Bàn giải pháp phát triển chăn nuôi và thú y trong tình hình mới
Tại Hội nghị Triển khai các giải pháp phát triển chăn nuôi và thủy sản trong tình hình mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 26/4 ở Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, chăn nuôi và thủy sản là hai lĩnh vực sản xuất quan trọng của ngành nông nghiệp. Trước bối cảnh tác động của đại dịch COVID-19, dịch bệnh trên đối tượng vật nuôi, hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu,... đòi hỏi hai lĩnh vực này cần phân tích tình hình, triển khai nhiều giải pháp cụ thể để đảm bảo đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, dịch bệnh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản vẫn đang diễn biến phức tạp.
Dịch tả lợn châu Phi hiện đang ở quy mô nhỏ lẻ nhưng diễn biến rất khó lường, dịch cúm H5N6 tác động đến chăn nuôi gia cầm… nếu không có các giải pháp kịp thời chăn nuôi sẽ rơi vào tình trạng rất khó khăn.
Thị trường xuất khẩu thủy sản hiện đã có nhiều thay đổi, nếu sản xuất không đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc thì không đảm bảo xuất khẩu.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị, lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản cần phải xử lý các vấn đề lớn như: dịch bệnh, tác động của thời tiết khí hậu để đảm bảo được mục tiêu tăng trưởng các lĩnh vực nói riêng và toàn ngành nông nghiệp nói chung. Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương cho biết, diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh, nhất là dịch tả lợn châu Phi tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại và các bệnh mới nổi, như viêm da nổi cục trâu, bò... gây phát sinh tăng chi phí sản xuất và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục, tăng trưởng chăn nuôi.Vấn đề ô nhiễm môi trường và giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao ngày càng gia tăng chi phí đầu vào của ngành chăn nuôi.
Bên cạnh đó, việc hội nhập sâu rộng của nước ta với thế giới thông qua các Hiệp định thương mại tư do thế hệ mới sẽ càng gia tăng áp lực về thị trường cho các sản phẩm chăn nuôi trong nước.Cạnh tranh về giá, chất lượng và đa dạng sản phẩm sẽ tăng lên khi sản phẩm chăn nuôi của Mỹ và châu Âu như thịt gà, thịt lợn xuất vào thị trường Việt Nam.
Ngoài ra, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới ở nhiều lĩnh vực khác nhau; trong đó có lĩnh vực chăn nuôi là thách thức nhưng cũng là cơ hội phát ngành chăn nuôi Việt Nam trong giai đoạn tới. Ông Nguyễn Xuân Dương cho biết, thời gian tới, ngành chăn nuôi sẽ hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật giống, thức ăn chăn nuôi, môi trường và điều kiện chăn nuôi; đặc biệt là xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia ngành chăn nuôi, mã định danh quốc gia cho các cơ sở chăn nuôi, truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo chuỗi và hướng dẫn các địa phương triển khai thi hành Luật Chăn nuôi. Ông Nguyễn Xuân Dương cũng đề nghị các địa phương khẩn trương phê duyệt Kế hoạch phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2025, định hướng phát triển giai đoạn 2026-2030 phù hợp với khung Chiến lược chăn nuôi toàn ngành và định hướng kinh tế - xã hội của từng địa phương, thời gian hoàn thành trong quý II/2021.Đồng thời căn cứ vào điều kiện thực tế, nguồn lực của địa phương, khối tư nhân… các địa phương chủ động xây dựng chương trình/nhiệm vụ cụ thể dự kiến nhằm thực hiện các nội dung trong Đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Về thủy sản, ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, những khó khăn chính mà lĩnh vực thủy sản đang gặp phải là hoạt động xuất khẩu bị gián đoạn do đóng cửa biên giới, hàng loạt các nhà hàng ăn nhanh ở những quốc gia nhập khẩu chính bị đóng cửa, vận tải biển bị ngưng trệ, một số đơn hàng bị hủy hoặc lùi thời gian giao hàng, một số khách hàng từ chối thực hiện đơn hàng mới. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản các đối tượng có giá trị kinh tế cao như: cá nước lạnh, tôm hùm, ốc hương, cá song… cũng giảm, do các đối tượng này chủ yếu phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ trong các nhà hàng. Cũng như chăn nuôi, thủy sản bị ảnh hưởng nặng bởi giá nguyên liệu thức ăn tăng liên tục làm giá thành sản xuất tăng, giảm sức cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm. Năm 2021, thủy sản vẫn giữ ổn định mục tiêu 1,3 triệu ha nuôi trồng thủy sản, nhưng sản lượng đạt 4,75 triệu tấn, tăng 4,2% so với năm 2020. Để đạt kết quả trên, ông Trần Đình Luân cho biết, ngành thủy sản sẽ tiếp tục đẩy mạnh liên kết trong sản xuất để tiếp cận với nguồn cung ứng vật tư đầu vào có chất lượng tốt, giá cả phù hợp, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng khoa học, tăng năng suất, giảm chi phí, giảm hệ số chuyển đổi thức ăn, bảo vệ môi trường trong nuôi trồng. Tổng cục Thủy sản phối hợp địa phương quản lý chặt chẽ chất lượng giống, vật tư thủy sản. Đơn vị tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất giống, thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản; xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có). Các địa phương tăng cường quan trắc, cảnh báo môi trường các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung để kịp thời đưa ra khuyến cáo và cảnh báo nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn, đồng thời phục vụ cho chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản bền vững. Ông Trần Đình Luân cũng cho biết, Tổng cục Thủy sản tiếp tục tích cực phối hợp với các đơn vị xử lý, tháo gỡ các rào cản kỹ thuật, giữ vững thị trường truyền thống, phát triển thị trường mới cho tiêu thụ sản phẩm thủy sản; tổ chức nắm bắt, phân tích, dự báo tốt thị trường để kịp thời điều tiết sản xuất trong nước./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng ngành thủy sản hội nhập, phát triển bền vững và có trách nhiệm
16:46' - 01/04/2021
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, ngành thủy sản cần triển khai đồng bộ giải pháp, định hướng chiến lược, thực hiện thành công các mục tiêu.
-
Kinh tế tổng hợp
Kế hoạch quốc gia phòng chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản
07:30' - 26/03/2021
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành chăn nuôi đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân khoảng 5-6%
17:22' - 24/02/2021
Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2021 ngành chăn nuôi đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt khoảng 5-6%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh, thành phố ĐBSCL
10:45'
Sáng 13/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tại Cần Thơ, bàn về chính quyền địa phương 2 cấp, tiến độ dự án giao thông trọng điểm và Đề án phát triển 1 triệu ha lúa tại ĐBSCL.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tăng tốc kích cầu du lịch: Mùa vàng bứt phá
09:27'
Trong nửa đầu năm 2025, Hà Nội đã đón khoảng 15,56 triệu lượt khách du lịch, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
10 sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:08'
Trong tuần qua, kinh tế Việt Nam có các thông tin nổi bật như xe máy xăng sẽ không được chạy trong Vành đai 1 từ 1/7/2026, chỉ số VN30 lập đỉnh lịch sử, Vietnam Airlines đón hành khách thứ 350 triệu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ùn tắc giao thông kéo dài, BOT cầu Rạch Miễu liên tục xả trạm
19:34' - 12/07/2025
Chiều 12/7, Trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã tiến hành xả trạm nhiều lần để giảm ùn tắc kéo dài theo yêu cầu của Cảnh sát giao thông.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến rõ rệt nhờ loạt giải pháp quyết liệt
16:10' - 12/07/2025
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã có chuyển biến rõ rệt nhờ hàng loạt giải pháp tháo gỡ khó khăn và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng giữ vững vai trò đầu tàu phát triển phía Bắc
15:42' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng triệu tập tổ chức Hội nghị Thành ủy lần 2 cho ý kiến nhiều nội dung quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đôn tốc tiến độ dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh
13:53' - 12/07/2025
Ngày 12/7, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh trực tiếp khảo sát, kiểm tra công trình đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chuyển đổi số toàn diện trong cấp phù hiệu và giấy phép kinh doanh vận tải
13:48' - 12/07/2025
Sau khi hợp nhất, TP. Hồ Chí Minh (mới) có số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết cấp giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu kinh doanh vận tải… rất lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ thị của Thủ tướng về giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường
13:46' - 12/07/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về một số nhiệm vụ cấp bách, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.