Báo Anh: Những yếu tố thúc đẩy Việt Nam thành "điểm sáng" của châu Á
Bài báo khẳng định hiện Việt Nam đang thoát khỏi cuộc khủng hoảng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và ngày càng “tỏa sáng” hơn bao giờ hết.
Theo bài viết, Việt Nam nổi bật trong danh sách các quốc gia hiếm hoi ghi nhận tăng trưởng dương trong năm 2020.
Dù tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2020 chỉ là 2,91%, thấp hơn so với mức tăng trưởng trung bình 6%-7% của Việt Nam suốt nhiều năm qua, song vẫn vượt các nền kinh tế lớn khác ở châu Á và thu hút được sự chú ý trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Ngay cả trong thời kỳ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng COVID-19 trong quý II/2020, Việt Nam vẫn tăng trưởng dương và phục hồi nhanh chóng.
Bài viết chỉ ra những lý do giúp Việt Nam đạt được thành tích ấn tượng trên.
Trước hết, đó là khả năng ứng phó tốt với dịch COVID-19. Mặc dù có đường biên giới sát với Trung Quốc - nước phát hiện ca nhiễm đầu tiên virus SARS-CoV-2 trên thế giới, nhưng với các biện pháp quyết liệt, mau lẹ, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được dịch bệnh mà vẫn đảm bảo được tăng trưởng kinh tế.
Bài viết cho rằng việc Chính phủ Việt Nam hành động nhanh chóng, dứt khoát, nhất quán cùng với sự ủng hộ, đồng lòng từ phía người dân đã tạo nên thành công trong thời gian qua.
Đây là nền tảng vững chắc để các tập đoàn kinh tế lớn tin tưởng môi trường đầu tư tại quốc gia này. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp tại Việt Nam, trong đó có Dominic Scriven của Dragon Capital, Andy Ho và Khanh Vu của VinaCapital và Craig Martin của Dynam Capital, đều đánh giá cao những thành tích và nỗ lực của Việt Nam trong công tác chống dịch.
Bên cạnh đó, phải kể đến những nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư cho cơ sở hạ tầng.
Khả năng ngăn chặn đại dịch và nỗ lực duy trì mở cửa nền kinh tế là một trong những nguyên nhân quan trọng mang lại thành tích tốt cho Việt Nam trong năm 2020.
Trong bối cảnh đại dịch, nhiều công ty, tập đoàn đã lựa chọn nhiều nước khu vực Đông Nam Á là điểm đến đầu tư nhưng không phải quốc gia nào cũng có thể "hấp thụ" được nguồn lợi này.
Trong khi đó, Việt Nam đã có chiến lược chủ động, chuẩn bị những điều kiện quan trọng, nâng cao chuỗi giá trị sản xuất, từ việc thu hút việc đầu tư trong lĩnh vực dệt may cho đến giành được sự quan tâm từ các tập đoàn điện tử khổng lồ như Apple, Samsung...
Ngoài ra, trình độ giáo dục và kỹ năng của lực lượng lao động Việt Nam tương đối tốt và chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo bài viết, Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, lực lượng lao động dồi dào, có kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm.
Đây là nguồn lực giá trị thu hút sự quan tâm của các tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế. Bên cạnh đó, Việt Nam đã nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối tốt, đáp ứng nhu cầu phát triển dài hạn. Nếu trong quá khứ, cơ sở hạ tầng là một trong những điểm yếu lớn nhất của Việt Nam, thì hiện lĩnh vực này đã có thêm nhiều triển vọng.
Với những phân tích trên, bài viết lạc quan về khả năng Việt Nam sẽ tăng trưởng bền vững trong dài hạn và trở thành một trong những thị trường triển vọng nhất của châu Á./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia đánh giá cao nền kinh tế số của Việt Nam
21:48' - 08/03/2021
Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Indonesia Luhut Binsar Panjaitan đã đánh giá cao nền kinh tế số của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 16% trong năm 2020.
-
Kinh tế & Xã hội
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao kỹ năng và thái độ làm việc của kỹ sư Việt Nam
15:21' - 26/02/2021
Chia sẻ với Phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ông Iri Kazuaki, Giám đốc công ty Dentsu Nhật Bản cho biết các kỹ sư Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong hoạt động của công ty thời gian qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến
Fed: Kinh tế Mỹ bắt đầu tăng tốc vào mùa Xuân
11:23'
Ngày 14/4, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhận định nền kinh tế lớn nhất thế giới bắt đầu tăng tốc vào mùa Xuân nhờ niềm tin ngày càng tăng của người tiêu dùng.
-
Ý kiến
Cựu kiến trúc sư Amazon Web Services tiết lộ về hệ thống "siêu quản gia" của người Việt
11:01'
Với CiHMS, chúng tôi muốn giải bài toán hóc búa từ nhiều năm của hệ thống khách sạn, đó là một hệ thống quản lý vô cùng phức tạp.
-
Ý kiến
IMF: Kinh tế châu Âu cần hỗ trợ tài chính bổ sung
10:53'
Theo IMF, các nền kinh tế châu Âu cần sự hỗ trợ tài chính bổ sung trong năm nay và năm tới để ứng phó với những tác động dài hạn của cuộc khủng hoảng COVID-19.
-
Ý kiến
Tân Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Xây dựng hệ sinh thái phát triển kinh tế nông thôn
10:31'
Kinh tế nông thôn là một hệ sinh thái, là nền tảng để tạo điều kiện cho doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông thôn, tạo ra sự liên kết để thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.
-
Ý kiến
IAEA ủng hộ Nhật Bản xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển
07:39'
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) bày tỏ ủng hộ quyết định của Nhật Bản về việc xả nước thải đã qua xử lý từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển.
-
Ý kiến
Báo Anh ấn tượng với sự phát triển của Việt Nam
18:32' - 14/04/2021
Trang strifeblog.org của Anh ngày 13/4 đăng bài nhận định Việt Nam đang vươn lên với tư cách một cường quốc tầm trung, đặc biệt trong lĩnh vực chuỗi cung ứng toàn cầu và phát triển công nghệ 5G.
-
Ý kiến
Cần sớm xây dựng chính sách hỗ trợ để phát triển ô tô điện
09:07' - 14/04/2021
Chính phủ có thể xem xét giảm thuế nhập khẩu linh kiện cho xe điện, hỗ trợ cơ sở hạ tầng liên quan như cấp đất, miễn giảm thuế sử dụng đất cho nhà máy sản xuất ô tô...
-
Ý kiến
IMF kêu gọi gia tăng các nguồn lực tài chính để hỗ trợ kinh tế toàn cầu
06:30' - 14/04/2021
Kết thúc Hội nghị mùa Xuân, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) kêu gọi các nhà hoạch định chính sách tiếp tục chi tiền để hỗ trợ kinh tế toàn cầu và đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau.
-
Ý kiến
WB và GAVI hối thúc các nước chia sẻ vaccine ngừa COVID-19
14:28' - 13/04/2021
Chủ tịch WB David Malpass và Chủ tịch GAVI José Manuel Barroso đã hối thúc những nước thừa vaccine ngừa COVID-19 chia sẻ chế phẩm này với những nước khác càng sớm càng tốt.