Báo Đức đánh giá kinh tế Việt Nam khởi sắc sau đại dịch COVID-19
Phóng viên TTXVN tại Đức dẫn bài viết cho biết trong năm 2021, Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc chiến chống COVID-19 do sự lây lan mạnh của biến thể Delta.
Giờ đây, quốc gia Đông Nam Á này đã mở cửa hoàn toàn, cả với du khách nước ngoài. Dù biến thể Omicron vẫn còn lây lan rộng, song Việt Nam đã chọn cách sống chung an toàn với dịch COVID-19.
Theo bài viết, trong tháng 3 vừa qua, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt mức cao kỷ lục với tổng trị giá 67,37 tỷ USD, trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 34,71 tỷ USD, vượt kỷ lục trước đó đạt được vào tháng 7/2021.
Theo truyền thống, tháng 7 sẽ là tháng bận rộn nhất trong năm bởi vào tháng này, các sản phẩm phục vụ dịp Giáng sinh sẽ được xuất khẩu sang châu Âu và châu Mỹ.
Do vậy, các nhà phân tích nhận định Việt Nam sẽ có một năm đạt kỷ lục mới. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 6,5% trong năm 2022.
Theo bài báo, các sản phẩm điện tử, nhất là điện thoại di động, là cơ sở cho sự bùng nổ xuất khẩu của Việt Nam.
Quốc gia này cũng đang mở rộng chuỗi cung ứng, tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi giá trị, thay vì chỉ lắp ráp điện thoại di động như trước đây. Ngành dệt may, vốn cần nhiều lao động, cũng đang có xu hướng khởi sắc.
Trong năm 2022, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), xuất khẩu hàng dệt may trong hai tháng đầu năm nay đạt gần 8,2 tỷ USD, tăng 59% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý I năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may dự kiến đạt 12,7 tỷ USD.
Hội Dệt May Thêu đan Thành phố Hồ Chí Minh (AGTEK) cho biết nhiều công ty dệt may đã nhận đủ đơn hàng để sản xuất tới giữa năm nay, một số công ty thậm chí có đơn hàng đến hết tháng 9.
Trong khi đó, ngày càng có nhiều công ty phải từ chối đơn hàng vì không có đủ nhân lực để sản xuất. Ngoài dệt may, các doanh nghiệp gỗ của Việt Nam cũng đã nhận được một số lượng lớn đơn đặt hàng, trong khi nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ đang vận hành hết công suất cho tới quý III/2022. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất thế giới.
Theo chuyên gia kinh tế Tim Lee Lahaphan của Ngân hàng Standard Chartered, ngày càng nhiều doanh nghiệp quốc tế có kế hoạch chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam - quốc gia được coi là trung tâm sản xuất hàng điện tử, dệt may và da giày trong khu vực.
Cũng theo bài báo, không chỉ ngành sản xuất và ngoại thương bùng nổ, du lịch nội địa của Việt Nam cũng đang rất khởi sắc. Cuối tuần qua là dịp nghỉ lễ kéo dài ở Việt Nam, trong đó nhiều chuyến bay, tàu hỏa đến các điểm du lịch gần như kín chỗ.
Lượng khách đi máy bay trong kỳ nghỉ lễ kéo dài cuối tuần ước tính tăng từ 25 - 30% so với tháng trước và tăng khoảng 90 - 95% so với cùng kỳ năm ngoái.
Từ giữa tháng 3 vừa qua, Việt Nam thông báo mở cửa biên giới cho du khách quốc tế, nối lại hoàn toàn các hoạt động du lịch quốc tế cũng như dỡ bỏ các quy định về cách ly đối với du khách nhập cảnh. Du lịch có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam.
Trước đại dịch, năm 2019, du lịch chiếm 9,2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam, với trên 18 triệu lượt du khách quốc tế. Chính phủ Việt Nam mong muốn thúc đẩy sớm phục hồi du lịch để bù lại những thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra trong hai năm qua./.
- Từ khóa :
- kinh tế việt nam
- gdp việt nam
- covid 19
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Chứng khoán Việt Nam chào tháng 5 trong sắc đỏ, VN-Index giảm hơn 18 điểm
15:55' - 04/05/2022
Tâm lý tiêu cực vẫn đè nặng lên thị trường, thanh khoản cũng ở mức thấp và không có dấu hiệu cải thiện so với trước kỳ nghỉ lễ.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam nổi lên là một nền kinh tế triển vọng quan trọng của Đông Nam Á
19:48' - 03/05/2022
Hai chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng tiền nhiệm Yoshihide Suga năm 2020 đã phản ánh Việt Nam nổi lên là một trong những nền kinh tế triển vọng quan trọng của Đông Nam Á.
-
Doanh nghiệp
Việt Nam - Nhật Bản hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
11:15' - 02/05/2022
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) và Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) đã trao Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo.
-
Ý kiến và Bình luận
Khủng hoảng Nga - Ukraine: Gia tăng áp lực lạm phát đối với kinh tế Việt Nam
10:15' - 02/05/2022
Khủng hoảng Nga - Ukraine là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng thêm giá hàng hóa trên thị trường thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25' - 24/11/2024
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21' - 24/11/2024
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26' - 24/11/2024
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44' - 24/11/2024
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55' - 24/11/2024
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06' - 24/11/2024
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50' - 24/11/2024
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.