Rác thải nhựa từ thiết bị bảo hộ cá nhân - nguy cơ một “đợt dịch” mới

09:54' - 08/06/2020
BNEWS Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khẩu trang đã trở thành vật dụng phổ biến trong cộng đồng.

Thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) đóng vai trò sống còn đối với các nhân viên làm việc trong lĩnh vực chăm sóc y tế khi họ phải điều trị/chăm sóc cho hàng triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên quy mô toàn cầu.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khẩu trang đã trở thành vật dụng phổ biến trong cộng đồng.

Giới chức y tế Canada khuyến cáo người dân đeo khẩu trang hàng ngày (loại không dùng trong y tế) trong trường hợp không thể thực hiện giãn cách xã hội. Cơ quan Y tế công cộng Canada (PHAC) cũng khuyến cáo người dân sử dụng khẩu trang có thể giặt được, làm từ vải tự nhiên, hơn là dùng khẩu trang phẫu thuật.

Nhiều người cũng sử dụng găng tay latex hoăc vinyl loại dùng 1 lần, mặc dù PHAC khẳng định việc rửa tay sẽ bảo vệ tốt hơn sử dụng găng tay. Theo PHAC, ngay cả khi đã đeo găng tay, thì cũng vẫn cần phải rửa tay.

Kết quả là găng tay và khẩu trang đã qua sử dụng đang chất đống trên quy mô toàn cầu. Nhiều loại khẩu trang được sản xuất từ polymer sẽ phải mất hàng thập kỷ, thậm chí là hàng thế kỷ để phân hủy.

Theo một nghiên cứu mới đây của Trung tâm đổi mới rác thải nhựa thuộc trường  University College London, nếu mỗi người dân ở Vương quốc Anh mỗi ngày sử dụng 1 khẩu trang (loại dùng 1 lần) trong 1 năm, sẽ tạo ra 66.000 tấn rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường, tức khoảng 1kg rác thải nhựa/người.

Liên quan đến tình hình dịch bệnh tại Canada, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại nước này đã tăng hơn gấp đôi trong 42 ngày qua, lên tới 95.699 ca, trong đó có 7.800 trường hợp tử vong./.

>>>WWF công bố báo cáo về nạn xả rác thải nhựa ra biển tại châu Á

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục