Bán lẻ Việt Nam: Mô hình tập đoàn là một hướng đi
Trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ, hệ thống phân phối hàng hóa với vai trò liên kết giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, có tác động trực tiếp đến lợi nhuận của nhà sản xuất và lợi ích của người tiêu dùng nên bản thân hệ thống phân phối hàng hóa đã và đang trở thành lĩnh vực kinh doanh mang tính cạnh tranh cao độ.
PGS.TS Hoàng Thọ Xuân, chuyên gia cao cấp Viện nghiên cứu Thương mại phân tích, hiện nay thị trường trong nước có quá ít những doanh nghiệp phân phối đủ mạnh, có khả năng tài chính, có mạng lưới kinh doanh và khả năng quản trị, cũng như công nghệ quản lý điều hành phù hợp với xu thế hiện đại hóa và tiêu chuẩn hóa.
Hay nói cách khác trên thị trường thiếu những doanh nghiệp và hệ thống phân phối nòng cốt, bảo đảm kiểm soát và chi phối được thị trường xã hội nhất là những tình huống căng thẳng, gay gắt…
Trong khi, các doanh nghiệp nước ngoài là những “đại gia” có nguồn vốn “khủng” và có sự thuận lợi để mở rộng mặt bằng nên dễ dàng thâu tóm thị trường bán lẻ của Việt Nam.
Hầu hết các doanh nghiệp thương mại nội địa đều chưa có cấu trúc phân phối được tổ chức mang tính hệ thống, bám sát quy trình vận động của hàng hóa từ thượng nguồn đến hạ nguồn, trải rộng trên các địa bàn; trong đó, quan trọng nhất là hệ thống phân phối chuyên nghiệp.
Tại Việt Nam có quá nhiều loại hình tổ chức mua bán và thương nhân nhỏ lẻ (chợ, cửa hàng độc lập, hộ kinh doanh cá thể) không được định hình phát triển, không được tổ chức thành đối tượng của quản lý Nhà nước.
Theo PGS.TS Hoàng Thọ Xuân, điều này khiến cho nhận thức về lưu thông hàng hóa và thương mại của hầu hết doanh nghiệp nội đia chưa đầy đủ, rõ ràng và thiếu nhất quán.
Đồng tình với quan điểm này, ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho hay, nông dân sản xuất hầu hết không có hóa đơn chứng từ, không có quy trình an toàn thực phẩm. Như vậy, đầu vào cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam ở những sản phẩm nông nghiệp đang là thế mạnh bị hạn chế.
Chọn lối đi thích hợp
Thực tế cho thấy, bên cạnh việc nhiều thương hiệu bị mua lại thì vẫn có những doanh nghiệp trong nước đứng vững tiếp tục mở rộng hệ thống phân phối và khẳng định thương hiệu đối với người tiêu dùng Việt Nam.
Cụ thể là Sài Gòn Corp liên doanh với NTUC Singapore lập siêu thị Coop Xtra tại quận Thủ Đức (Tp. Hồ Chí Minh) có diện tích 25.000m2; mở trung tâm thương mại Sese City tại quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ có diện tích 22.000m2. Riêng số siêu thị của Sài Gòn Corp hiện đã lên tới 60 siêu thị.
Là một thương hiệu bán lẻ được nhiều người tiêu dùng trong nước biết đến, mạng lưới “Hapro” hiện đã có mặt trên 70 nước, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Giám đốc điều hành Tổng công ty Hapro bày tỏ, trong bối cảnh hội nhập, nếu doanh nghiệp không kiên trì theo đuổi, có hướng đi riêng và bảo vệ sẽ mất thương hiệu; dễ dàng bị các Tập đoàn nước ngoài mua lại.
Đối với khu vực nội thành, Hapro tập trung phát triển mạng lưới các cửa hàng tiện ích quy mô nhỏ còn tại các khu vực xa trung tâm, Hapro cho hình thành các siêu thị lớn tại những điểm nút giao thương và tránh các khu vực có sự hiện diện của các nhà phân phối nước ngoài.
