Bám sát 3 "điểm tỳ" để đổi mới tư duy kinh tế
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đánh giá, nhiệm kỳ này tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam cũng như thế giới có nhiều biến động. Nếu như trong những năm đầu nhiệm kỳ, kinh tế phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao thì đến cuối nhiệm kỳ chứng kiến sự ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tuy nhiên, Việt Nam đã cơ bản giải quyết được các vấn đề phát sinh và được ghi nhận là một trong 4 nền kinh tế tăng trưởng dương ấn tượng trong năm 2020.
Trong điều kiện khó khăn, UBKT đã cùng Quốc hội và Chính Phủ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ duy trì và phát triển nền kinh tế mà Đảng và nhân dân giao phó; đồng thời là đơn vị duy nhất thay mặt các Ủy ban của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra toàn diện từ kinh tế, tài chính - ngân sách, quốc phòng - an ninh, đối ngoại… trước Quốc hội.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, UBKT cần tiếp tục phát huy vai trò cá nhân đặt trong quan hệ của tập thể và phối hợp tốt với các Ủy ban của Quốc hội; đồng hành cùng Chính phủ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc…
Với nền tảng đã có, Phó Chủ tịch Quốc hội mong muốn ở nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, UBKT sẽ làm tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin cậy của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và của cử tri, nhân dân cả nước.
Tại Hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, UBKT đã đóng góp quan trọng vào thành công chung của Quốc hội khóa XIV, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao, ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả.
Báo cáo của UBKT cho thấy, trong nhiệm kỳ qua, Ủy ban luôn chú trọng đổi mới phương thức làm việc theo tinh thần Nghị quyết số 27/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của UBTVQH về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội, qua đó các nhiệm vụ của Ủy ban được triển khai, tổ chức thực hiện một cách hiệu quả.
Các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do UBKT chủ trì thẩm tra, chỉnh lý, hoàn thiện đều bảo đảm thể chế hóa tối đa, đúng, đầy đủ, kịp thời, công khai các chủ trương, chính sách của Đảng, bám sát yêu cầu của đời sống kinh tế - xã hội; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, bảo đảm tính khả thi và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Trong hoạt động giám sát, Ủy ban đã chủ động tổ chức các phiên họp giải trình về các vấn đề kinh tế được cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm, đánh giá cao. Trong hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng, Ủy ban đã chủ động nghiên cứu, thu thập thông tin, phân tích thấu đáo vấn đề trước khi có ý kiến.
Theo đó, UBKT đã góp phần xây dựng, thông qua 13 luật, 2 nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật của Quốc hội, 1 pháp lệnh và 1 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích luật; thẩm tra 9 báo cáo của Chính phủ về kinh tế - xã hội, 3 báo cáo của Chính phủ về cơ cấu lại nền kinh tế, chủ trì xây dựng các nghị quyết 5 năm, hàng năm của Quốc hội về kinh tế - xã hội, nghị quyết 5 năm về cơ cấu lại nền kinh tế.
Trong số này có một số dự án luật, nghị quyết quan trọng như: Luật Đấu giá tài sản năm 2016; Luật Quản lý ngoại thương năm 2017; Nghị quyết về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng năm 2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2017, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017; Luật Quy hoạch năm 2017, Luật sửa đổi bổ sung một số luật liên quan đến quy hoạch; Luật Cạnh tranh năm 2018; Luật Chứng khoán 2019, Luật Doanh nghiệp năm 2020; Luật Đầu tư năm 2020; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) năm 2020...
Thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, UBKT đã thực hiện giám sát văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các luật đã được Quốc hội thông qua do Ủy ban chủ trì thẩm tra.
Trước những vấn đề mà cử tri quan tâm và phản ánh, Ủy ban đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thành công 2 phiên giải trình, thu hút sự tham gia của nhiều đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, cơ quan có liên quan.
Đặc biệt là phiên giải trình về “Thực trạng, giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”, một số nội dung, kiến nghị cốt lõi đã được lựa chọn để gửi Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và báo cáo Quốc hội xem xét đưa vào Nghị quyết của Quốc hội.
Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, UBKT đã chủ trì thẩm tra nhiều nội dung quan trọng như: trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc; Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1…
Cùng đó, xây dựng nhiều báo cáo của Đảng đoàn Quốc hội; phần lớn nội dung thể hiện tầm nhìn vĩ mô, xác định những chủ trương lớn và phương hướng phát triển trong dài hạn thuộc lĩnh vực kinh tế, một số nội dung đột xuất, cấp bách nhưng phức tạp và có tính nhạy cảm, đòi hỏi sự tham mưu ở tầm chiến lược...
Đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, hoạt động của UBKT Quốc hội khóa XIV rất thành công, để lại nhiều dấu ấn đậm nét trên các lĩnh vực như: tham mưu xây dựng thể chế, pháp luật; kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối lớn của Đảng, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước.
Tư duy xây dựng thể chế của nhiệm kỳ vừa qua được đổi mới rõ nét theo hướng kiến tạo, phát triển, vì lợi ích chung của đất nước; trong đó UBKT luôn đóng vai trò tiên phong với nhiều đóng góp quan trọng... Đặc biệt, tạo ra những đột phá về thể chế kinh tế trong thời kỳ mới, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đẩy nhanh quá trình hội nhập, phát triển đất nước.
Với tinh thần trách nhiệm cao, UBKT luôn chủ động tham gia, theo dõi sát sao, lắng nghe và tổ chức tham vấn, lấy ý kiến chuyên gia và các tầng lớp nhân dân. Nhờ đó, các báo cáo của Ủy ban luôn là tài liệu quan trọng tại mỗi Kỳ họp của Quốc hội; cung cấp những thông tin đánh giá tổng thể, góc nhìn đa chiều về tình hình kinh tế - xã hội, vấn đề kinh tế vĩ mô, quá trình xây dựng cũng như điều hành chính sách của các cơ quan hoạch định, quản lý và đưa ra những khuyến nghị chính sách quan trọng - Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh./.
- Từ khóa :
- ủy ban kinh tế quốc hội
- quốc hội
- quốc hội khóa xiv
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV: Chính phủ thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu, nhiệm vụ
16:06' - 24/03/2021
Tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, chiều 24/3, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đã trình bày Báo cáo thẩm tra Báo cáo tổng kết công tác của Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV: Việt Nam là nước duy nhất có tăng trưởng dương ở Đông Nam Á
14:47' - 24/03/2021
Thủ tướng đánh giá, kinh tế Việt Nam đang phục hồi và để tiếp đà tăng tốc, vượt lên trong khu vực, đòi hỏi phải cơ cấu lại nền kinh tế năng động hơn, hiệu quả hơn trong từng lĩnh vực, từng ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Kỳ vọng về động lực phát triển kinh tế và đóng góp của đại biểu
13:49' - 24/03/2021
Bên lề Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIV, các đại biểu đã bày tỏ mối quan tâm về động lực phát triển kinh tế cũng như kỳ vọng về đóng góp của đại biểu Quốc hội trong nhiệm kỳ mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV: CPTPP, EVFTA, EVIPA đã tạo đà cho phát triển và hội nhập nhanh
11:07' - 24/03/2021
Sáng 24/3, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trình bày dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Ưu tiên hoàn thiện thể chế phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân
13:03'
Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân lần thứ 4, với chủ đề "Tiếp sức, hỗ trợ nông dân, thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững" đã diễn ra vào 29/5 tại Sơn La.
-
Kinh tế Việt Nam
5 tháng, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 15,6%
11:14'
Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 5/2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của cả nước ước đạt 62,69 tỷ USD, giảm 4,7% so với tháng trước và tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
5 tháng, CPI bình quân của cả nước tăng 2,25%
10:53'
Theo Tổng cục Thống kê, bình quân 5 tháng đầu năm nay, CPI cả nước tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 1,29% của 5 tháng đầu năm 2021; lạm phát cơ bản tăng 1,1%.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuần làm việc thứ 2, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Thảo luận nhiều nội dung quan trọng
09:24'
Trong tuần làm việc thứ 2 của Kỳ họp thứ 3 (từ 30/5- 3/6), Quốc hội thảo luận nhiều vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao dự toán ngân sách Trung ương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia
07:00'
Ngày 28/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định số 653/QĐ-TTg giao dự toán ngân sách Trung ương năm 2022 thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2022
06:00'
Ngày 28/5, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã ký Nghị định số 34/2022/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao kế hoạch vốn cho các địa phương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia
21:47' - 28/05/2022
Ngày 28/5, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định 652/QĐ-TTg giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Định hướng phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt của tỉnh Sơn La và vùng Tây Bắc
21:34' - 28/05/2022
Tối 28/5, tại thành phố Sơn La, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 do tỉnh Sơn La phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.
-
Kinh tế Việt Nam
Hưng Yên sẽ có sản phẩm du lịch độc đáo, phục vụ phát triển kinh tế
19:30' - 28/05/2022
Hưng Yên sở hữu tiềm năng phát triển với nền văn hóa đậm đà bản sắc cùng nhiều làng nghề nổi tiếng.