Bán hàng đa cấp: Tránh tình trạng chạy đua doanh số, trả hoa hồng để nâng giá sản phẩm
Trong nhiệm kỳ vừa qua, Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam (MLMA) đã có nhiều nỗ lực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội viên, cũng như người tiêu dùng, tuy nhiên vẫn còn nhiều rào cản khách quan.
Do đó, MLMA kỳ vọng hành lang pháp lý được xây dựng ngày càng vững chắc tạo nền tảng sự phát triển bình đẳng, công bằng của ngành đa cấp, từ đó giúp hoạt động của ngành được thuận lợi và hiệu quả hơn. Đây là thông tin được đại diện MLMA cho biết tại Đại hội MLMA, nhiệm kỳ III (2019 - 2024) tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, chiều ngày 27/11.
Cụ thể, bà Trương Thị Nhi, Chủ tịch MLMA, nhiệm kỳ II (2014 - 2019) cho hay, trong thời gian qua, MLMA đã tổ chức công tác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội viên, đồng thời tuyên truyền và phổ biến giá trị của ngành bán hàng đa cấp. Bên cạnh đó, MLMA tích cực phối hợp với cơ quan truyền thông, cơ quan quản lý nhà nước để kịp thời tiếp nhận những phản ánh tiêu cực, cũng như có biện pháp xử lý hiệu quả, nâng cao hiểu biết về ngành.
Theo bà Trương Thị Nhi, MLMA hoạt động với phương châm là cầu nối và góp tiếng nói của Hội viên MLMA đến cơ quan quản lý nhà nước. Hội viên của MLMA chủ yếu là các tổ chức bán hàng đa cấp và mục tiêu của nhiệm kỳ III (2019 - 2024) là phát triển chuyên nghiệp ngành bán hàng đa cấp Việt Nam.
Để đạt được những mục tiêu trên, MLMA nắm bắt và chủ động đóng góp ý kiến về cơ chế chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động của ngành, chủ động hội nhập sâu rộng và nâng cao vị thế ngành trong thời gian tới. Đặc biệt, MLMA và doanh nghiệp sẽ tăng cường công tác xã hội và thiện nguyện trong việc chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Bán hàng đa cấp là một trong những hình thức bán hàng tiên tiến của nhiều nước trên thế giới hiện nay, nhưng tại Việt Nam vẫn là hình thức kinh doanh mới. Cơ quan quản lý nhà nước cũng ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về hoạt động bán hàng đa cấp nhằm tạo điều kiện cho ngành này phát triển.
Phát biểu tại Đại hội MLMA, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương kỳ vọng trong nhiệm kỳ mới, MLMA sẽ đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh ngành bán hàng đa cấp. Cùng với đó, MLMA cần khẳng định vị thế và phát huy vai trò của Hiệp hội cũng như tiếp tục phối hợp với cơ quan nhà nước trong việc hoàn thiện thể chế của ngành kinh doanh đặc thù này.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, doanh nghiệp trong và ngoài nước đều được tạo điều kiện kinh doanh tại Việt Nam trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc pháp luật Việt Nam và cạnh tranh lành mạnh. Bộ Công Thương khuyến khích doanh nghiệp chủ động phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội trong hỗ trợ đào tạo và sản xuất sản phẩm tại Việt Nam.
Doanh nghiệp cần xem công tác đào tạo về pháp luật, sản phẩm, đạo đức nghề nghiệp... là chìa khóa giúp xã hội nhận diện những doanh nghiệp kinh doanh chân chính. Song song đó, doanh nghiệp nên chú trọng đảm bảo chất lượng sản phẩm như đã đăng ký và sự hợp lý giá bán tương đồng với giá trị sản phẩm. Doanh nghiệp nên tránh tình trạng chạy đua doanh số, trả hoa hồng để nâng giá sản phẩm", Thứ trưởng Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.
Tại Đại hội MLMA, nhiệm kỳ III (2019 - 2024) đã bầu ra Ban chấp hành gồm 7 thành viên; đồng thời, tiến hành họp Hội nghị lần thứ nhất bầu ra Ban thường vụ gồm 3 thành viên; trong đó, bà Trương Thị Nhi tái đắc cửa Chủ tịch MLMA./.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Phương thức đa cấp của Freedom Group và Công ty TNHH Coffeecell có thể bị xử lý hình sự
15:37' - 23/10/2020
Các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu kinh doanh theo phương thức đa cấp của Freedom Group và Công ty TNHH Coffeecell đều có thể bị xử lý hình sự theo điều 217a, Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2017.
-
Kinh tế và pháp luật
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10: Phạt đến 200 triệu với vi phạm kinh doanh đa cấp
07:31' - 04/10/2020
Nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 10 này như Quy định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác; quy định mới về đánh giá học sinh tiểu học; Quy định xử phạt kinh doanh đa cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Ứng dụng công nghệ quản lý bán hàng đa cấp
18:16' - 30/09/2020
Thời gian qua, số lượng cuộc gọi đến Tổng đài Tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng (Tổng đài 1800.6838) của Bộ Công Thương tăng bình quân 10% mỗi năm trong giai đoạn 2017 - 2019.
-
Tài chính
Các mức phạt tiền khi vi phạm kinh doanh đa cấp
05:31' - 30/08/2020
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp có thể bị phạt tiền từ 80-100 triệu đồng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Áp lực giải ngân vốn của ngành giao thông còn rất lớn
18:58'
Ngày 25/5, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể chủ trì cuộc họp kiểm điểm tiến độ các dự án xây dựng cơ bản và giải ngân các dự án đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Cảnh giác mục đích sử dụng điện ảnh vì chính trị và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ
18:38'
Chiều 25/5, Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi), đồng thời tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Cuối năm 2022 sẽ khởi công dự án nâng cấp sân bay Côn Đảo
18:21'
Công tác chuẩn bị cho việc triển khai dự án nâng cấp sân bay Côn Đảo do Ban làm đại diện chủ đầu tư đang bám sát tiến độ đề ra của Bộ Giao thông Vận tải.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam
18:08'
Ngày 25/5, tại Hà Nội, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với Cục quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán tổ chức diễn đàn về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam lần thứ hai,
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cần Nhà nước thống nhất quản lý về giá
17:09'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, chiều 25/5, Quốc hội nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đóng góp tạo dựng nền tảng vững chắc cho tương lai khu vực châu Á
15:22'
Nhân dịp Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh thăm làm việc tại Nhật Bản từ ngày 25-28/5, phóng viên TTXVN tại Nhật Bản đã phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam về sự kiện này.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số sẽ chiếm 20% GDP
15:20'
Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số sẽ chiếm 20% GDP. Tức là trong thời gian tới, tỷ trọng của kinh tế số đóng góp cho GDP sẽ tăng thêm 15% so với hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2022, Bắc Giang dự kiến xuất khẩu khoảng 72 nghìn tấn vải
15:09'
Năm 2022, dự kiến tổng sản lượng vải thiều Bắc Giang tiêu thụ trong nước khoảng 108 nghìn tấn, chiếm tỷ lệ 60%; xuất khẩu khoảng 72 nghìn tấn, chiếm tỷ lệ 40%.
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu cá tra có thêm nhiều tín hiệu tích cực
15:02'
Sau gần 8 tháng trở về bình thường mới, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra đã nhanh chóng tăng tốc để đưa nhịp giao thương trở lại bình thường như trước khi xảy ra dịch bệnh COVID-19.