Bài toán rác thải nhựa ở Nhật Bản-Bài 2: Đâu là giải pháp căn cơ?
Cùng với việc giảm lượng rác nhựa, làm thế nào để tái chế loại rác thải này là một vấn đề khác đang khiến Chính phủ Nhật Bản đau đầu. Hai bài toán đặt ra khi tiến hành tái chế rác thải nhựa là chi phí và môi trường.
* Câu chuyện ở Kyoto Kyoto là thành phố thủ phủ của tỉnh Kyoto. Với dân số gần 1,5 triệu người, thành phố này đã từng là kinh đô của nhiều triều đại của Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 794 đến năm 1869. Vì vậy, Kyoto được coi là thủ đô văn hóa và là một điểm đến du lịch lớn của Nhật Bản. Năm 2019, thành phố này đón 53,25 triệu du khách, chiếm tới 60,6% lượng du khách đến tỉnh này. Tuy nhiên, không giống như nhiều thành phố du lịch lớn khác trên thế giới, trong gần một thập niên qua, Kyoto đã thành công trong việc giảm đáng kể rác thải nhựa. Phát biểu tại một hội nghị do Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) phối hợp tổ chức vào giữa tháng 12 năm ngoái, Thị trưởng Kyoto Daisaku Kadokawa cho biết kể từ năm 2000, Kyoto đã thành công trong việc giảm tới 50% lượng rác thải nhựa, từ gần 820.000 tấn năm 2000 xuống còn khoảng 410.000 tấn vào năm 2019.Ông tự hào nói: “Chúng tôi đã làm được điều này bất chấp lượng khách du lịch tới thành phố tăng mạnh trong một vài năm qua. Mục tiêu của thành phố là tiếp tục giảm khối lượng rác thải nhựa xuống còn 390.000 tấn vào cuối năm 2021”.
Mặc dù thành công trong việc giảm rác nhựa nhưng Kyoto lại gặp khó khăn trong việc xử lý loại rác này. Thị trưởng Kadokawa cho biết hàng năm, Kyoto phải chi tới 4,2 tỷ yen (39,3 triệu USD) để xử lý rác thải nhựa. Đây là một khoản chi không nhỏ với chính quyền thành phố này. *Nguồn thu từ xử lý rác Kyoto không phải là địa phương duy nhất ở Nhật Bản phải đối mặt với gánh nặng chi phí xử lý rác thải nhựa. Trên thực tế, đây là vấn đề chung của hầu hết các tỉnh, thành ở Nhật Bản. Điều này một phần xuất phát từ cách phân loại “nhựa có thể tái chế” ở Nhật Bản. Theo quy định hiện hành ở nước này, có ba loại hình tái chế rác nhựa gồm: tái chế thành vật liệu, tái chế bằng hóa chất và đốt cháy. Tái chế thành vật liệu có nghĩa là rác nhựa sẽ tái chế thành nhựa nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm khác. Đây là phương pháp tái chế mà phần lớn mọi người vẫn nghĩ.Trong khi đó, tái chế bằng hóa chất có nghĩa là sử dụng hóa chất để phân rã rác nhựa thành các thành phần cấu tạo nên chúng và sau đó, kết hợp các thành phần này lại với nhau để tạo ra nhựa nguyên liệu mới. Còn tái chế bằng cách đốt cháy có nghĩa rác nhựa sẽ bị đốt trong các lò đốt rác.
