Bắc Giang khởi động lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới
Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái cho biết, hiện nay tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh đã cơ bản được kiểm soát. Thời gian tới, tỉnh sẽ đề ra biện pháp hiệu quả để đẩy lùi dịch bệnh, ổn định đời sống nhân dân và khởi động lại các hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện bình thường mới.
Theo đó, tỉnh xây dựng phương án sản xuất, thi công an toàn, tranh thủ khi dịch đã được khống chế để đẩy mạnh hoạt động thi công các công trình trọng điểm, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, nhất là hạ tầng giao thông.Cùng với đó, tỉnh thực hiện các dự án đầu tư công và giải ngân vốn đầu tư công theo kế hoạch đã xây dựng. Tỉnh cũng sớm sắp xếp lại các bệnh viện dã chiến, tiêu độc, khử trùng để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái, bước sang giai đoạn mới, Bắc Giang xây dựng Kế hoạch đợt cao điểm “tổng tiến công” trong 14 ngày, phấn đấu đến ngày 21/6, toàn bộ các địa phương trong tỉnh cơ bản dập được dịch COVID-19; kiên quyết không để lây nhiễm chéo trong khu cách ly, khu nhà trọ công nhân; bảo đảm tốt khâu hậu cần trong khu cách ly, nhà trọ trên địa bàn. Tỉnh phấn đấu từ ngày 21/6 cơ bản không còn phát sinh ca mắc COVID-19. Đến ngày 1/7, toàn bộ các hoạt động kinh tế-xã hội trong tỉnh được trở lại trạng thái bình thường mới. Riêng đối với địa bàn huyện Việt Yên, do là tâm dịch của tỉnh nên có thể chuyển từ cách ly xã hội sang giãn cách xã hội. Bên cạnh tập trung cho phát triển sản xuất, tiêu thụ nông sản, các địa phương trong tỉnh tiếp tục tập trung cho công tác phòng, chống dịch, tạo đà cho phục hồi tăng trưởng kinh tế ở tất cả ngành, lĩnh vực. Các huyện, thành phố ở tỉnh nghiên cứu, đưa ra các giải pháp phù hợp trong tình hình thực tế; có thể giảm cấp độ từ cách ly xã hội xuống giãn cách xã hội song phải an toàn phòng, chống dịch. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang phối hợp tốt với các doanh nghiệp xây dựng quy trình khép kín trong phòng, chống dịch đảm bảo an toàn; tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp đi vào sản xuất, duy trì tốt nguồn lao động cho doanh nghiệp sản xuất trở lại.Các sở, ngành hỗ trợ hoàn thiện thủ tục đối với các dự án đầu tư, khởi động lại sau dịch; thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng các dự án. Ngoài ra, đẩy nhanh tiến độ dự án đầu tư công hoàn thành đúng kế hoạch đề ra; thực hiện triệt để tiết kiệm chi ngân sách, nhất là chi thường xuyên bảo đảm nguồn lực cho phòng, chống dịch.
Cùng với đó, Bắc Giang cũng duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp bảo đảm khung thời vụ; chú trọng phòng, chống thiên tai trên địa bàn trong mùa mưa bão; đảm bảo an ninh chính trị trên địa bàn… Theo UBND tỉnh Bắc Giang, đợt dịch thứ 4 bùng phát từ đầu tháng 5 đến nay, Bắc Giang trở thành địa phương có số ca mắc nhiều nhất và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19.Đến 12 giờ trưa ngày 16/6, tổng số ca mắc COVID-19 của tỉnh Bắc Giang là 4.590. Riêng trong ngày 15/6 tỉnh Bắc Giang đã có 235 ca mắc COVID-19 mới. Tổng số trường hợp F1 là 25.237; tổng số F2 là 93.655 trường hợp (tính đến 19 giờ ngày 15/6).
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tốc độ tăng GRDP của tỉnh Bắc Giang 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 10,2%, thấp hơn nhiều so với quý I/2021 (17,96%). Tuy nhiên, vẫn cao gấp 1,6 lần cùng kỳ năm 2020 (tăng 6,4%), đứng thứ 8/63 cả nước. Tỉnh đã chỉ đạo tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp với tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 98,8%, bầu cơ bản đủ số lượng, đảm bảo cơ cấu đại biểu. 6 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng 11,7%, tương đương 1.805 tỷ đồng, giảm 1,5% so với kịch bản. Một số công trình của các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong khu công nghiệp chậm tiến độ thi công; hoạt động vận tải gặp nhiều khó khăn, khối lượng vận chuyển hành khách giảm 19%...Đến ngày 15/6, tỉnh Bắc Giang đã thẩm định và chấp thuận cho 122 doanh nghiệp với 19.477 lao động đủ điều kiện sản xuất an toàn COVID-19 được hoạt động trở lại.
Năm 2021 diện tích vải thiều của tỉnh đạt 28.100 ha, sản lượng ước đạt 180.000 tấn. Đến hết ngày 15/6 tổng sản lượng vải thiều của tỉnh tiêu thụ đạt trên 113.200 tấn; trong đó, tiêu thụ trong nước trên 66.900 tấn, chiếm 59%; xuất khẩu gần 46.300 tấn, chiếm 41% đến các thị trường Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Đông Nam Á (ASEAN)… với giá bán trung bình từ 12.000 - 28.000 đồng/kg./.>>Tối 16/6, Bắc Giang có thêm 90 ca mắc mới COVID-19, TP.HCM thêm 45 ca
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Giao thông Vận tải đề nghị hàng không giảm giá cước vận chuyển vải thiều Bắc Giang
18:26' - 16/06/2021
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản đề nghị các hãng hàng không Việt Nam nghiên cứu, tính toán khả năng giảm giá cước vận chuyển đối với mặt hàng vải thiều Bắc Giang.
-
Kinh tế & Xã hội
Chủ tịch Bắc Giang: Ngày 21/6 sẽ cơ bản khống chế được dịch COVID-19
12:32' - 16/06/2021
Bắc Giang còn nhiều ca mắc mới nhưng dự báo đến ngày 21/6 sẽ cơ bản khống chế được dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường đôn đốc thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai
21:27'
Ngày 30/11/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất thu thuế VAT với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ qua chuyển phát nhanh
21:08'
Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ bán qua chuyển phát nhanh, nhằm tránh thất thu thuế, phù hợp thực tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xây dựng hành lang pháp lý những vấn đề mới, tạo đột phá phát triển đất nước
20:23'
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó, có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và thực tiễn đang đòi hỏi cấp thiết.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy – Thời gian không chờ đợi
20:18'
Thời gian không chờ đợi. Đó là vì việc tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị liên quan mật thiết đến kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao sẽ tạo động lực phát triển và thu hút đầu tư cho các địa phương
20:11'
Dự án đáp ứng nhu cầu vận tải, góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu, bền vững, tạo tiền đề, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao là trục "xương sống" trên hành lang kinh tế Bắc - Nam
20:07'
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên của đất nước từ Bắc vào Nam sẽ góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
20:01'
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam còn tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển. Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc...
-
Kinh tế Việt Nam
Còn khá nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh
19:49'
Trong bức tranh chung, số dự án chậm tiến độ trong năm 2023 còn khá nhiều, với 2.848 dự án, chiếm 4% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo thị trường mua bán sáp nhập tại Việt Nam sẽ nhộn nhịp trở lại
17:48'
Sự trầm lắng này chỉ là vấn đề mang tính thời điểm và xu hướng chung của thị trường toàn cầu, kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch và biến động địa chính trị trên thế giới.