Vì vậy, chỉ sau một năm thương hiệu Hapro Mart có mặt trên thị trường, Tổng công ty đã phát triển được chuỗi cửa hàng tiện ích gồm 18 địa điểm tại Hà Nội. Tại các tỉnh lân cận, Hapro cũng thành lập được 5 đại siêu thị. Bên cạnh đó, Hapro cũng xây dựng mối quan hệ hợp tác với các địa phương để tạo nguồn cung cấp hàng hóa cho cả hệ thống bán lẻ của Hapro.
Mô hình Tập đoàn
Theo ông Vũ Vinh Phú, bài toán hội nhập và cạnh tranh đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất, giảm bớt những khâu trung gian không cần thiết. Đưa thẳng hàng hóa từ sản xuất đến bán lẻ, nâng cao năng suất lao động, xây dựng thương hiệu cho hàng hóa nội địa, có như vậy mới phục vụ nguồn cung hàng hóa cho các doanh nghiệp bán lẻ tồn tại phát triển.
Còn PGS.TS Hoàng Thọ Xuân lại cho rằng, để tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp phân phối Việt cần phát triển mạnh đồng thời hai mạng lưới cửa hàng bán lẻ trực thuộc hệ thống phân phối của Tập đoàn, Tổng công ty và cửa hàng của hệ thống Tổng đại lý, đại lý bán lẻ đối với một số vật tư hàng hóa chiến lược.
Theo PGS.TS Hoàng Thọ Xuân, cần gắn kết các cửa hàng trực thuộc và cửa hàng của các đại lý, Tổng đại lý trong hệ thống phân phối của mình với quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh các mặt hàng chiến lược trên các địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đặc biệt, chú trọng đến các khu vực, vùng trọng điểm như khu sản xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế.
Cùng với việc phát triển một số hệ thống phân phối chủ lực về hàng tiêu dùng, hướng tới mô hình các tập đoàn phân phối mạnh, cần phát triển các mô hình phân phối văn minh, hiện đại, chất lượng dịch vụ cao tại các thị trường đô thị. Bên cạnh đó, phát triển hệ thống phân phối kết hợp siêu thị hiện đại gắn cung cấp vật tư và hàng tiêu dùng với thu mua nông sản thực phẩm trên thị trường nông thôn.
Ngoài ra, xây dựng mô hình trung tâm logistic kho bán buôn tạo tiền đề để xây dựng cơ chế chủ động điều tiết cung cầu bằng dự trữ lưu thông./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường bán lẻ Việt Nam: Cuộc chơi của những "ông lớn"
08:13' - 16/12/2015
Hệ thống phân phối thương mại của Việt Nam đang có nguy cơ "rơi" vào tay những tập đoàn lớn. Điều này được minh chứng bằng những làn sóng mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực bán lẻ ngày càng sôi động.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam trong top 5 thị trường bán lẻ phát triển nhất châu Á
14:49' - 09/12/2015
Việt Nam nằm trong top 5 thị trường bán lẻ phát triển nhất châu Á. Đến năm 2020, tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ tăng gấp 3 lần và sẽ là nhóm khách hàng tiềm năng nhất cho các doanh nghiệp bán lẻ.
-
Kinh tế Thế giới
Tránh thâu tóm, nhà bán lẻ "nội" chọn cách hợp tác
12:45' - 28/11/2015
Để tránh bị thâu tóm theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé”, nhiều doanh nghiệp trong nước đã chọn cách hợp tác cùng phát triển
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07'
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03'
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04'
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39'
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38'
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
11:13'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Bulgaria: Hướng tới tầm cao mới trong hợp tác thương mại
09:48'
Việt Nam - Bulgaria là hai quốc gia có quan hệ truyền thống lâu đời. Từ những năm 1950, Bulgaria là một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố báo cáo kết quả rà soát, cắt giảm thủ tục kinh doanh ngành công thương
09:12'
Bộ Công Thương vừa công bố báo cáo kết quả rà soát, kiến nghị phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:50'
Sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.