Theo Viện Quản lý Rác thải Nhựa, có khoảng 82% rác nhựa ở Nhật Bản được gắn mác là “đã được tái chế”, nhưng chỉ có 17% thực sự được chuyển thành nhựa nguyên liệu theo phương pháp tái chế thành vật liệu và 4% được tái chế bằng cách sử dụng hóa chất. Phần lớn số rác thải nhựa “đã được tái chế” còn lại được đốt cháy – một quá trình được xếp vào danh mục các phương pháp tái chế ở Nhật Bản, chứ không ở các quốc gia khác. Vì vậy, rác nhựa có thể không nhất thiết bị thải ra môi trường mà chưa qua xử lý. Tuy nhiên, cách làm này có thể khiến cho chi phí xử lý rác nhựa tăng, đồng thời tạo ra khí thải CO2. Nguyên nhân chủ yếu là do hiệu quả của phương pháp tái chế thành vật liệu khá hạn chế, trong khi quá trình tái chế bằng hóa chất rất đắt đỏ, đòi hỏi rất nhiều năng lượng và tài nguyên. Vì vậy, phương pháp tái chế bằng cách đốt cháy được sử dụng phổ biến bởi vì nhựa làm từ dầu thô và chúng có thể cháy dễ dàng và sản sinh ra năng lượng. Để tận dụng nhiệt lượng trong quá trình đốt rác, nhiều doanh nghiệp ở Nhật Bản đã nghiên cứu và cải tiến các lò đốt rác kết hợp sản xuất điện. Phương pháp này vừa góp phần giảm rác nhựa, vừa mang lại lợi ích kinh tế từ quá trình xử lý rác. Theo Bộ Môi trường Nhật Bản, nước này hiện có khoảng 380 cơ sở như vậy, chiếm 30% trong tổng số các cơ sở xử lý rác. *Đâu là giải pháp căn cơ? Theo thống kê của Bộ Môi trường Nhật Bản, 66% lượng rác nhựa từ các hộ gia đình là bao bì và vật chứa và 18% là chai nhựa, trong khi 16% còn lại được xếp vào các sản phẩm nhựa khác. Hiện nay, hơn 70% địa phương ở Nhật Bản vẫn thu gom bao bì, túi ni lông, bình, chai, và các vật chứa khác bằng nhựa dưới dạng “rác thải có thể tái chế” từ các hộ gia đình, và sau đó, chuyển tới các cơ sở tái chế.Trong khi đó, các sản phẩm nhựa khác như bàn chải đánh răng, chậu rửa hay văn phòng phẩm lại được phân loại thành rác cháy được hoặc không cháy được, và sau đó được xử lý theo phương pháp đốt cháy hoặc chôn lấp. Một số chuyên gia cho rằng hệ thống này đang bỏ sót một số sản phẩm nhựa có thể tái chế.
Trong bối cảnh đó, ngày 21/7, Chính phủ Nhật Bản đã công bố kế hoạch về thay đổi cách phân loại rác thải nhựa. Theo đó, Chính phủ dự kiến sẽ soạn thảo luật mới, trong đó yêu cầu các địa phương phải thu gom tất cả các loại rác thải nhựa cùng với nhau. Nếu được ban hành, quy định mới sẽ giúp cho người dân dễ dàng phân loại rác thải và tăng tỷ lệ rác nhựa được tái chế. Tuy nhiên, theo giới phân tích, cùng với việc hoàn thiện quy định về phân loại, thu gom và giảm thiểu rác thải nhựa, Chính phủ Nhật Bản cần có các chính sách khuyến khích đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ tái chế rác thải nhựa, hạn chế tác động tới môi trường của các lò đốt rác, chế tạo các loại vật liệu thân thiện với môi trường thay thế cho nhựa hoặc sản xuất các sản phẩm nhựa có thể phân hủy sinh học… Đây mới là giải pháp căn cơ và lâu dài đối với quốc gia có lượng rác thải nhựa lớn như Nhật Bản./.Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Central Retail tại Việt Nam nhân rộng mô hình giảm thiểu rác thải nhựa
17:43' - 12/08/2020
Trong năm nay, Central Retail tại Việt Nam tiến hành trao tặng tổng cộng 35 mô hình “Cá voi ăn rác thải nhựa” với tổng kinh phí 380 triệu đồng cho 7 tỉnh thành ven biển.
-
Kinh tế tổng hợp
Rác thải nhựa từ thiết bị bảo hộ cá nhân - nguy cơ một “đợt dịch” mới
09:54' - 08/06/2020
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khẩu trang đã trở thành vật dụng phổ biến trong cộng đồng.
-
Kinh tế tổng hợp
Các Khu dự trữ sinh quyển thế giới tiên phong giảm thiểu rác thải nhựa
08:16' - 12/03/2020
Các Khu dự trữ sinh quyển thể giới, Khu bảo tồn biển tại Việt Nam là những khu vực tiên phong thực hiện phong trào sống xanh, nói không với rác thải nhựa.
-
Kinh tế Thế giới
WWF công bố báo cáo về nạn xả rác thải nhựa ra biển tại châu Á
17:50' - 17/02/2020
Malaysia là một trong những nước gây ô nhiễm đại dương nhất châu Á. Đây là một phần trong nội dung nghiên cứu của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), công bố ngày 17/2.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.
-
Kinh tế Thế giới
EU rút Panama khỏi danh sách các nước có nguy cơ cao về rửa tiền
10:49' - 11/07/2025
Chính phủ Panama mới đây tuyên bố nước này đã “khôi phục được niềm tin quốc tế” sau khi được Liên minh châu Âu (EU) rút khỏi danh sách các quốc gia có nguy cơ cao về rửa tiền và tài trợ khủng bố.