Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Ngày 13/7, tại Cần Thơ, Đại học Cần Thơ phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (IPSARD), Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT) tổ chức Hội thảo "Các ứng dụng công nghệ cao cho nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long và Việt Nam: Nhu cầu và giải pháp".
Hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện về "nông nghiệp công nghệ cao", nêu thực trạng những vùng đang áp dụng nông nghiêp công nghệ cao tại Việt Nam, những vướng mắc và giải pháp khắc phục. Ông Ole Henriksen, Chuyên gia kỹ thuật cao cấp nhóm Nông nghiệp Chương trình quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICMP) nhận định: Nông nghiệp công nghệ cao là xu hướng tất yếu hiện nay, khi mà tự động hóa, trí tuệ nhân tạo giúp thay thế sức lao động chân tay, hạn chế việc người lao động phải trực tiếp tiếp xúc với hóa chất nguy hại. Tuy vậy, để thực sự được gọi là "nông nghiệp công nghệ cao" cần sự đồng bộ trong chính sách, cơ sở hạ tầng, đầu tư máy móc và đặc biệt chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp cần có đủ kiến thức để làm chủ máy móc, công nghệ. Nếu không, mọi khái niệm về "nông nghiệp công nghệ cao" chỉ là trên giấy, hoặc nửa vời, hoặc biến tướng lệch lạc. Đồng quan điểm, Tiến sĩ Đặng Kim Khôi, Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng không thể có suy nghĩ đơn giản là đầu tư xây dựng một hệ thống nhà kính, hay hệ thống máy điều khiển quy trình sản xuất thông minh là có thể được phong ngay "Mô hình nông nghiệp công nghệ cao", nếu như mô hình đó không có những người điều khiển, xử lý được hệ thống một cách hiệu quả. Theo nhận định của các nhà khoa học, Việt Nam được đánh giá có tiềm năng lớn trong ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, với công nghệ số, công nghệ sinh học, robot, công nghệ in 3D, vật liệu mới, năng lượng tái tạo...Hàm lượng công nghệ cao trong sản phẩm công nghiệp chế biến của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 chỉ mới chiếm 10,1%, đến hết năm 2017 mới chỉ có gần 1% doanh nghiệp được công nhận "Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao".
Theo ông Khôi, để cải thiện thực tế này cần có sự thay đổi vĩ mô là những chính sách định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, những ưu đãi về đất đai, thuế... Cụ thể, hiện chính sách thuế có nhiều mức, nhiều loại quy định miễn giảm, thủ tục phức tạp. Nhà nước đang thiếu nguồn lực thực hiện hạ tầng cho công nghệ cao. Đối tượng hưởng lợi về tín dụng cho công nghệ cao kém linh hoạt, yêu cầu thế chấp cứng nhắc. Bên cạnh đó, quỹ đất quy mô lớn không nhiều, phí cho thuê và quản lý đất lớn do ký hợp đồng với nhiều hộ nhỏ lẻ, đầu tư tài sản lớn trên đất không được bảo đảm khi nhà nước chuyển đổi mục đích sử dụng. Hơn nữa, thị trường khoa học công nghệ chưa thực sự vận hành, thực thi quyền sở hữu trí tuệ còn kém... Do đó, đối với tín dụng, cần ban hành bộ tiêu chí xác định mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với doanh nghiệp, hộ gia đình, hợp tác xã... Ông Khôi cũng cho rằng, cần mở rộng tài sản được thế chấp vay vốn ưu đãi (bao gồm cả tài sản hình thành trên đất). Cần có chính sách ưu tiên đặc biệt xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao cho các mặt hàng nông sản chiến lược quốc gia, huy động nguồn lực tư nhân theo hình thức PPP... Các đại biểu tham dự hội thảo cũng đưa ra các giải pháp về hoàn thiện chính sách hỗ trợ nghiên cứu chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học. Theo đó, cần chuyển đổi từ mô hình nhà nước đặt hàng nhà nghiên cứu sang doanh nghiệp đặt hàng theo nhu cầu thực tế. Có như vậy các kết quả nghiên cứu mới bám sát nhu cầu của thị trường, đảm bảo tỷ lệ cao trong chuyển giao và thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Bên cạnh đó cần thay đổi hình thức quản lý Quỹ Đổi mới Khoa học Công nghệ nông nghiệp thay vì chỉ Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý thì sẽ có sự tham gia của các thành viên gồm chuyên gia trong và ngoài nước, cùng đại diện doanh nghiệp khoa học công nghệ dẫn đầu. Đối với ưu đãi về thuế, cần kéo dài thời hạn miễn thuế cho các khoản thu thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học công nghệ, từ bán sản phẩm sản xuất thử nghiệm và từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng. Các hoạt động chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ, các máy móc nhập khẩu phục vụ nghiên cứu mà trong nước chưa sản xuất được cần phải được quy định là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất 0%./.- Từ khóa :
- cần thơ
- nông nghiệp công nghệ cao
- nông nghiệp
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao được cấp giấy chứng nhận
11:39' - 13/07/2018
Đến nay có 40 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được cấp giấy chứng nhận; trong đó, 12 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt.
-
Kinh tế & Xã hội
Sẽ xây dựng nông trường nông nghiệp công nghệ cao hơn 200 ha ở ngoại ô Đà Lạt
14:30' - 11/07/2018
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt thoả thuận Quy hoạch Phân khu dự án Nông trường nông nghiệp công nghệ cao Cầu Đất (xã Trạm Hành, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) với tổng diện tích 214,75 ha.
-
Ngân hàng
Agribank cho vay hơn 5.000 tỷ đồng phục vụ nông nghiệp công nghệ cao
17:04' - 03/07/2018
Agribank vừa cho biết, tổng dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao của ngân hàng đến nay đạt 5.108 tỷ đồng, có 3.096 khách hàng trong đó có 80 khách hàng doanh nghiệp dư nợ 4.433 tỷ đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
20:42' - 25/11/2024
Chiều tối 25/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
20:41' - 25/11/2024
Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai
20:27' - 25/11/2024
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 128/QĐ-TCT ngày 25/11/2024 về phân công thành viên Tổ công tác tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án, đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Tập đoàn Ericsson
19:46' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgari Rumen Radev
19:40' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động quảng cáo trên mạng internet
19:18' - 25/11/2024
Chiều 25/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
17:52' - 25/11/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25/11/2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
17:41' - 25/11/2024
Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân tại các làng nghề trong cả nước đã sáng tạo nên nhiều sản phẩm OCOP, sản phẩm thủ công truyền thống, góp phần quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều chỉnh quy định chữa bệnh thông tuyến trong khám bảo hiểm y tế
17:24' - 25/11/2024
Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.