Bán lẻ mùa Giáng sinh tại Australia gặp khó do khan hiếm hàng hóa
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, người dân Australia được kỳ vọng sẽ chi tiêu gần 60 tỷ AUD (42 tỷ USD) cho hoạt động mua sắm vào dịp lễ Giáng sinh năm 2021, sau khi các lệnh phong tỏa do dịch COVID-19 hầu hết được dỡ bỏ hoàn toàn tại nước này và các nhà bán lẻ đang tăng cường khuyến mãi nhằm thu hút người tiêu dùng trở lại.
Chi tiêu dự kiến sẽ tăng 11% so với mức trước đại dịch, với nhu cầu về các mặt hàng “xa xỉ” cao hơn đáng kể. Giám đốc điều hành Hiệp hội các nhà bán lẻ Australia Paul Zahra cho biết các bang của Australia đều đã mở cửa trở lại nền kinh tế địa phương, thúc đẩy xu hướng gia tăng tiêu dùng trong dịp lễ Giáng sinh.Những động thái này sẽ góp phần đưa tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) phục hồi trong quý IV/2021.
Till, một công ty chuyên cung cấp dịch vụ thanh toán bằng thẻ tín dụng, đã theo dõi hoạt động sử dụng thẻ của người tiêu dùng Australia từ đầu tháng 12/2021.Báo cáo của công ty này cho biết 30% việc sử dụng thẻ của người tiêu dùng là cho mua sắm trực tuyến, trong khi 70% là mua sắm ở các cửa hàng.
So với cùng kỳ năm ngoái, lượng giao dịch thông qua nền tảng của Till được xử lý tại các cửa hàng của Australia đã tăng hơn 60%.
Giám đốc điều hành Trung tâm mua sắm Stockland Michelle Abbey cho biết, người tiêu dùng đang sử dụng kết hợp mua sắm trực tuyến và mua sắm truyền thống trong mùa lễ hội năm nay. Mặc dù vậy, vấn đề về chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu nhân lực, đi kèm với lượng dự trữ các mặt hàng công nghệ cao, sản phẩm cao cấp ở mức thấp đang tạo ra nhiều khó khăn cho các nhà bán lẻ. Chuyên gia về thị trường bán lẻ Ben Gilbert cho biết nhiều doanh nghiệp đã chủ động tích trữ hàng ở mức cao nhất kể từ trước dịp lễ Giáng sinh năm nay.Nhưng cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn khiến họ không thể có đủ hàng hóa phục vụ người tiêu dùng.
Một số mặt hàng công nghệ cao như iPad, máy chơi điện tử PS5, cùng những loại đồ chơi thông minh… đã gần như “cháy hàng”. Trong khi đó, các sản phẩm thời trang cao cấp có số lượng rất “nhỏ giọt”.
Ông Gilbert nhận định dựa trên dữ liệu tiêu dùng trên thẻ tín dụng và lượng khách hàng truy cập tại các trung tâm mua sắm (bao gồm cả trên các trang mua sắm trực tuyến), hoạt động giao dịch thương mại bán lẻ của Australia hiện chỉ ở mức “ổn” và khó có khả năng vượt con số doanh thu 58,9 tỷ AUD của mùa Giáng sinh năm ngoái. Vị chuyên gia về bán lẻ này cho rằng để thúc đẩy chi tiêu, các nhà bán lẻ nên hướng người tiêu dùng tập trung vào một số mặt hàng thông dụng khác có sẵn, cũng như thúc đẩy chi tiêu vào lĩnh vực dịch vụ như đi lại, ăn uống thay vì hướng tới ngành hàng tiêu dùng cao cấp và đồ điện tử như mọi năm. Giám đốc điều hành của nhà bán lẻ trực tuyến OZSALE, ông Kalman Polak cho biết đã có một chút “chậm trễ” trong hoạt động mua sắm vào những ngày cận Giáng sinh.Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc khan hiếm hàng hóa, dịch COVID-19 bất ngờ bùng phát trở lại khiến nhiều người tiêu dùng e ngại đi mua sắm.
