Ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030
Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 52-NQ/TW.
Cụ thể, mục tiêu tổng quát là chủ động tận dụng có hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; cơ bản làm chủ và ứng dụng rộng rãi công nghệ mới trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội; từng bước sáng tạo được công nghệ mới nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi và sức khỏe của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế và gắn kết chặt chẽ quá trình ứng dụng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với công tác bảo vệ an ninh mạng.
* Năm 2030 hoàn thành xây dựng Chính phủ số
Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2030 duy trì xếp hạng Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) của WIPO thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới; Chỉ số An toàn, an ninh mạng toàn cầu của ITU thuộc nhóm 30 nước đứng đầu; Chỉ số Chính phủ điện tử theo xếp hạng của Liên hợp quốc thuộc nhóm 50 nước đứng đầu.
Kinh tế số chiếm khoảng 30% GDP; năng suất lao động tăng bình quân trên 7,5%/năm.
Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng di động 5G; hoàn thành xây dựng Chính phủ số.
Hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung; từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.
Theo đó, định hướng của Chiến lược là nâng cao chất lượng thể chế và năng lực xây dựng chính sách; phát triển hạ tầng kết nối, xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu; phát triển nguồn nhân lực; xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số; phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia; đầu tư, nghiên cứu, phát triển một số công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư như công nghệ rô-bốt, vật liệu tiên tiến, năng lượng tái tạo, trí tuệ nhân tạo, công nghệ trong y học, internet vạn vật, dữ liệu lớn, chuỗi khối...; mở rộng hợp tác quốc tế và hội nhập về khoa học và công nghệ, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Trong đó, Chiến lược sẽ đẩy mạnh phát triển internet tốc độ cao, hạ tầng số an toàn, đáp ứng nhu cầu về kết nối và xử lý dữ liệu lớn; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số vào quản lý nhà nước trong tất cả các lĩnh vực; đầu tư, phát triển các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý nhà nước (GovTech) và cung cấp dịch vụ công.
Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế - xã hội thời gian thực phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ…
Tin liên quan
-
Công nghệ
Ban hành danh mục công nghệ ưu tiên cho cách mạng công nghiệp lần thứ tư
07:00' - 17/12/2020
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 2117/QĐ-TTg ban hành danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
-
Tài chính
Cách mạng công nghiệp 4.0 trong môi trường kiểm toán
12:27' - 17/11/2020
CMCN 4.0 đã làm thay đổi cơ bản phương thức thực hiện kiểm toán hiện nay bằng các ứng dụng công nghệ thông tin như chữ ký số, chứng từ điện tử, số hoá, các phần mềm xử lý dữ liệu kiểm toán...
-
Kinh tế & Xã hội
Đổi mới giáo dục mầm non phù hợp thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0
16:54' - 26/09/2020
Với thông điệp “Robot Giáo dục cùng trẻ trưởng thành” sẽ đồng hành với trẻ giúp phòng chống được tật cận thị, gù lưng, tránh mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái cũng như mâu thuẫn trong gia đình.
Tin cùng chuyên mục
-
Công nghệ
NASA thử nghiệm động cơ tên lửa đưa người lên Mặt Trăng
17:26'
Ngày 16/1, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã tiến hành thử nghiệm các động cơ tên lửa của Hệ thống Phóng Không gian (SLS) được sử dụng trong sứ mệnh đưa con người lên Mặt Trăng.
-
Công nghệ
Google "thử nghiệm" hạn chế người dùng truy cập các trang tin của Australia
07:30'
Google bắt đầu thử nghiệm hạn chế người dùng truy cập các trang tin tức của Australia, trong bối cảnh Canberra buộc các công ty công nghệ phải trả phí sử dụng nội dung của các công ty truyền thông.
-
Công nghệ
Ra mắt hệ thống học trực tuyến mở miễn phí cho cộng đồng
14:53' - 16/01/2021
Ngày 16/1, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã ra mắt hệ thống VMOOCs (Việt Nam’s MOOCs) - cung cấp khoá học trực tuyến miễn phí cho cộng đồng.
-
Công nghệ
Những xu hướng công nghệ đáng chú ý trong năm 2021
09:49' - 16/01/2021
Theo giới chuyên gia, một số xu hướng trong số đó là không thể đảo ngược và sẽ tiếp tục định hình sự phát triển của lĩnh vực công nghệ toàn cầu trong năm 2021.
-
Công nghệ
Các giải pháp công nghệ của doanh nghiệp Hàn Quốc gây ấn tượng tại CES
06:30' - 16/01/2021
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đã kết thúc hành trình 4 ngày tại triển lãm công nghệ lớn nhất thế giới sau khi “trình làng” những giải pháp công nghệ cho “giai đoạn bình thường mới” của dịch COVID-19.
-
Công nghệ
Trung Quốc: 30 nhà sản xuất trò chơi trên thiết bị di động đạt doanh thu 2,16 tỷ USD
08:30' - 15/01/2021
Theo công ty phân tích dữ liệu ứng dụng di động Sensor Tower, doanh thu toàn cầu trong tháng 12/2020 của 30 nhà sản xuất trò chơi trên thiết bị di động hàng đầu của Trung Quốc đã đạt 2,16 tỷ USD.
-
Công nghệ
Yên Phong I, Bắc Ninh là khu công nghiệp đầu tiên có sóng 5G trên toàn quốc
17:39' - 14/01/2021
Ngày 14/1, Viettel chính thức khai trương mạng 5G tại khu công nghiệp Yên Phong I, tỉnh Bắc Ninh, trở thành nhà mạng đầu tiên phủ sóng 5G tại đây.
-
Công nghệ
EVN phấn đấu hoàn thành kế hoạch tổng thể chuyển đổi số vào năm 2020
16:34' - 14/01/2021
Năm 2021, Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo “Kế hoạch tổng thể Chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam” với mục tiêu hoàn thành vào năm 2022.
-
Công nghệ
Hàn Quốc chi 114 triệu USD để phát triển chip trí tuệ nhân tạo
08:03' - 14/01/2021
Bộ Công nghệ Thông tin Hàn Quốc cho biết sẽ đầu tư 125,3 tỷ won (114,1 triệu USD) trong năm nay để hỗ trợ phát triển bộ vi xử lý thần kinh (NPU), tăng 75% so với năm ngoái.