Bạn biết gì về Halloween?

09:48' - 23/10/2018
BNEWS Mỗi dịp cuối tháng 10, trẻ em và người lớn khắp nơi trên thế giới luôn háo hức chờ đón ngày Halloween. Nhưng Halloween là gì, Halloween năm nay rơi vào ngày nào, Halloween có những trò chơi gì thú vị?
Halloween có nguồn gốc từ ngày lễ “The Celtic Festival of Samhain” của dân tộc Celts sống cách đây khoảng 2.000 năm

Halloween nghĩa là gì?
Halloween (viết rút gọn từ "All Hallows' Evening") là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, vào buổi tối trước Lễ các Thánh trong Kitô giáo Latinh.
Tên gọi Halloween hay Hallowe'en có niên đại từ khoảng năm 1745 và có nguồn gốc Kitô giáo. Từ "Halloween" có nghĩa là buổi tối linh thiêng hay thánh thiêng. Nó bắt nguồn từ một thuật từ Scotland All Hallows' Eve (buổi tối vọng Lễ Chư Thánh). Trong tiếng Scots, từ eve chính là even (chiều tối) trong tiếng Anh, từ này cũng được viết ngắn gọn thành e'en hay een. Theo thời gian, All Hallows' Eve dần trở thành Halloween.
Lễ hội Halloween năm nay sẽ rơi vào ngày thứ tư, 31/10/2018.
Nguồn gốc lễ hội Halloween
Lễ hội Halloween bắt nguồn từ ngày lễ “The Celtic Festival of Samhain” của dân tộc Celts sống cách đây khoảng 2.000 năm ở phần đất nay thuộc lãnh thổ nước Anh và phía Bắc nước Pháp.
Vào đêm ngày 31/10, buổi lễ “The Celtic Festival of Samhain” được người Celts tổ chức để tưởng nhớ và vinh danh Thánh Samhain, vị chúa tể cai quản những linh hồn người chết. Họ tin rằng Thánh Samhain cho phép các linh hồn được trở về dương thế thăm gia đình và ăn tết vào đêm 31/10 này.

Mỗi người sẽ lấy một hòn than hồng từ đống lửa lớn, đặt trong củ cải hoặc những quả bầu, quả bí và mang về nhà. Ảnh: National Retail Federation

Cuối tháng 10 cũng là dịp để người Celts dâng cúng lễ vật cảm ơn những gì thiên nhiên đã ban tặng cho họ, cầu xin cho một năm mới thịnh vượng và mùa màng bội thu. Vào lễ vinh danh Thánh Samhain, người Celts thường đốt những đống lửa lớn trên đồi để tỏ lòng tôn kính tới các vị thần và xua đuổi tà ma.
Sau đó, mỗi người sẽ lấy một hòn than hồng từ đống lửa đó, đặt trong củ cải hoặc những quả bầu, quả bí và mang về nhà. Để không bị những linh hồn lang thang quấy phá, họ hoá trang và khắc những khuôn mặt kinh dị lên những quả bầu, quả bí đó. Tục lệ này còn lưu truyền đến ngày nay vào ngày lễ Halloween.
Năm 43 (sau Công nguyên), dân tộc Celts bị người La Mã chinh phục và cai trị trong khoảng 400 năm. Trong suốt thời kỳ này, ngày hội Mùa Thu của người La Mã được tổ chức liền với ngày hội kỷ niệm Thánh Samhain của dân tộc Celts. Một trong hai ngày này có tên là Feralia để vinh danh người quá cố.
Ngày hội thứ hai dùng để vinh danh Thần Pomona, tức là Nữ Thần Hoa Quả và Cây Cối. Có thể đây là nguyên nhân của tục lệ đoán vận mệnh tương lai được sử dụng trong trò chơi thi cắn quả táo treo ở đầu một sợi dây vào ngày lễ Halloween.
Vào những thế kỷ đầu Công nguyên, đạo Thiên chúa được phổ biến mạnh ở Châu Âu, số các vị thánh nhiều đến nỗi số ngày trong năm không đủ để làm lễ tôn kính cho từng vị. Vì vậy, Nhà thờ Thiên Chúa Giáo đã lập ra Ngày Các Chư Thánh (All Saints’Day) để để vinh danh các Thánh của đạo Thiên Chúa, đặc biệt đối với những Chư Thánh không có ngày dành riêng để kỷ niệm.
Vào thời gian đầu, ngày này được tổ chức vào 13/5 hàng năm, sau đó đã được chuyển vào ngày 1/11, trước Ngày lễ các linh hồn (All Soul’s Day vào ngày 2/11).
Halloween có tên gốc là All Hallows’Eve, có nghĩa là đêm trước Ngày Các Chư Thánh. “Hallow” là một từ tiếng Anh cổ có nghĩa là “thánh” và cuối cùng đổi là Halloween như chúng ta biết ngày nay.
Như vậy, lễ hội Halloween là kết quả của nhiều sự biến đổi trong hàng thế kỷ. Giờ đây, các ngày lễ trong lễ hội Halloween không còn mang ý nghĩa tôn giáo mà mọi người đều coi đó là một lễ hội vui chơi với những quả táo, mèo đen với những hình hóa trang “con ma”, “bộ xương”… của Ngày lễ các Thánh và Ngày lễ các linh hồn.
Phong tục trong lễ hội Halloween
Vào đêm Halloween, những người tham dự thường hóa trang thành các nhân vật “kinh dị” với mục đích làm cho quỷ dữ hoảng sợ bỏ chạy.
Chính vì vậy, những ngày này, các cửa hàng đồ chơi, quà lưu niệm, đồ hóa trang dường như chật kín những gương mặt trẻ trung đang hăm hở tìm cho mình những bộ đồ ưng ý.