Ông Polak cho rằng giải pháp để lôi kéo người tiêu dùng là đẩy nhanh các chương trình khuyến mãi dành cho dịp lễ mua sắm lớn nhất năm là ngày “Boxing day” (ngày 26/12) lên một tuần trước Giáng sinh.Tuy nhiên, mọi việc sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc liệu các nhà bán lẻ có đủ hàng dự trữ hay các nhà cung ứng có thể giao hàng kịp thời hay không./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Dịch COVID-19 làm thị trường phụ kiện Giáng sinh giảm giá nhưng sức mua vẫn yếu
13:22' - 22/12/2021
Chỉ còn ít hôm nữa là đến Giáng sinh, các mặt hàng trang trí, dây kim tuyến, tuần lộc, đèn nháy, vòng nguyệt quế, quần áo ông già Noel, cây thông Noel... tại Hà Nội giảm giá 30-40% nhưng sức mua yếu.
-
Kinh tế & Xã hội
Chợ Giáng sinh Strasbourg lung linh "hồi sinh" tại Pháp
10:44' - 22/12/2021
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, sau một năm vắng bóng do dịch bệnh, chợ Giáng sinh Strasbourg đã được mở cửa trở lại từ 26/11 đến 26/12 trong các điều kiện y tế và an ninh nghiêm ngặt.
-
Thị trường
Đại dịch làm các nhà bán lẻ Đức lo lắng về doanh thu mùa Giáng sinh
08:00' - 30/11/2021
Doanh thu của các nhà bán lẻ Đức sụt giảm nghiêm trọng ở khoảng thời gian cao điểm nhất trong năm do tác động từ làn sóng COVID-19 thứ tư.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Đất hiếm - Mặt trận nóng của các siêu cường
07:41'
Thị trường đất hiếm và các khoáng sản quan trọng đang trở thành một trận địa nóng bỏng.
-
Thị trường
152 doanh nghiệp đủ điều kiện làm thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo
19:34' - 28/04/2025
Chiều 28/4, Cục Xuất nhập khẩu đã công bố danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến ngày 28/4/2025.
-
Thị trường
Dư địa mở rộng xuất khẩu vào thị trường Halal
16:28' - 28/04/2025
Indonesia là thị trường Halal lớn nhất thế giới, tạo dư địa để mở rộng xuất khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng, nông sản thực phẩm Việt Nam.
-
Thị trường
Thị trường nông sản: Giá lúa, gạo biến động nhẹ
17:36' - 27/04/2025
Giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có biến động nhẹ. Giá gạo xuất khẩu cũng gần như không có biến đổi.
-
Thị trường
Biến động tỷ giá hỗ trợ giá gạo châu Á
18:35' - 26/04/2025
Giá gạo của Ấn Độ và Thái Lan tăng nhẹ trong tuần này nhờ biến động tỷ giá, song nhu cầu vẫn thấp.
-
Thị trường
Central Retail giảm giá 50% cho hơn 1.000 sản phẩm
15:44' - 26/04/2025
Dịp Lễ 30/4 năm nay, hệ thống siêu thị của Central Retail cũng tung ra nhiều khuyến mãi hấp dẫn áp dụng giảm giá lên đến 50% đối với trên 1.000 sản phẩm.
-
Thị trường
Thị trường lao động Mỹ vẫn đứng vững trước áp lực kinh tế
14:47' - 25/04/2025
Số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tăng nhẹ trong tuần qua, cho thấy thị trường lao động vẫn khá vững vàng bất chấp những bất ổn kinh tế do chính sách thương mại gây ra.
-
Thị trường
Gần 600 sản phẩm sữa giả: Ranh giới “mờ”, hệ lụy thật
10:34' - 25/04/2025
Sự thiếu rõ ràng trong phân loại, ranh giới mờ giữa các nhóm sản phẩm sữa đã tạo kẽ hở cho doanh nghiệp lợi dụng để lách quy trình cấp phép, tự công bố sản phẩm nhằm tránh kiểm định chặt chẽ.
-
Thị trường
Cuộc cạnh tranh mới trên thị trường bán lẻ Hàn Quốc
09:38' - 24/04/2025
Các nền tảng thương mại điện tử, siêu thị lớn, trung tâm thương mại và cửa hàng tiện lợi ở Hàn Quốc đã tăng cường đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm tươi sống.