Bàn giải pháp tiêu thụ hàng hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

16:19' - 16/11/2022
BNEWS Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ triển khai đồng loạt hoạt động kích cầu kinh tế qua việc tiêu thụ được sản phẩm, hàng hóa trong nước và sản phẩm hàng hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tích cực cho kinh tế và thương mại hàng hóa trên các địa bàn này, thông qua thúc đẩy hoạt động sản xuất và thu mua, hình thành được chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hiện đại và bền vững. Nhiều sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã mở được đường vào các hệ thống phân phối có uy tín trên cả nước cũng như xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Đặc biệt, để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh tế ở khu vực này, ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Bộ Công Thương cũng đã có Công văn số 4293/BCT-TTTN ngày 25/7/2022 về việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia này.

Thông tin trên đã được các đại biểu tập trung thảo luận tại Toạ đàm Đưa sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi lên tầm cao mới tới do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 16/11 tại Hà Nội. 

Chia sẻ về những giải pháp và hoạt động mà Bộ Công thương đã triển khai hỗ trợ phát triển sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, bà Lê Việt Nga-Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, trong vòng 10 năm (2010 – 2020), Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều hoạt động để lồng ghép vào các Chương trình và Đề án phát triển kinh tế-xã hội, kết nối hàng hóa sản xuất trong nước, thúc đẩy để tiêu thụ hàng hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số. 

Có thể kể đến 4 chương trình lớn do Thủ tướng Chính phủ ký mang tầm quốc gia gồm: Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia với những hoạt động về hội chợ; chuyến hàng quảng bá sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước; đào tạo, tập huấn; truyền thông liên quan đến xúc tiến thương mại cho hàng hóa của đồng bào dân tộc thiểu số tại thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. 

Kế đó là Chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm và một trong những điểm rất mạnh của hàng hóa đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đó, hàng hóa được trồng theo những phương pháp rất tự nhiên, được chế biến bằng những cái phương pháp truyền thống. 

Chương trình khuyến công quốc gia với việc các hộ kinh doanh, hộ sản xuất muốn ứng dụng khoa học công nghệ, thiết bị máy móc ở quy mô nhỏ đã được nhận vốn từ cơ quan quản lý nhà nước xét duyệt và cung cấp. Qua đó, hoàn thiện bao bì, mẫu mã, quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm hàng hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số.

Cuối cùng là Chương trình phát triển thương mại biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo cũng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2015 và tiếp tục hoạt động cho đến năm nay là giai đoạn thứ hai tiếp đến năm 2025 đã phát huy nhiều hiệu quả.

Theo bà Phạm Thị Việt Hà, Phó Giám đốc Công ty TNHH Trà và Đặc sản Tây Bắc, khó khăn lớn nhất đến từ nhận thức của bà con. Vì vậy, khi Công ty Trà và Đặc sản Tây Bắc bắt đầu đặt chân, búp của cây trà shan tuyết cổ thụ đang bán với giá là 20.000/kg, 20.000/kg trà tươi, trong khi cái cây trồng mới lại đang bán với giá là 40.000/kg trà tươi, rất nghịch lý.

Bởi vậy, công ty đã lập tức mua luôn 40.000/kg, bằng các phẩm trà khác và không cần phải chế biến, cứ hái về đúng kỹ thuật sẽ mua được cao hơn. Khi đó bà con nhìn thấy lợi ích, một tôm hai lá sẽ bán được giá cao, dần dần hình thành được ý thức và thấy yêu cây trà hơn.

Chẳng hạn năm nay bà con hái đúng kỹ thuật, sang năm búp trà ra nhiều hơn lại bán được nhiều tiền hơn, bà con cảm thấy là đúng và cảm nhận rằng đó là một thứ giá trị.

Đến nay, thậm chí có những nhà hái đạt kỹ thuật cao, công ty đang mua tới 150.000-160.000, còn như hiện nay giá bình quân mua trà tươi tại Tà Xùa là 80.000 đồng/kg, có thể nói là cao nhất Việt Nam về mua trà tươi tại vùng cao.

Khi Shanam ra mắt thương hiệu vào tháng 12/2017, tham gia các hội chợ, triển lãm vừa phải cầm ảnh vừa kê trà cho khách hàng biết là trà này từ cây cổ thụ, khi đó thậm chí còn phải truyền thông về cây trà trước sau đó cho mọi người uống thử rồi mới truyền thông đến sản phẩm. Đến nay, Shanam đã sản xuất ra hơn 50 loại trà khác nhau để phcuj vụ mọi đối tượng. Hy vọng trong 5 năm tới, sản lượng mà Shanam mua của bà con cũng lan tỏa ra nhiều hơn tới thị trường trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, Bộ Công Thương còn có nhiều đề án quốc gia, cấp quốc gia cũng đang triển khai rất tốt như Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, giai đoạn từ năm 2014 - 2020 và nay là giai đoạn 2021 - 2025. 

Qua chương trình này, Bộ Công Thương đã có những đợt nhận diện hàng hóa rất lớn trên quy mô toàn quốc đối với những sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước; trong đó, có sản phẩm, hàng hóa của bà con dân tộc thiểu số và bà con sản xuất kinh doanh ở vùng miền núi. 

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã thiết lập được trên toàn quốc các mô hình điểm bán hàng Việt,  ưu tiên những vị trí rất đắc địa cho sản phẩm, hàng hóa của đồng bào dân tộc thiểu số kết hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì và đưa được những sản phẩm, hàng hóa OCOP (Mỗi xã một sản phẩm ) 3-5 sao.

Ngoài ra, Đề án về đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản do Bộ Công Thương triển khai cũng tạo ra được những cơ sở hạ tầng để hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa theo chuỗi cung ứng từ sản xuất, có doanh nghiệp, hợp tác xã, để đưa vào các hệ thống phân phối lớn.

Đặc biệt, Bộ Công Thương còn có những chương trình xã hội hóa kết hợp với các hệ thống phân phối lớn ở trong nước như Central Retail về sinh kế cộng đồng nhằm hướng dẫn địa phương quan tâm đến đối tượng của đồng bào dân tộc thiểu số khi họ sản xuất ra được những sản phẩm đạt chuẩn của siêu thị và đưa vào đó tiêu thụ.

Theo bà Phạm Thị Việt Hà, Phó Giám đốc Công ty TNHH Trà và Đặc sản Tây Bắc, khó khăn lớn nhất đến từ nhận thức của bà con. Vì vậy, khi Công ty Trà và Đặc sản Tây Bắc bắt đầu đặt chân, búp của cây trà shan tuyết cổ thụ đang bán với giá là 20.000 đồng/kg, 20.000 đồng/kg trà tươi, trong khi cây trồng mới lại bán với giá là 40.000 đồng/kg trà tươi. 

Bởi vậy, công ty đã mua 40.000 đồng/kg, bằng các phẩm trà khác và không cần phải chế biến. Đến nay, giá bình quân mua trà tươi tại Tà Xùa là 80.000 đồng/kg. 

Đến nay, Shanam đã sản xuất ra hơn 50 loại trà khác nhau để phục vụ mọi đối tượng. Hy vọng trong 5 năm tới, sản lượng mà Shanam mua của bà con cũng lan tỏa ra nhiều hơn tới thị trường trong nước và quốc tế. 

Ông Võ Trí Thành- Viện trưởng Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng, giai đoạn hiện nay trong phát triển doanh nghiệp còn không thuần tuý là truyền thống kinh tế theo nghĩa là lợi nhuận, chi phí thông thường, doanh số, năng suất, bây giờ làm ăn phải gắn với xu thế. 

Đây không chỉ là phát triển bền vững, phát triển xanh bao trùm mà là áp lực và đòi hỏi của thị trường. Vậy nên nhiều nghiên cứu cho rằng, tuy phải tốn công hơn, tốn chi phí hơn một chút nhưng về dài hạn hiệu quả kinh doanh tốt hơn rất nhiều. Nếu nhân văn, trách nhiệm xã hội cao, chữ “xanh” đậm, chắc chắn sẽ được thị trường đón nhận. 

Để hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất cũng như kết nối tiêu thụ sản phẩm của vùng dân tộc thiểu số và miền núi, theo bà Lê Việt Nga, Bộ Công Thương được giao 2 nhiệm vụ. Cụ thể là xây dựng hệ thống chợ của đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và giúp cho cuộc sống của đồng bào đủ đầy với những sản phẩm thiết yếu tiêu dùng hàng ngày.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ triển khai đồng loạt hoạt động kích cầu kinh tế qua việc tiêu thụ được sản phẩm, hàng hóa trong nước và sản phẩm hàng hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Do vậy, cơ quan quản lý, địa phương và doanh nghiệp cần phối hợp nâng cao năng lực sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đồng thời, tiếp tục kết nối đưa hàng hóa là lợi thế của các khu vực này vào kênh phân phối trên thị trường trong nước và ngoài nước.

Đồng thời, có chính sách khuyến khích, ưu đãi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, qua đó thúc đẩy hoạt động thương mại, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi./

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục