Bảo vệ lợi ích hàng hóa xuất khẩu tại thị trường EU
Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), đến nay Liên minh châu Âu (EU) đã điều tra 14 vụ việc phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bao gồm 6 vụ điều tra chống bán phá giá, 1 vụ điều tra chống trợ cấp, 6 vụ việc điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại, 1 vụ điều tra tự vệ. Đáng lưu ý, từ năm 2018 trở lại đây, EU không khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam mà chỉ tiến hành rà soát các vụ việc trước đây.
Cũng theo Cục Phòng vệ thương mại, các mặt hàng EU điều tra tương đối đa dạng bao gồm giày dép, sản phẩm thép đèn huỳnh quang, vòng khuyên kim loại, bật lửa gia.
Đặc biệt, mặc dù dịch COVID-19 kéo dài đã tác động không nhỏ tới các quốc gia nhưng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đạt 35,1 tỷ USD, chiếm 14,43% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Tại thị trường EU, hiện nay Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhiều thứ 3 với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chỉ sau Hoa Kỳ và Ấn Độ. Thống kê từ Cục Phòng vệ thương mại, Thổ Nhĩ Kỳ đã điều tra 23 vụ việc phòng vệ thương mại bao gồm 8 vụ điều tra chống bán phá giá, 6 vụ điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại, 9 vụ điều tra tự vệ. Năm 2020, Thổ Nhĩ Kỳ đã khởi xướng điều tra 2 vụ việc phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Các chuyên gia thương mại cũng chỉ ra rằng, hầu hết các mặt hàng bị Thổ Nhĩ Kỳ điều tra chủ yếu là cá sản phẩm thép, sợi, ngoài ra còn có một số sản phẩm khác như săm lốp xe đạp, dây cu roa, điện thoại. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ đạt hơn 980,6 triệu USD, chiếm 0,35% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; trong đó kim ngạch bị ảnh hưởng bởi các vụ kiện phòng vệ thương mại khởi xướng mới hoặc rà soát 2020 khoảng 40 triệu USD. Để thực thi các cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA), Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 30/2020/TT-BCT hướng dẫn thực hiện một số nội dung về phòng vệ thương mại theo Hiệp định này. Thông tư gồm 4 chương, 11 điều hướng dẫn việc xem xét lợi ích kinh tế, xã hội và áp dụng quy tắc thuế thấp hơn trong điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp; đồng thời quy định về điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ song phương trong trường hợp hàng hóa nhật khẩu từ các quốc gia thành viên EU vào Việt Nam gia tăng đột biến do kết quả của việc giảm thuế theo Hiệp định EVFTA, gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đã đẩy mạnh triển khai hệ thống cảnh báo sớm theo Đề án “Xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệt thương mại”; Đề án “Tăng cường quản lý nhà nước và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ” cũng như đưa ra các giải pháp, phương án tư vấn cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nhằm tránh bị các nước khác điều tra phòng vệ thương mại, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.Tuy nhiên, trong bối cảnh các nền kinh tế toàn cầu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 cùng với việc hàng xuất khẩu của Việt Nam đang rộng mở cơ hội vào châu Âu sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực nhưng đi kèm là nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại từ thị trường này cũng sẽ rất lớn.
Vì vậy, theo ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng , để bảo vệ lợi ích cho hàng xuất khẩu Việt Nam, các hoạt động cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại là các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, chống bán phá giá từ thị trường EU với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ được Cục Phòng vệ thương mại quan tâm và đẩy mạnh. Cùng với đó, Cục sẽ tiếp tục theo dõi và nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, nhất là ngăn chặn tình trạng lẩn tránh các biện pháp này; tăng cường theo dõi, nghiên cứu và phân tích thay đổi chính sách, pháp luật và thông lệ điều tra của các đối tác, thị trường trọng điểm là EU. Theo ông Lê Triệu Dũng, trong kế hoạch các nhóm nhiệm vụ trọng tâm năm 2022, Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh phải tận dụng triệt để, hiệu quả các Hiệp định; trong đó có EVFTA để mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu; đa dạng hóa đối tác, nguồn hàng, hạn chế sự phụ thuộc vào một số thị trường. Đặc biệt, chủ trương mà Bộ Công Thương đề ra đó là thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, ngừa, nâng cao năng lực phòng vệ thương mại, cảnh báo sớm và giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư quốc tế, bảo vệ hợp lý các ngành sản xuất trong nước và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp. Mặt khác, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện thể chế để triển khai hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về việc chủ động hoàn thiện hệ thống phòng vệ thương mại; nhất là củng cố cơ chế phối hợp thống nhất, xuyên suốt xử lý các vụ việc phòng vệ thương mại giữa các bộ, ngành trung ương và địa phương; giữa các cơ quan trong nước và ngoài nước; giữa các cơ quan quản lý nhà nước và hiệp hội ngành hàng. Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả các Đề án Xây dựng và vận hành hiệu quả Hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại; Chương trình tổng thể về sử dụng và ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm hỗ trợ phát triển một số ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2018-2020, xét đến năm 2025… cũng như tuyên truyền tới cộng đồng doanh nghiệp các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích của hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Rà soát thuế chống bán phá giá một số sản phẩm plastic làm từ polyme propylen nhập khẩu
20:16' - 27/09/2021
Bộ Công Thương cho biết: Bộ sẽ tiến hành rà soát mức thuế chống bán phá giá đang áp dụng với một số sản phẩm plastic làm từ polyme propylen nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Khởi xướng điều tra chống bán phá giá sợi Elastomeric Filament yarn từ Việt Nam
21:19' - 02/04/2025
Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sợi Elastomeric filament yarn có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
-
DN cần biết
Khánh Hòa khởi công xây dựng Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng
21:09' - 02/04/2025
Chiều 2/4, tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Lễ động thổ xây dựng Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng nằm trong Khu kinh tế Vân Phong.
-
DN cần biết
Đề xuất đầu tư gần 30.000 tỷ đồng mở rộng nhà máy Alumin Nhân Cơ
17:14' - 02/04/2025
Dự án nhà máy alumin Nhân Cơ (hiện tại) là 1 trong 2 dự án thí điểm của ngành khai thác quặng bô xít để sản xuất alumin, tiến tới sản xuất nhôm trên cả nước.
-
DN cần biết
Khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam- Vietnam Expo 2025
11:30' - 02/04/2025
Tiếp nối thành công của các kỳ hội chợ trước, Vietnam Expo 2025 đã thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Việt Nam "chinh phục" thị trường Bỉ: Câu chuyện thành công đầy cảm hứng
18:17' - 01/04/2025
Các doanh nghiệp Việt Nam đã mang đến những câu chuyện thành công đầy cảm hứng, thể hiện sự năng động, sáng tạo và khát vọng vươn tầm quốc tế.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3
15:32' - 01/04/2025
VILOG 2025 dự kiến sẽ mở rộng đáng kể về quy mô và chất lượng với sự tham gia từ doanh nghiệp quốc tế, tăng cường cơ hội kết nối, trở thành đòn bẩy thúc đẩy đổi mới và hợp tác trong ngành logistics
-
DN cần biết
Nhật Bản: Niềm tin kinh doanh của các nhà sản xuất lớn sụt giảm
11:45' - 01/04/2025
Theo kết quả khảo sát Tanka do BoJ công bố ngày 1/4, niềm tin kinh doanh của các nhà sản xuất lớn tại Nhật Bản trong tháng 3/2025 đã giảm xuống mức 12, thấp hơn so với mức 14 của ba tháng trước đó.
-
DN cần biết
Phát triển du lịch Bình Định kết nối đường sắt Đà Nẵng và Khánh Hòa
22:13' - 31/03/2025
Ngày 31/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “Liên kết phát triển sản phẩm du lịch Bình Định và kết nối sản phẩm du lịch đường sắt Đà Nẵng, Khánh Hòa”.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao cơ hội hợp tác đầu tư tại tỉnh Long An
22:02' - 31/03/2025
Doanh nghiệp Nhật Bản chia sẻ lý do họ chọn đầu tư vào Long An là nhờ sự hướng dẫn và hỗ trợ nhiệt tình từ chính quyền địa phương, trong khi thủ tục hành chính đơn giản hóa, cấp phép nhanh chóng.