Báo Đức ca ngợi hình mẫu chống COVID-19 của Việt Nam
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, bài báo thực hiện phân tích mô hình chống dịch của các nước giàu có với những nước nghèo và đang phát triển, cũng như những khác biệt trong hệ thống chính trị của các nước đối với hiệu quả phòng chống dịch.
Bài báo dẫn đánh giá của các chuyên gia cho biết, những nước nghèo đã thành công hơn trong việc phòng chống COVID-19 so với những nước giàu có, như Mỹ, đồng thời nhận định vấn đề hệ thống chính trị không mang tính quyết định, thay vào đó là sức sáng tạo và hiệu quả mới là điều quan trọng.
Theo bài báo, chưa thể xác thực ý tưởng cho rằng các nước phát triển có thể đối phó tốt hơn với đại dịch nhờ vào các thể chế vận hành tốt, nguồn tài chính dồi dào và mặt bằng giáo dục cao.
Trong khi số trường hợp mắc bệnh đang gia tăng ở hầu hết các nước châu Âu và một số bang của Mỹ, thì các nước châu Phi lại ghi nhận mức gia tăng thấp nhất trong nhiều tuần.
Việt Nam, Mông Cổ và Thái Lan hầu như đã quét sạch virus ở những nước này. Ý tưởng xét nghiệm gộp mẫu (Pool-Test), trong đó một phần các mẫu được lấy để gộp vào làm xét nghiệm trong khi phần còn lại được bảo quản để xét nghiệm lại nếu kết quả mẫu gộp dương tính, cho phép xét nghiệm nhiều người để kịp thời cách ly các trường hợp bị nhiễm và đặc biệt hiệu quả với những nước hạn chế về năng lực xét nghiệm.
Bài báo dẫn các đánh giá cho rằng Đức nên nhìn sang Việt Nam để thấy hiệu quả trong nỗ lực phòng chống dịch bệnh. Trong khi nước Đức đã ghi nhận gần 10.000 ca tử vong vì COVID-19 thì Việt Nam - quốc gia đông dân hơn với khoảng 100 triệu người – đến nay mới chỉ có tổng cộng 35 ca tử vong.
Câu hỏi đặt ra hồi đầu năm rằng liệu việc kiểm soát dịch có dễ dàng hơn với những nước có hệ thống chính trị đặc thù, đến nay đã được làm rõ.
Theo báo này, vấn đề hệ thống chính trị không mang tính quyết định. Những nước như Việt Nam, Trung Quốc, Singapore hay Hàn Quốc đã kiểm soát dịch tốt. Chính phủ các nước sớm có hành động nghiêm túc trước mối đe dọa của đại dịch và thông tin về nguy cơ này thường có lợi thế trong cuộc chiến chống COVID-19.
Ngoài ra, kinh nghiệm chống các đại dịch, như Hội chứng Viêm đường hô hấp cấp tính (SARS) năm 2003, cũng là yếu tố thuận lợi cho các nước trong xử lý dịch. Đó cũng là lý do giúp Chính phủ các quốc gia Đông Nam Á khống chế tốt dịch bệnh.
Theo một bài bái khác của FAZ số ra cùng ngày, các nước như Việt Nam, Thái Lan và Singapore hầu như không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng. Những nước này đã gặt hái thành công trước hết với việc đóng cửa biên giới và áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội.
Cho đến hiện nay, việc qua lại biên giới ở những nước này vẫn rất hạn chế, trừ những trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, những biện pháp này cũng tác động tới nền kinh tế các nước trong khu vực, đặc biệt với Thái Lan và Singapore. Với Việt Nam thì vấn đề khả quan hơn.
Bất chấp việc áp đặt những biệt pháp ngặt nghèo để chống dịch, Việt Nam vẫn kỳ vọng đạt mức tăng trưởng trên 2% trong năm nay. Thực tế, dịch bệnh COVID-19 cũng đã tác động tới những bộ phận dân chúng nghèo nhất trong khu vực.
Lần đầu tiên kể từ hàng chục năm qua, tỷ lệ nghèo đói trong khu vực tăng lên và theo Ngân hàng thế giới (WB), dịch bệnh có thể đẩy khoảng 38 triệu người ở khu vực Đông Á vào cảnh nghèo đói./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Đầu tư công đóng vai trò then chốt trong phục hồi hậu COVID-19
06:27' - 06/10/2020
Theo IMF, đầu tư công nên đóng vài trò trung tâm trong giai đoạn phục hồi ở cả các kinh tế mới nổi và phát triển sau thời gian suy giảm vì tác động của đại dịch COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới hậu COVID-19
11:13' - 02/10/2020
Theo bài viết mới đây trên trang tin asiatimes.com, Việt Nam sẽ nhanh chóng "tái xuất" trong thời kỳ hậu COVID-19 và trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất trên phạm vi toàn cầu.
-
Ý kiến và Bình luận
Triển vọng phục hồi của kinh tế Việt Nam sau dịch COVID-19
09:45' - 30/09/2020
Dưới tác động của đại dịch COVID-19, hầu hết các nền kinh tế đều được dự báo tăng trưởng âm. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn được các tổ chức quốc tế đưa ra những dự báo khá lạc quan.
-
Ý kiến và Bình luận
Kịch bản nào phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19?
20:54' - 29/09/2020
Liên tiếp thời gian gần đây, dự báo của các tổ chức quốc tế đều đánh giá khả quan về mức độ phục hồi của kinh tế Việt Nam sau đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ D. Trump cam kết đem lại những thay đổi lớn ngay ngày đầu nhậm chức
10:33' - 20/01/2025
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đưa ra hàng loạt cam kết mạnh mẽ về những thay đổi chính sách quan trọng trong một buổi mít tinh tại Washington vào tối trước ngày nhậm chức.
-
Kinh tế Thế giới
TikTok "tái xuất" tại Mỹ khiến cuộc cạnh tranh giữa các nền tảng chia sẻ video nóng lên
08:21' - 20/01/2025
Nền tảng chia sẻ video ngắn TikTok đã khôi phục dịch vụ tại Mỹ vào ngày 19/1, sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đã can thiệp trước khi ông nhậm chức vào ngày 20/1.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo tác động nhiệm kỳ hai Tổng thống Mỹ với các thị trường châu Á
20:59' - 19/01/2025
Nhiệm kỳ hai Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được dự báo sẽ gây ra những biến động mạnh trên thị trường châu Á nhất là sau khi các đe dọa về thuế quan của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ra mắt nền tảng giao dịch carbon quốc tế
17:39' - 19/01/2025
Bộ Môi trường Indonesia (KLH) cho biết sẽ chính thức ra mắt nền tảng giao dịch carbon quốc tế vào ngày 20/1, góp phần thúc đẩy các mục tiêu về khí hậu và phát triển bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Gập ghềnh hoạt động xuất khẩu của Hàn Quốc trong năm 2025
17:07' - 19/01/2025
Theo các nhà phân tích, triển vọng xuất khẩu năm 2025 của Hàn Quốc khá ảm đạm, bởi sự trì trệ của kinh tế Trung Quốc và biến động chính trị tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử D. Trump đến Washington, chuẩn bị cho lễ nhậm chức
13:21' - 19/01/2025
Dự kiến, ngày 19/1, tức một ngày trước lễ nhậm chức, ông Trump sẽ tổ chức buổi mít tinh mừng chiến thắng.
-
Kinh tế Thế giới
Doanh nghiệp Việt tại ASG có vai trò quan trọng để khai thác thị trường lẫn nhau
08:20' - 19/01/2025
Các doanh nghiệp tại Trung tâm Thương mại ASG có vai trò rất quan trọng để khai thác tiềm năng, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh giữa Việt Nam và Ba Lan để khai thác hiệu quả thị trường.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Tài chính Mỹ chuẩn bị áp dụng "các biện pháp đặc biệt" để tránh nguy cơ vỡ nợ
16:33' - 18/01/2025
Bộ Tài chính sẽ bắt đầu thực hiện "các biện pháp đặc biệt" vào tuần tới nhằm ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan có FTA đầu tiên với châu Âu
14:00' - 18/01/2025
Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), bao gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein, và Thái Lan sẽ ký Hiệp định tự do thương mại (FTA) tại thị trấn Davos của Thụy Sĩ vào ngày 23/1.