhằm điều tra xem việc tăng mức lương tối thiểu sẽ có ảnh hưởng ra sao tới thị trường việc làm.
Tuy nhiên, dữ liệu từ một thí nghiệm tự nhiên rất khó giải thích. Ví dụ, việc kéo dài thời gian học tập bắt buộc thêm một năm đối với một nhóm học sinh này (chứ không phải nhóm học sinh khác) sẽ không ảnh hưởng đến tất cả mọi người trong nhóm đó theo cùng một cách.
Một số học sinh vẫn tiếp tục học tập và đối với họ, giá trị của giáo dục thường không được đánh giá dựa trên sự tham gia của cả nhóm. Vì vậy, khó có thể rút ra bất kỳ kết luận nào về tác dụng của một năm học thêm ở trường.
Vào giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, hai nhà kinh tế học Joshua Angrist và Guido Imbens đã giải quyết vấn đề này theo phương pháp luận trong việc phân tích các mối quan hệ nhân quả, theo đó chứng minh rằng các kết luận chính xác về nguyên nhân và kết quả có thể được rút ra từ các thí nghiệm tự nhiên như thế nào.
Công trình nghiên cứu khoa học này cũng đã mang lại giải Nobel Kinh tế 2021 cho hai nhà kinh tế học nói trên. Phương pháp do hai ông phát triển cũng đang được các nhà nghiên cứu hiện nay ứng dụng rộng rãi, với những dữ liệu có thể dễ dàng quan sát và đánh giá.
Ông Peter Fredriksson - Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng Khoa học Kinh tế - nhấn mạnh: “Các nghiên cứu của Card về các câu hỏi cốt lõi đối với xã hội và những đóng góp về phương pháp luận của Angrist và Imbens đã chỉ ra rằng các thí nghiệm tự nhiên là một nguồn kiến thức phong phú. Nghiên cứu của họ đã cải thiện đáng kể khả năng của chúng ta trong việc trả lời các câu hỏi quan trọng về nhân quả, mang lại lợi ích to lớn cho xã hội”.
Có tên gọi đầy đủ là Giải thưởng của ngân hàng Sveriges Riksbank dành cho Khoa học kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel, giải Nobel Kinh tế không nằm trong hệ thống 5 giải Nobel được lập theo di nguyện của nhà khoa học người Thụy Điển này vào năm 1895.
Đây là giải thưởng do Ngân hàng Trung ương Thụy Điển sáng lập và tài trợ bắt đầu từ năm 1968 để kỷ niệm 300 năm thành lập ngân hàng này và cũng để tưởng nhớ Alfred Nobel.
Giống như những người đoạt giải Nobel trong các lĩnh vực Y sinh, Hóa học, Vật lý và Văn học, những người đoạt giải Nobel Kinh tế là do Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Thụy Điển bầu chọn. Mỗi giải thưởng Nobel năm nay sẽ bao gồm huy chương, bằng chứng nhận cá nhân và một khoản tiền thưởng trị giá 10 triệu kronor Thụy Điển (khoảng 1,1 triệu USD).
Từ năm 1969 tới năm 2021, đã có 53 giải Nobel Kinh tế được trao, trong đó có hai chủ nhân nữ là nhà kinh tế học Elinor Ostrom (năm 2009) và Esther Duflo (năm 2019). Năm ngoái, giải Nobel Kinh tế đã được trao cho hai nhà kinh tế Mỹ Paul. R.Milgrom và Robert B.Winson, với công trình nghiên cứu về lý thuyết đấu giá và những sáng tạo về các hình thức đấu giá mới.
Người trẻ tuổi nhất từng đoạt giải thưởng danh giá này là bà Esther Duflo (khi đó 46 tuổi), trong khi người cao tuổi nhất từng được vinh danh là nhà kinh tế học Leonid Hurwicz (ở tuổi 90)./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Giải Nobel Hòa bình 2021 tôn vinh 2 nhà báo
19:41' - 08/10/2021
Chiều 8/10 (giờ Việt Nam), Ủy ban giải Nobel tại Oslo (Na Uy) đã công bố giải Nobel Hòa bình 2021 thuộc về nhà báo điều tra người Mỹ gốc Philippines Maria Ressa và nhà báo Nga Dmitry Muratov.