Hai màu truyền thống của Halloween là đen và cam.

Chủ đề chính của lễ Halloween thường là những điều rùng rợn như cái chết, phép thuật hay những quái vật bí ẩn. Các nhân vật thường gặp là ma, ma cà rồng, phù thuỷ, dơi, mèo đen, cú, yêu tinh, thây ma, bộ xương di động… Các gia đình thường trang trí những hình ảnh này trong ngày lễ Halloween.
Hai màu truyền thống của Halloween là đen và cam. Trong thế giới hiện đại, màu tía, xanh lục và đỏ cũng thường được sử dụng. Những vật phẩm đại diện của mùa thu như bí ngô và bù nhìn rơm cũng trở thành hình ảnh tiêu biểu của lễ Halloween.

>>Những sản phẩm làm đẹp ma quái dễ thương dành cho dịp Halloween

Trong ngày lễ Halloween, những người tham gia thường đốt những đống lửa lớn với hy vọng mặt trời sẽ ngày ngày chiếu sáng và lưu lại trong thời gian lâu hơn, giúp cho mùa màng bội thu. Những đống lửa này sẽ thu hút nhiều muỗi, cú và dơi - những động vật được coi là cấu thành sự tích đêm các Thánh, lửa cũng là ánh sáng giúp con người tránh xa các linh hồn quỷ dữ.
Ngoài ra, người Ailen và người Xcốtlen đã hình thành phong tục làm “đèn ma”, thứ không thể thiếu trong ngày hội này. Ban đầu, họ tạo hình mặt người trên củ cải và khoai tây nhưng khi di cư sang Mỹ, họ bắt đầu khắc lên những quả bí.
Ánh sáng của ngọn nến đặt trong những quả bí này giống như đống lửa của những tu sĩ Druid, chỉ lối cho mọi linh hồn và bảo vệ chúng thoát khỏi quỷ dữ.
Một số trò chơi truyền thống trong Halloween
Có rất nhiều trò chơi truyền thống trong Halloween. Một trò chơi phổ biến là dunking, hay còn gọi là apple bobbing, trong đó, có những quả táo nổi trong bồn tắm hoặc chậu nước lớn và những người tham gia phải sử dụng răng của họ để gắp 1 quả táo.
Một biến thể của dunking liên quan đến quỳ trên một chiếc ghế, giữ một cái dĩa (nĩa) giữa hai hàm răng và cố gắng để thả chúng vào một quả táo. Một trò chơi phổ biến liên quan đến việc treo bánh nướng được phủ mật mía hoặc bao xi-rô lên cây bằng dây và người chơi phải ăn mà không cần sử dụng tay, và điều này chắc chắn sẽ khiến người tham gia trò chơi có một khuôn mặt dính đầy siro.

Dunking là một trong những trò chơi hấp dẫn trong lễ hội Halloween

Một số trò chơi truyền thống chơi tại Halloween là hình thức bói toán. Một hình thức truyền thống tại Scotland là việc bói toán tìm vợ hoặc chồng tương lai của một người: trước tiên gọt vỏ một quả táo thành một dải dài, sau đó quăng vỏ qua vai. Khi vỏ táo rơi xuống đất nó sẽ có hình dạng của chữ cái đầu tiên trong tên vợ hoặc chồng tương lai.
Phụ nữ chưa lập gia đình đã nói rằng nếu họ ngồi trong phòng tối và nhìn vào gương vào đêm Halloween, khuôn mặt người chồng tương lai của họ sẽ xuất hiện trong gương. Tuy nhiên, nếu họ chết trước khi kết hôn, một hộp sọ sẽ xuất hiện. Hình thức đó xuất hiện nhiều trên các thiệp chúc mừng từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20
Một trò chơi /mê tín dị đoan được hưởng ứng trong đầu những năm 1900 liên quan đến vỏ quả óc chó. Mọi người sẽ viết các tài sản bằng sữa trên giấy trắng. Sau đó giấy được gấp lại và đặt trong vỏ quả óc chó. Khi vỏ được làm nóng, sữa sẽ chuyển màu nâu do đó những dòng chữ sẽ xuất hiện trên những tờ giấy trắng. Mọi người cũng sẽ đóng vai thầy bói.
Để chơi trò này, biểu tượng được cắt ra giấy và đặt trên một đĩa. Một người nào đó sẽ nhập vào một phòng tối và được lệnh đặt bàn tay của mình trên một tảng băng, sau đó đặt nó trên đĩa. "Tài sản" của cô sẽ dính vào tay.
Biểu tượng giấy bao gồm: ký hiệu đô la, sự giàu có, nút, độc thân, thimble-spinsterhood, kẹp áo nghèo, gạo, đám cưới, dù cuộc hành trình, rắc rối, 4 lá cỏ ba lá may mắn, tài sản, hôn nhân sớm và nổi tiếng.
Kể câu chuyện ma và xem phim kinh dị Halloween. Tập phim của series truyền hình và đặc biệt theo chủ đề Halloween (đặc biệt thường dành cho trẻ em) thường được phát sóng vào ngày hoặc trước khi kỳ nghỉ, trong khi bộ phim kinh dị mới thường được phát hành rạp trước khi kỳ nghỉ để tận dụng lợi thế của không khí ngày lễ.

>>Những tập tục độc đáo trong lễ hội Halloween

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục