Bàn giải pháp tăng trưởng kinh tế các nước ASEAN sau dịch COVID-19
Trong hai ngày 25 - 26/11, Liên đoàn các Hội Kinh tế Đông Nam Á (Liên đoàn FAEA) đồng thuận tổ chức hội thảo FAEA-45 tại Hà Nội với chủ đề "Phục hồi và tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN sau đại dịch COVID-19 và trong bối cảnh nền kinh tế quốc tế có những biến động lớn".
Hội thảo là sự kiện đối ngoại góp phần nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh mới. GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cho biết, Hội thảo FAEA lần thứ 45 được tổ chức sau hai năm gián đoạn do đại dịch COVID-19 bùng phát là dịp để đông đảo các nhà kinh tế của các nước Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trực tiếp gặp gỡ, cùng nhau thảo luận, đánh giá tiến trình phục hồi và triển vọng của các nền kinh tế trong khu vực sau đại dịch, trong bối cảnh thế giới thay đổi nhanh chưa từng thấy, có nhiều bất định, bất ổn, những tình huống đảo chiều, đột biến và rủi ro khó lường. Từ đầu năm 2022, vừa thoát ra khỏi thời điểm khó khăn nhất của đại dịch COVID-19, nền kinh tế toàn cầu đã hứng chịu nhiều biến động mạnh và những cú sốc lớn, khó dự báo. Trong khi các chuỗi cung ứng bị đứt gãy do đại dịch COVID-19 chưa kịp phục hồi, xung đột Nga – Ukraine bùng nổ làm giá năng lượng, hàng hóa tăng mạnh, cộng hưởng với chính sách tiền tệ nới lỏng trong giai đoạn đại dịch khiến lạm phát tăng vọt ở nhiều nước, gây ra tình trạng vừa lạm phát, vừa suy giảm kinh tế trên phạm vi toàn cầu.
Để hạ nhiệt lạm phát, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã liên tục tăng lãi suất,kích hoạt làn sóng tăng lãi suất trên toàn cầu mạnh nhất, với phạm vi rộng nhất trong vòng 50 năm qua, đồng thời khiến đồng USD trở nên "siêu mạnh", làm đảo chiều các dòng chu chuyển vốn quốc tế và kéo theo sự mất giá của hàng loạt đồng tiền. Điều này tạo ra sức ép rất lớn đối với việc ổn định tỷ giá và cán cân thanh toán của nhiều nền kinh tế đang phát triển.
Các dự báo đều cho thấy, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn sẽ giảm mạnh và kinh tế thế giới sẽ rất khó khăn trong năm 2023, trong bối cảnh lạm phát và mặt bằng lãi suất dâng cao, giá cả năng lượng trồi sụt, tổng cầu yếu và đơn hàng giảm sút, niềm tin của người tiêu dùng ở mức rất thấp và dư địa chính sách đang thu hẹp rất nhanh ở hầu hết các nước.Những yếu tố trên đã tác động mạnh đến các nền kinh tế ASEAN vốn vẫn bị lệ thuộc nhiều vào nền kinh tế bên ngoài. Phục hồi và phát triển kinh tế đã trở thành tâm điểm tại hội nghị các cấp của ASEAN và là chủ đề quan trọng của các cuộc trao đổi, thảo luận giữa các nhà lãnh đạo ASEAN và các nước đối tác liên tục trong những tháng qua.
Các nước đều nhận thức sâu sắc về yêu cầu phải phối hợp hành động, từ các giải pháp của mỗi quốc gia cho đến các giải pháp khu vực và quốc tế; từ phối hợp trong những lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường cho đến giải quyết các điểm nóng của khu vực và các xung đột, mâu thuẫn, cạnh tranh địa chính trị trên toàn cầu. "Chủ đề Hội thảo FAEA-45 tại Hà Nội lần này tiếp tục là một vấn đề vừa mang tính thời sự, cấp thiết, vừa có tầm nhìn tổng thể và dài hạn về kinh tế khu vực", GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chia sẻ. Theo Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng, cũng như các nền kinh tế khác ở Đông Nam Á, nền kinh tế Việt Nam hiện đang đứng trước những rủi ro và thách thức không nhỏ.
Từ đầu năm đến nay, nền kinh tế đã phải trải qua nhiều trạng thái, hứng chịu những ngọn gió "đảo chiều", với các ưu tiên liên tục được điều chỉnh: từ chỗ phục hồi đà tăng trưởng sau đại dịch trong những tháng đầu năm chuyển sang tập trung vào kiểm soát lạm phát từ thời điểm giữa năm, sau đó là ổn định tỷ giá và hiện nay là ưu tiên xử lý vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng.
Trước những tác động mạnh mẽ và bất ngờ của đại dịch COVID-19 và bối cảnh quốc tế mới đầy thách thức, Liên đoàn FAEA đồng thuận chọn Hội thảo FAEA-45 năm 2022 tại Hà Nội với chủ đề mang tính thời sự nóng hổi với kỳ vọng sẽ đưa ra được các luận giải hay và kiến nghị tốt cho cả nhà hoạch địch chính sách và nghiên cứu của các nước trong vùng./. Văn GiápTin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
OECD điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Thụy Sỹ
10:08' - 23/11/2022
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vừa điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Thụy Sỹ xuống 2,1% trong năm nay, giảm so với dự báo trước đó là 2,5%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Barclays cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023
07:57' - 17/11/2022
Barclays dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 ở mức 1,7%, thấp hơn so với dự báo được đưa ra hồi tháng Chín là 2,2%. Trong năm nay, Barclays dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu ở mức 3,2%.
-
Kinh tế Thế giới
Các cố vấn khuyến nghị mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm tới của Trung Quốc trong khoảng 4,5-5,5%
22:04' - 16/11/2022
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chỉ 3% trong ba quý của năm nay, thấp hơn nhiều mục tiêu tăng trưởng cả năm khoảng 5,5% mà chính phủ đề ra tại hội nghị vào tháng 12 năm ngoái.
-
Tài chính
IMF: Triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu ngày càng ảm đạm
11:56' - 14/11/2022
IMF nhấn mạnh: “Các thách thức mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt là rất lớn và các chỉ số kinh tế xấu đi cho thấy những thách thức lớn hơn nữa đang ở phía trước”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.