-
Kinh tế & Xã hội
Công bố giải Nobel Hóa học 2021
17:12' - 06/10/2021
Nobel Hóa học là giải thưởng thứ ba được công bố mùa giải Nobel năm 2021 và là giải Nobel Hóa học thứ 113 được trao kể từ năm 1901.
-
Kinh tế & Xã hội
Giải Nobel Vật lý 2021 đã có chủ nhân mới
17:04' - 05/10/2021
Vào lúc 16h45 ngày 5/10 (giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển công bố giải Nobel Vật lý năm 2021 thuộc về 3 nhà khoa học Syukuro Manabe, Klaus Hasselmann và Giorgio Parisi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Đầu tư gần 300 tỷ xây dựng nhà khách Quy Nhơn
13:47'
Đây là dự án nhằm thay thế khách sạn Bình Dương, 1 trong 3 khách sạn đang được UBND tỉnh Bình Định quy hoạch phá dỡ theo lộ trình.
-
Kinh tế & Xã hội
Cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp lễ 30/4, 1/5
12:30'
Trên các tuyến giao thông đường bộ, lực lượng Cảnh sát giao thông tập trung kiểm soát các hành vi vi phạm về hoạt động vận tải đường bộ...
-
Kinh tế & Xã hội
Dự kiến tên gọi và phương án sắp xếp 12 quận của Hà Nội
11:53'
TP Hà Nội dự kiến 12 quận hiện nay được sắp xếp thành 47 phường, với tên gọi gắn liền truyền thống văn hoá lịch sử cách mạng, có tính đại diện của Thủ đô.
-
Kinh tế & Xã hội
Bắc Giang khánh thành 3 công trình, dự án trọng điểm
11:16'
Sáng 19/4, Bắc Giang tổ chức khánh thành 3 công trình trọng điểm gồm: Trung tâm Văn hóa - Triển lãm tỉnh; tòa nhà Liên cơ quan mới và công trình đường nối Quốc lộ 37 - Quốc lộ 17 - Võ Nhai..
-
Kinh tế & Xã hội
Báo điện tử Báo ảnh Dân tộc và Miền núi trở thành chuyên trang của Báo điện tử Tin tức
11:01'
Báo điện tử Báo ảnh Dân tộc và Miền núi đã kết thúc sứ mệnh với tư cách một tờ báo điện tử nhưng sẽ tiếp tục đồng hành với độc giả trong mảng thông tin về đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
-
Kinh tế & Xã hội
Quê hương Đồng khởi vươn mình bứt phá
10:10'
Bến Tre là quê hương Đồng Khởi – nơi lưu dấu, khắc sâu những chiến công oanh liệt, những tấm gương Anh hùng, địa danh lịch sử đã trở thành biểu tượng lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu kiên cường.
-
Kinh tế & Xã hội
Màu xanh từ vùng "rốn hạn" Bình Thuận
09:54'
Vượt qua giai đoạn đầy cam go, thử thách, giờ đây Bình Thuận đã chuyển mình từ những công trình thủy lợi mang về màu xanh ngút ngàn với những mầm sống mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam cử quân nhân tham gia duyệt binh tại Quảng trường Đỏ
09:52'
68 quân nhân của trường Sĩ quan Lục quân 1 sẽ đại diện cho QĐND Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ (Moscow, LB Nga).
-
Kinh tế & Xã hội
Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập ngôi trường “dạy tốt, học tốt” của Thủ đô
09:21'
Sáng 19/4, trường THPT Thăng Long (Hai Bà Trưng, Hà Nội) tổ chức Lễ kỉ niệm 60 năm thành. Đây là ngôi trường có truyền thống và bề dày thành tích về “dạy tốt, học tốt” của Thủ đô.